​Số mắc cúm năm 2019 ở mức thấp và chưa ghi nhận sự bất thường về vi rút cúm

01/01/2020 In bài viết

_
           Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là chăm sóc, nâng cao thể trạng, theo dõi sức khỏe để không bội nhiễm và không lây bệnh cho người khác. Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là chủ động tiêm vắc xin cúm để phòng bệnh.
           Theo Trung tâm Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), từ năm 2010 trở lại đây, mỗi năm trên thế giới có khoảng 9 - 45 triệu trường hợp mắc cúm với khoảng trên 61.000 trường hợp tử vong do biến chứng viêm phổi do cúm.
           Hàng năm ở Việt Nam trung bình có trên 800.000 người mắc cúm, số mắc thường gia tăng vào các thời điểm giao mùa. Theo số liệu giám sát năm 2019, tính đến đầu tháng 12 có trên 400.000 người mắc cúm, thấp hơn rất nhiều so với số mắc trung bình hàng năm và thấp hơn 15% so với cùng kỳ 2018. Hiện chưa ghi nhận sự bất thường về số lượng mắc cũng như chủng vi rút cúm. Theo kết quả giám sát trọng điểm bệnh cúm tại khu vực miền Bắc, chủng gây bệnh chủ yếu là chủng cúm A(H1N1) và cúm B. Hiện chưa ghi nhận thấy chủng vi rút cúm mới cũng như chưa thấy có sự đột biến gen làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng vi rút cúm lưu hành trên người tại Việt Nam.
          Hiện nay đang là mùa đông xuân, thời tiết lạnh ẩm, ô nhiễm môi trường, tập trung đông người tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm phát triển và lây lan. Để chủ động phòng chống cúm mùa, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
         1. Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm. 
        2. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
         3. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
        4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.
         5. Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc.
          6. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
 Ban biên tập Trang thông tin điện tử của Cục Y tế dự phòng

Admin

Tin tức liên quan

Tập huấn nâng cao kỹ năng phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho ngư dân xã Phú Diên

Ngày 09 tháng 4 năm 2019, tại hội trường UBND xã Phú Diên-huyện Phú Vang, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, UBND xã Phú Diên và Trạm Y tế, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống bệnh nghề nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho ngư dân và lực lượng lao động nghề biển trên địa bàn. Đây cũng là một trong các hoạt động của Đề án Y tế Biển đảo của tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai tại địa phương này.

Xem chi tiết Next

Chưa xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cấp tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

Theo các nguồn tin, trong tháng 12/2019, Trung Quốc ghi nhận các trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân ở các cơ sở y tế tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Tính đến ngày 31/12/2019, đã ghi nhận 27 trường hợp mắc, trong đó có 7 trường hợp trong tình trạng nặng, các trường hợp khác sức khỏe ổn định, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Xem chi tiết Next

Sở Y tế làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật về công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và tiêm chủng mở rộng

Vừa qua, đoàn công tác của Sở Y tế do BS.CKI Huỳnh Văn Nhanh, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Giám đốc, lãnh đạo các khoa/phòng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) về công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, tiêm chủng mở rộng và một số chương trình, dự án liên quan. Buổi làm việc cũng nhằm tìm hiểu, nắm bắt tình hình hoạt động chuyên môn, qua đó để Sở Y tế có định hướng, kịp thời chỉ đạo cũng như tháo gỡ khó khăn của CDC, đặc biệt là sau khi sáp nhập thêm hai đơn vị Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động & Môi trường vào CDC kể từ ngày 1/7/2019.

Xem chi tiết Next

Công văn Cục Y tế dự phòng về việc tăng cường công tác kiểm dịch y tế phòng chống dịch bệnh lan truyền qua cửa khẩu.

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan đầu mối Quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) và hệ thống giám sát dịch bệnh truyền nhiễm Việt Nam, trong thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, trong đó ghi nhận các bệnh nguy hiểm mới nổi như: dịch Ebola tại Công hòa Công Gô, dịch MERS-CoV tại một số quốc gia khu vực Trung Đông, bệnh bại liệt tại Philippines, Myanmar, Trung Quốc, Sốt vàng tại một số quốc gia khu vực Nam Mỹ và châu Phi, dịch tả tại Sudan, một số trường hợp viêm phổi cấp nghi do vi rút chưa xác định tác nhân gây bệnh tại Trung Quốc.

Xem chi tiết Next
Thong ke