Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan đầu mối Quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) và hệ thống giám sát dịch bệnh truyền nhiễm Việt Nam, trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, trong đó ghi nhận các bệnh nguy hiểm mới nổi như: dịch Ebola tại Công hòa Công Gô, dịch MERS-CoV tại một số quốc gia khu vực Trung Đông, bệnh bại liệt tại Philippines, Myanmar, Trung Quốc, Sốt vàng tại một số quốc gia khu vực Nam Mỹ và châu Phi, dịch tả tại Sudan, một số trường hợp viêm phổi cấp nghi do vi rút chưa xác định tác nhân gây bệnh tại Trung Quốc.
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan đầu mối Quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) và hệ thống giám sát dịch bệnh truyền nhiễm Việt Nam, trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, trong đó ghi nhận các bệnh nguy hiểm mới nổi như: dịch Ebola tại Công hòa Công Gô, dịch MERS-CoV tại một số quốc gia khu vực Trung Đông, bệnh bại liệt tại Philippines, Myanmar, Trung Quốc, Sốt vàng tại một số quốc gia khu vực Nam Mỹ và châu Phi, dịch tả tại Sudan, một số trường hợp viêm phổi cấp nghi do vi rút chưa xác định tác nhân gây bệnh tại Trung Quốc.
Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt trong dịp đầu năm mới 2020, đón Tết Canh Tý, sự giao lưu, đi lại, thương mại giữa các nước ngày càng gia tăng, nhiều nguy cơ các dịch bệnh xâm nhập vào nước ta qua các cửa khẩu. Để chủ động phát hiện sớm, ngăn chặn trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm qua các cửa khẩu, thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 19/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết nguyên đán Canh Tý và Công văn số 1696/TTg-KGVX ngày 17/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân, ngày 03/01/2020 Cục Y tế dự phòng đã có công văn 02/DP-DT về việc tăng cường công tác kiểm dịch y tế phòng chống dịch bệnh lan truyền qua cửa khẩu đề nghị đồng chí Giám đốc Trung tâm Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế chỉ đạo một số hoạt động sau:
1. Thực hiện nghiêm túc các hoạt động kiểm dịch y tế quy định tại Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.
2. Tăng cường thực hiện việc kiểm dịch y tế đối với người, phương tiện nhập cảnh, quá cảnh và hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh truyền nhiễm; phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh (nếu có), cách ly và xử lý kịp thời, đồng thời có báo cáo cho các cơ quan quản lý để phối hợp chỉ đạo giải quyết.
3. Phối hợp với các đơn vị liên quan tại cửa khẩu tăng cường giám sát bệnh truyền nhiễm, gia cầm nhập lậu, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc vận chuyển qua biên giới và chủ động triển khai các biện pháp phòng chống hiệu quả.
4. Triển khai các hoạt động truyền thông, khuyến cáo tại các cửa khẩu về phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi phù hợp với tình hình hiện nay và chủ động tư vấn về các biện pháp phòng bệnh đối với các trường hợp đi cùng hoặc có tiếp xúc gần với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh (nếu có) về từ vùng dịch.
5. Phối hợp với Ban quản lý cửa khẩu và các đơn vị liên quan kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại các cửa khẩu, rà soát, cập nhật kế hoạch đáp ứng các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp tại khu vực cửa khẩu để sẵn sàng đáp ứng trong các trường cần thiết.
6. Có kế hoạch, phân công cán bộ, tổ chức trực đầy đủ trong thời gian Tết nguyên đán, gửi danh sách trực về Cục Y tế dự phòng để tổng hợp.
7. Nghiêm túc thực hiện việc thông tin, báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế theo đúng quy định.
Ban quản lý trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng
Admin