NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ VIÊM NÃO VI RÚT VÀ VIÊM NÃO NHẬT BẢN
_
Xem chi tiếtThứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
26/05/2015 In bài viết
Mạng lưới đào tạo dịch tễ học thực địa ASEAN+3 (ASEAN+3 FETN) đã được thành lập năm 2011 với sự tham gia của các Chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa (FETP) của các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc với mục đích thúc đẩy hợp tác đào tạo và hỗ trợ nâng cao năng lực quốc gia về đào tạo dịch tễ học thực địa trong khu vực và thống nhất tổ chức họp luân phiên hàng năm tại các nước thành viên do nước chủ nhà làm chủ trì cuộc họp để đánh giá kết quả hoạt động, hỗ trợ và phát triển các chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa, kết nối các hoạt động và chia sẻ thông tin về kết quả thực hiện của các nước thành viên trong Mạng lưới ASEAN+3 FETN cùng với các tổ chức và đối tác quốc tế.
Năm 2015, Việt Nam vinh dự là nước chủ trì cuộc họp Ban điều hành Mạng lưới ASEAN+3 FETN; cuộc họp được tổ chức vào ngày 21-22/5/2015 thành phố Hạ Long, Quảng Ninh với sự tham gia của trên 70 đại biểu từ các nước thành viên ASEAN+3 FETN (Cambodia, China, Indonesia, Japan, Lao PDR, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand, Việt Nam) và các tổ chức quốc tế là đối tác phát triển của tổ chức ASEAN+3 FETN (ADB, MBDS, USAID, USCDC, SAFETYNET, SEAOHUN, WHO).
Phát biểu khai mạc tại Cuộc họp Mạng lưới ASEAN+3 FETN lần thứ 6 tại Việt Nam, 2015, PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Giám đốc Chương trình FETP Việt Nam đã đánh giá cao vai trò của Chương trình FETP tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực trong việc tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ có kỹ năng thực hành tốt trong công tác đáp ứng, điều tra dịch bệnh phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vùng, miền, địa phương, bù đắp được những vấn đề mà các cán bộ y tế còn thiếu trong quá trình học tập tại các trường đại học. Từ khi thành lập năm 2007 đến nay, Chương trình FETP Việt Nam đã đạt được những thành quả tích cực trong việc triển khai hoạt động đào tạo FETP tại Việt Nam, cụ thể đã tổ chức được 6 khóa đào tạo dài hạn 2 năm với 36 học viên, trong đó 15 học viên đã hoàn thành khóa học, đã tổ chức được 18 khóa đào tạo ngắn hạn 3 tuần với sự tham gia của 339 học viên là cán bộ y tế dự phòng tại các tỉnh, thành phố, đã tổ chức được 4 khóa đào tạo 3 tháng theo hướng Một sức khỏe với sự tham gia của 79 cán bộ y tế và thú y trong công tác điều tra, đáp ứng dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người tại các tỉnh, thành phố. Đặc biệt các học viên Chương trình FETP đã tích cực tham gia đăng ký các báo cáo khoa học tại các Hội nghị khoa học quốc tế về y tế công cộng, đến nay đã có 70 bài viết được chấp nhận trình bày tại các hội nghị quốc tế (TEPHINET toàn cầu, TEPHINET khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Hội nghị IECID, ESCADE, ...) được các nhà khoa học đánh giá cao về sự tham gia tích cực và đóng góp vào sự thành công của các Hội nghị khoa học quốc tế. Đồng thời Chương trình cũng đã tổ chức các Hội nghị khoa học trong nước nhằm khuyến khích sự tham gia viết các báo cáo khoa học và thiết lập mạng lưới giữa các học viên trong việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Tham dự cuộc họp, các nước thành viên đã chia sẽ những thành tựu, những bài học kinh nghiệm trong qua trình triển khai Chương trình FETP tại các nước; mặc dù việc triển khai Chương trình FETP tại các nước còn nhiều khác nhau, cả về mô hình lẫn phương thức triển khai song nguyên tắc đào tạo “học thông qua thực hành” và tập trung vào các nội dung “đáp ứng, điều tra dịch bệnh” đều được các nước thực hiện một cách nghiêm túc nhằm nâng cao kỹ năng thực hành cho các cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống dịch bệnh. Tại cuộc họp, các nước thành viên, các tổ chức quốc tế cũng chia sẻ những thông tin về tình hình dịch bệnh Ebola trên thế giới, các kế hoạch và hành động đáp ứng của các nước để sẵn sàng đáp ứng và ngăn chặn dịch Ebola không xâm nhập vào các nước trong khu vực trong đó nhấn mạnh vai trò về đánh giá nguy cơ và truyền thông nguy cơ trong công tác đáp ứng với các bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi. Trong giai đoạn 2012-2015, Mạng lưới ASEAN+3 FETN đã triển khai các hoạt động chung giữa các quốc gia thành viên, trong đó tập trung vào 3 lĩnh vực: (1) xây dựng năng lực, (2) hợp tác phát triển, (3) xây dựng chính sách, truyền thông và trao đổi thông tin. Trên cơ sở đó, 18 hoạt động chung trong khu vực đã được triển khai trong đó có 14 hoạt động đã hoàn thành, hiện có 6 hoạt động đã và đang thực hiện được tiếp tục đề nghị triển khai trong năm 2015 và những năm tiếp theo.
Trước đó, trong 3 ngày 18-20/5/2015 các nước thành viên ASEAN+3 FETN đã tổ chức Hội thảo diễn tập phòng chống dịch bệnh Ebola với tình huống là đã ghi nhận các ca bệnh xâm nhập và bùng phát tại các nước trong khu vực. Hội thảo đã đưa ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất ASEAN+3 FETN một số hoạt động đưa vào hoạt động chung của của mạng lưới trong thời gian tới.
Sau hai ngày làm việc tích cực, Cuộc họp Mạng lưới ASEAN+3 FETN lần thứ 6 tại Việt Nam đã thành công tốt đẹp, các đại biểu đã thống nhất khẳng định vai trò quan trọng và những đóng góp của của mạng lưới ASEAN+3 FETN trong việc hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của chương trình FETP cũng như tăng cường năng lực hệ thống y tế dự phòng của các của các nước trong khu vực. Cuộc họp thống nhất tiếp tục mở rộng và kéo dài các hoạt động của mạng lưới trong giai đoạn 2012-2015 đến năm 2017 gồm các hoạt động: (1) tiếp tục các hoạt động trao đổi giảng viên và học viên, (2) tổ chức các cuộc họp thường niên Ban điều hành mạng lưới ASEAN+3 FETN), (3) hàng quý chia sẻ thông tin hoạt động của các Chương trình, (4) tăng cường hợp tác với các đối tác phát triển, (5) tham gia các hội nghị khoa học quốc tế, (6) thúc đẩy việc đăng các bài viết trên các tạp chí quốc tế và vận động chính sách; và bổ sung các nội dung hoạt động được đề xuất từ kết quả cuộc Hội thảo diễn tập phòng chống dịch Ebola (18-20/5/2015) gồm các hoạt động: (1) chia sẻ thông tin (dưới hình thức tự nguyện, không chính thức), (2) phối hợp tìm kiếm ca bệnh và các trường hợp tiếp xúc, (3) phối hợp giữa các nước trong điều tra các ổ dịch, (4) tăng cường năng lực đánh giá nguy cơ và truyền thông nguy cơ. Cuộc họp cũng đã thống nhất đề xuất thiết lập một cơ chế hoạt động mới của mạng lưới nhằm tạo thuận lợi hơn nữa trong việc huy động các nguồn tài trợ và hỗ trợ cho các nước thành viên một cách thuận tiện. Các nội dung này sẽ được trình lên cuộc họp Nhóm chuyên gia các nước ASEAN về phòng chống dịch bệnh (AEGCD) dự kiến họp vào tháng 8/2015 tại Brunei.
Tham dự cuộc họp, các Tổ chức quốc tế là đối tác phát triển của mạng lưới ASEAN+3 FETN cũng đánh giá cao sự nỗ lực của mạng lưới ASEAN+3 FETN cũng như các nước thành viên và cam kết sẽ tiếp tục phối hợp với các nước thành viên cũng như cơ quan điều phối ASEAN+3 FETN trong việc tăng cường năng lực phòng chống dịch bệnh tại các nước nước cũng như tăng cường sự kết nối của các nước trong khu vực.
Admin
Bộ Y tế Hàn Quốc, Cơ quan IHR_NFP thông báo cho WHO ngày 20/5/2015 về việc nước này khẳng định kết quả dương tính (+) với trường hợp đầu tiên nhiễm MERS-CoV bởi Phòng xét nghiệm quốc gia. Ngày 21/5/2015 bệnh phẩm của 02 người khác gồm Vợ của trường hợp đầu tiên trở về cùng chồng từ Bahrain, 63 tuổi và một bệnh nhân khác, nam giới, 76 tuổi, người chung phòng với trường hợp đầu tiên khi cùng nhập bệnh viện. Như vậy, Hàn Quốc là quốc gia Đông Á ghi nhận 03 người nhiễm MERS-CoV.
Xem chi tiết