Tin tức

Tin tức

​Ghi nhận ổ dịch bệnh Ebola mới tại tỉnh Bắc Kivu, Cộng hòa dân chủ Công gô

15/08/2018 In bài viết

Ngày 01/8/2018, Bộ Y tế nước Cộng hòa dân chủ Công gô thông báo ghi nhận ổ dịch bệnh Ebola mới tại tỉnh Bắc Kivu, đây là khu vực cách khoảng 2.500 km tới thị trấn Bikoro, tỉnh Equateur, nơi xảy ra dịch bệnh Ebola vào đầu tháng 05/2018.

Ngày 01/8/2018, Bộ Y tế nước Cộng hòa dân chủ Công gô thông báo ghi nhận ổ dịch bệnh Ebola mới tại tỉnh Bắc Kivu, đây là khu vực cách khoảng 2.500 km tới thị trấn Bikoro, tỉnh Equateur, nơi xảy ra dịch bệnh Ebola vào đầu tháng 05/2018.

Ngày 24/7/2018, Bộ Y tế nước Cộng hòa dân chủ Công gô thông báo đã khống chế hoàn toàn ổ dịch bệnh Ebola tại thị trấn Bikoro, tỉnh Equateur. Tuy nhiên, sau đó một tuần, ngày 01/8/2018 dịch bệnh Ebola được ghi nhận bùng phát tại tỉnh Bắc Kuvi của nước này. Đây là đợt dịch thứ 2 trong năm 2018 tại Cộng hòa dân chủ Công gô.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, đến ngày 03/8/2018, tại ổ dịch tỉnh Bắc Kuvi đã ghi nhận 38 trường hợp mắc, trong đó có 13 trường hợp chẩn đoán xác định, 25 trường hợp nghi ngờ và có 33 trường hợp tử vong. Có 03 trường hợp nghi ngờ là nhân viên y tế cũng đã được lấy mẫu bệnh phẩm đang chờ xét nghiệm khẳng định. Ngoài ra, có thêm 5 trường hợp nghi ngờ Ebola cũng đang chờ được chẩn đoán xác định tại tỉnh Ituri của nước này. 

Tổ chức Y tế thế giới đánh giá khu vực xảy ra ổ dịch Ebola mới tại tỉnh Bắc Kuvi cách khoảng 2.500 km tới thị trấn Bikoro, tỉnh Equateur (nơi xảy ra dịch bệnh Ebola vào đầu tháng 05/2018) và không có bằng chứng khoa học về mối liên hệ dịch tễ giữa hai vụ dịch; tuy nhiên đây là khu vực biên giới với Rwanda và Uganda nên nguy cơ cao lân lan dịch Ebola sang các nước lân cận do các hoạt động giao lưu khu vực biên giới giữa các nước.

Bộ Y tế nước Cộng hòa dân chủ Công gô đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) triển khai các biện pháp chống dịch khẩn cấp nhằm khống chế ổ dịch. Hiện nay, dịch bệnh Ebola tại Cộng hòa dân chủ Công gô và một số nước trong khu vực có chung đường biên giới được đánh giá ở mức độ nguy cơ cao; tuy nhiên WHO khuyến cáo không hạn chế việc đi lại quốc tế. 

Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế quốc gia - Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO để giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola trên thế giới và chủ động chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu và tại cộng đồng để kịp thời triển khai các hoạt động phòng chống dịch một cách phù hợp, hiệu quả, ngăn ngừa mầm bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nước ta. 
 

Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế quốc gia - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Admin

Tin tức liên quan

Hội nghị phổ biến Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới

Thực hiện Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ngày 25/6/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/8/2018 và thay thế Nghị định số 103/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.

Xem chi tiết Next

Kết quả Hội nghị dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ 7 với chủ đề “Dinh dưỡng và lão hóa”

Nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực y tế công cộng, tuổi thọ đã gia tăng đáng kể, ước tính đến năm 2025 sẽ có hơn 1,2 tỷ người trên 60 tuổi. Việt Nam nằm trong tốp 5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.

Xem chi tiết Next

Các khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới để kiểm soát tiêu thị đồ uống có đường nhằm phòng chông bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Ngày 22/6, tại Hà Nội, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) tổ chức hội thảo “Công bố các khuyến nghị của TCYTTG về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm” nhằm cung cấp cho các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, các cơ quan báo chí và cộng đồng nhữngbiện pháp kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe người dân với các lý do, bằng chứng khoa học đã được TCYTTG khuyến nghị. Trong đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là một trong các biện pháp can thiệp hiệu quả được TCYTTG đặc biệt nhấn mạnh.

Xem chi tiết Next

Kết quả hội thảo chia sẻ kinh nghiệm mô hình chăm sóc mắt học sinh

Tật khúc xạ chưa được chỉnh kính là một trong 5 nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa và giảm thị lực. Tại Việt Nam, trẻ em trong độ tuổi từ 6-15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20-40% ở khu vực thành thị, từ 10-15% tại khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính.

Xem chi tiết Next
Thong ke