​Hội nghị đào tạo dịch tễ học thực địa Việt Nam lần thứ IV

28/04/2016 In bài viết

Trong bối cảnh dịch bệnh truyền nhiễm ngày càng có chiều hướng diễn biến phức tạp và khó lường, để đáp ứng nhu cầu về nhân lực y tế dự phòng có đủ kiến thức và kỹ năng thực hành đặc biệt là các cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã triển khai nhiều hình thức đào tạo, trong đó Chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa với trọng tâm đào tạo cán bộ có kỹ năng thực hành thành thực địa thông qua việc tham gia giám sát, ứng phó và giải quyết đáp ứng các dịch bệnh và vấn đề y tế công cộng xảy ra tại cộng đồng

Vừa qua Cục Y tế dự phòng đã phối hợp với tổ chức SAFETYNET, WHO và USCDC tổ chức Hội nghị đào tạo dịch tễ học thực địa lần thứ IV tại Thành phố Đà Nẵng từ ngày 20/4/2016 đến 22/4/2016.

        

Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Đặng Quang Tấn phát biểu khai mạc tại Hội nghị.

 

Hội nghị có sự tham gia của Cục An toàn thực phẩm, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, đại diện các tổ chức SAFETYNET, FETN, USCDC, WHO, PATH, FETP Philipines, FETP Thái Lan, FETP Australia, Mạng lưới các Trường Đại học Y tế công cộng (VOHUN) và một số đơn vị thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.

Trong bối cảnh dịch bệnh truyền nhiễm ngày càng có chiều hướng diễn biến phức tạp và khó lường, để đáp ứng nhu cầu về nhân lực y tế dự phòng có đủ kiến thức và kỹ năng thực hành đặc biệt là các cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã triển khai nhiều hình thức đào tạo, trong đó Chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa với trọng tâm đào tạo cán bộ có kỹ năng thực hành thành thực địa thông qua việc tham gia giám sát, ứng phó và giải quyết đáp ứng các dịch bệnh và vấn đề y tế công cộng xảy ra tại cộng đồng. Chương trình được triển khai từ năm 2007 và đã dần khẳng định được vai trò của chương trình, sự tin tưởng trong việc nâng cao chất lượng cán bộ y tế dự phòng ở tất cả các tuyến. Các học viên sau khi hoàn thành khóa học đã tham gia tích cực và có hiệu quả công tác giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch, và tham gia phòng chống dịch bệnh xảy ra ở địa phương và hình thành mạng lưới dịch tễ học thực địa trong toàn quốc và kết nối với các Chương trình khác trên thế giới.

Mục tiêu của Hội nghị nhằm thảo luận tăng cường các hoạt động và đẩy mạnh đóng góp của của Chương trình đào tạo dịch tễ học thực địa trong xây dựng năng lực cho cán bộ y tế dự phòng, củng cố mạng lưới dịch tễ học thực địa, trình bày các kết quả điều tra, nghiên cứu cũng như chia sẻ kinh nghiệm của các học viên trong đáp ứng phòng chống dịch bệnh. Chương trình Hội nghị bao gồm cả Hội thảo xây dựng mạng lưới cựu học viên FETP Việt Nam và hội nghị chính thức; Hội nghị cũng đã công bố quyết định và trao chứng nhận cho 7 học viên FETP dài hạn khóa 4, 5; công bố quyết định tuyển 8 học viên FETP dài hạn khóa 7. 

        
Trao chứng chỉ tốt nghiệp cho học viên FETP khóa 4 và 5.
 

Hội nghị lần này cũng đã thành lập được ban điều hành liên lạc lâm thời mạng lưới cựu học viên FETP Việt Nam với 7 thành viên đại diện cho các khu vực, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của mạng lưới cựu học viên của Indonesia, Philippines, Australia và chia sẻ kinh nghiệm về hướng dẫn, hỗ trợ cho học viên FETP. Cũng tại hội nghị, các bài trình bày chuyên đề về điều tra ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam, giám sát dựa trên sự kiện tại Philippines và Chương trình Một sức khỏe tại Thái Lan, chia sẻ thông tin hoạt động của ASEAN+3 FETN, 21 bài báo cáo trình bày trực tiếp và 21 bài trình bày Poster tập trung vào các chủ đề liên quan đến bệnh Lây truyền từ động vật sang người, bệnh lây truyền qua thực phẩm và các vấn đề y tế công cộng, sử dụng vắc xin và tiêm chủng, HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác.

Hướng tới tương lai và hội nhập, Chương trình FETP Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với FETP khu vực và mạng lưới FETP quốc tế để phát triển các hoạt động đào tạo dịch tễ học thực địa của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và năng lực đáp ứng tốt công tác phòng chống dịch bệnh.

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Ngày Thế giới phòng chống sốt rét năm 2016 - Loại trừ sốt rét cho cuộc sống tốt đẹp hơn

Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống sốt rét (25/4) năm nay tại Việt Nam, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Mít tinh phát động truyền thông nhân Ngày Thế giới phòng chống sốt rét vào ngày 25/4 tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa với sự tham dự của hơn 700 người nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống sốt rét và các biện pháp hiệu quả phòng chống sốt rét, hướng tới mục tiêu loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030.

Xem chi tiết Next

Ghi nhận sự xuất hiện vi rút Parecho tại Úc

Vi rút Parecho ở người (HPeV1 và HPeV2) được phân lập đầu tiên năm 1956. Vi rút Parecho thuộc họ Piconaraviridae, có 6 týp vi rút gồm (Human Parechoviruses -HPeV) HPeV1, HPeV2, HPeV3, HPeV4, HPeV5 và HPeV6. Parecho là một loại vi rút liên quan chặt chẽ với vi rút Entero.

Xem chi tiết Next
Thong ke