​Đẩy mạnh ứng dụng phần mềm trong quản lý tiêm chủng

28/04/2016 In bài viết

_

 

(Chinhphu.vn)- Là một thành phố đông dân cư, Hà Nội gặp không ít khó khăn trong việc quản lý đối tượng tiêm chủng. Vì vậy, việc triển khai ứng dụng phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại Hà Nội là vô cùng cần thiết.

Sáng ngày 26/4, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội phối hợp với Trung tâm Giải pháp CNTT và Viễn thông Viettel tổ chức lớp tập huấn sử dụng phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia cho cán bộ y tế thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội và các trung tâm y tế của 30 quận, huyện, thị xã. Tham dự lớp tập huấn có TS. Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế; BS. Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội; ThS. Khổng Văn Đông, Giám đốc Dự án Trung tâm giải pháp CNTT và Viễn thông Viettel. Lớp tập huấn sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 26 - 28/4.
 
TS. Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng phát biểu khai mạc

Được biết, việc ứng dụng này nhằm đẩy mạnh việc quản lý, theo dõi quá trình tiêm chủng của một người từ khi sinh ra đến suốt đời, kịp thời cung cấp thông tin cần thiết về tiêm chủng cho người dân. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý y tế là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển.

Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia còn nhằm mục tiêu quản lý tổng thể, toàn diện công tác tiêm chủng được thuận tiện, chính xác, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tiêm chủng. Hệ thống sẽ được sử dụng tại tất cả các đơn vị y tế từ Trung ương đến tỉnh/thành phố, quận/huyện, xã/phường có liên quan đến công tác tiêm chủng.

Phát biểu tại lớp tập huấn, TS. Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đề nghị Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Y tế Hà Nội và sự tham gia tích cực của các đơn vị hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia sẽ được áp dụng hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho công tác tiêm chủng tại Hà Nội. Đồng thời đề nghị các học viên tham dự tích cực, nắm bắt các thông tin và kỹ năng cơ bản để có thể vận hành thành thạo hệ thống và các học viên có nhiệm vụ tập huấn sử dụng phần mềm quản lý tiêm chủng cho các cán bộ y tế tuyến xã, phường theo thẩm quyền quản lý.


Các đại biểu tham dự buổi tập huấn


Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia về cơ bản đã hoàn thành bao gồm 6 phân hệ chính với 16 chức năng. Hệ thống này đã được triển khai thí điểm tại tỉnh Bắc Ninh và đảm bảo hoạt động tốt. Trong thời gian tới, hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia sẽ được triển khai trên phạm vi toàn quốc.


Ban Biên tập: vncdc.gov.vn
Nguồn tin: Tú Mai - Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Admin

Tin tức liên quan

Hội nghị đào tạo dịch tễ học thực địa Việt Nam lần thứ IV

Trong bối cảnh dịch bệnh truyền nhiễm ngày càng có chiều hướng diễn biến phức tạp và khó lường, để đáp ứng nhu cầu về nhân lực y tế dự phòng có đủ kiến thức và kỹ năng thực hành đặc biệt là các cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã triển khai nhiều hình thức đào tạo, trong đó Chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa với trọng tâm đào tạo cán bộ có kỹ năng thực hành thành thực địa thông qua việc tham gia giám sát, ứng phó và giải quyết đáp ứng các dịch bệnh và vấn đề y tế công cộng xảy ra tại cộng đồng

Xem chi tiết Next

Ghi nhận sự xuất hiện vi rút Parecho tại Úc

Vi rút Parecho ở người (HPeV1 và HPeV2) được phân lập đầu tiên năm 1956. Vi rút Parecho thuộc họ Piconaraviridae, có 6 týp vi rút gồm (Human Parechoviruses -HPeV) HPeV1, HPeV2, HPeV3, HPeV4, HPeV5 và HPeV6. Parecho là một loại vi rút liên quan chặt chẽ với vi rút Entero.

Xem chi tiết Next

Ngày Thế giới phòng chống sốt rét năm 2016 - Loại trừ sốt rét cho cuộc sống tốt đẹp hơn

Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống sốt rét (25/4) năm nay tại Việt Nam, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Mít tinh phát động truyền thông nhân Ngày Thế giới phòng chống sốt rét vào ngày 25/4 tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa với sự tham dự của hơn 700 người nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống sốt rét và các biện pháp hiệu quả phòng chống sốt rét, hướng tới mục tiêu loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030.

Xem chi tiết Next
Thong ke