​Kết quả hội thảo chia sẻ kinh nghiệm mô hình chăm sóc mắt học sinh

16/08/2018 In bài viết

Tật khúc xạ chưa được chỉnh kính là một trong 5 nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa và giảm thị lực. Tại Việt Nam, trẻ em trong độ tuổi từ 6-15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20-40% ở khu vực thành thị, từ 10-15% tại khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính.

Tật khúc xạ chưa được chỉnh kính là một trong 5 nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa và giảm thị lực. Tại Việt Nam, trẻ em trong độ tuổi từ 6-15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 20-40% ở khu vực thành thị, từ 10-15% tại khu vực nông thôn. Điều này có nghĩa có khoảng 3 triệu trẻ em đang có tật khúc xạ cần được chỉnh kính.

Mặc dù ngành y tế đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở học sinh nước ta đang ngày càng tăng cao đòi hỏi các giải pháp kịp thời và khả thi để ngăn chặn tình trạng mù loà và tổn thương thị lực do tật khúc xạ gây ra nhằm góp phần đạt được mục tiêu Thị giác vào năm 2020. Tật khúc xạ có thể gây ra lác, nhược thị làm giảm thị lực và mất mỹ quan của bệnh nhân. Cận thị nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến mù lòa vĩnh viễn như thoái hóa dịch kính võng mạc, bong võng mạc … Tuy vậy, tật khúc xạ hiện nay vẫn chưa được xã hội quan tâm đúng mức, nhiều trẻ em nước ta chưa được phát hiện giảm thị lực kịp thời. Hiện tại, trẻ mắc tật khúc xạ chủ yếu nhờ vào sự quan tâm của gia đình đưa đi khám chỉnh kính ở các bệnh viện và trung tâm lớn, nhiều trẻ em nghèo đặc biệt ở các vùng nông thôn và thành thị nghèo còn chưa được quan tâm cấp chỉnh kính, khiến các em đang phải chịu nhiều thiệt thòi trong học tập và sinh hoạt.

Với sự tài trợ của ngân hàng Standard Chartered (SCB) và Quỹ Fred Hollows (FHF), Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế phối hợp với Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Dự án Chăm sóc mắt học đường tại 3 tỉnh thí điểm là Hải Dương, Đà Nẵng và Tiền Giang giai đoạn 2016-2018 với các nội dung và kết quả đạt được như sau:

Mục tiêu chính: (1) Tăng cường chính sách phối hợp giữa ngành giáo dục và ngành y tế nhằm hỗ trợ cho hoạt động chăm sóc mắt học đường; (2) Nâng cao năng lực cho cán bộ nhà trường (nhân viên y tế, giáo viên và tổng phụ trách Đoàn/Đội) và cán bộ nhãn khoa (tuyến huyện và xã) nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc mắt cho học sinh; (3) Cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt cho học sinh; (4) Nâng cao nhận thức về chăm sóc mắt cho học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên. 

Tiếp cận mới của Dự án: 
- Can thiệp sớm tại trường học rất hiệu quả để quản lý các bệnh về mắt, tình trạng suy giảm thị lực đặc biệt là tật khúc xạ ở học sinh, các hoạt động chính tại trường học: 
+ Phát hiện sớm các bệnh về mắt và giảm thị lực bằng bảng thị lực thu nhỏ
+ Lập danh sách học sinh giảm thị lực và có bệnh về mắt
+ Thành lập đoàn khám chuyên khoa Mắt để khám, chẩn đoán, kê đơn kính hoặc chuyển tuyến phù hợp.
+ Theo dõi, quản lý sau khi cấp kính hoặc điều trị.
- Phối hợp tốt giữa ngành y tế và giáo dục trong lồng ghép hoạt động chăm sóc mắt vào các hoạt động y tế trường học
- Nâng cao năng lực chăm sóc cho cán bộ y tế, nhân viên y tế trường học và giáo viên.
-
 Truyền thông nâng cao kiến thức về chăm sóc mắt cho học sinh, gia đình và cộng đồng.

Một số kết quả nổi bật đạt được của Dự án:
- Tổ chức khám sàng lọc thị lực và các bệnh về mắt cho khoảng 240.000 học sinh (đạt 100%) tại các trường Dự án.
- Khám mắt chuyên sâu cho 29.405 học sinh sau khi được khám sàng lọc phát hiện có vấn đề về mắt (đạt 70% số học sinh được phát hiện) và cấp kính miễn phí cho 14.405 học sinh mắc tật khúc xạ (đạt 100%).
- Tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông về chăm sóc mắt cho tất cả học sinh, cha mẹ học sinh các trường Dự án qua nhiều hình thức.
- Ban hành Hướng dẫn Chăm sóc mắt học đường do Lãnh đạo Bộ Y tế ký ban hành.
- Đào tạo 18 giảng viên nguồn cấp tỉnh, huyện về chăm sóc mắt trẻ em và kỹ năng tư vấn cho 3 tỉnh Dự án.
- Tập huấn 169 cán bộ y tế xã về kiến thức chăm sóc mắt ban đầu, các bệnh gây mù ở trẻ em và kỹ năng phục hồi chức năng tại các xã Dự án.
- Tập huấn cho 376 nhân viên y tế trường học và 9.115 giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội về chăm sóc mắt học sin cho các trường Dự án.
- Đào tạo cấp chứng chỉ cho 26 nhân viên các quầy kính tư nhân về mài lắp kính và kỹ năng tư vấn.


Khám chuyên khoa các bệnh về mắt và tật khúc xạ cho học gần học sinh khuyết tật, học sinh
sống tại trung tâm bảo trợ tại Đà Nẵng


Với các kết quả đạt được của Dự án, tháng 12/2017, Cục Y tế dự phòng đã tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm mô hình Chăm sóc mắt học đường tại Tiền Giang cho một số tỉnh phía Nam. Ngày 13/7/2018 tại Hải Dương, Ban Quản lý Dự án Trung ương phối hợp với Quỹ Fred Hollows Foundation Việt nam tiếp tục tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm mô hình Chăm có mắt học đường giữa các tỉnh triển khai dự án và một số tỉnh lân cận phía Bắc để cùng nhau chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm triển khai tốt hơn hoạt động chăm sóc mắt học sinh tại các địa phương. Đến nay, mô hình đã được chia sẻ đến 15 tỉnh, thành trên cả nước.

TS. Trương Đình Bắc - Giám đốc Dự án, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Hội nghị có sự tham gia của TS. Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Giám đốc dự án; TS. Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bà Nguyễn Viết Mỹ Ngọc, Giám đốc chương trình Dự án FHF; Ông Lương Văn Cầu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, thành viên Ban Quản lý Dự án Trung ương và Ban Quản lý Dự án 3 tỉnh/thành phố Hải Dương, Đà Nẵng, Tiền Giang. Bên cạnh đó Hội thảo mời 10 tỉnh Hà Nội, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hòa Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Bình, Hải Phòng và Tổ chức HKI, Orbis tham dự Hội thảo.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã đóng góp ý kiến cho các hoạt động cần duy trì và phát triển để triển khai nhân rộng tại tỉnh dự án và các địa phương khác về chăm sóc mắt học sinh thành công, tập trung một số hoạt động sau: (1) Nhân rộng địa bàn triển khai Dự án, đào tạo năng lực cho cán bộ y tế trường học, cung cấp công cụ sàng lọc thị lực, hỗ trợ cấp kính miễn phí tiến tới đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho kính thuốc; (2) Xây dựng hệ thống chăm sóc mắt tuyến quận/huyện, xây dựng tiêu chí kính thuốc, chuẩn hóa cơ sở cung cấp kính; (3) Phòng chống tật khúc xạ học sinh phải gắn kết với hoạt động y tế trường học và hoạt động kiểm tra sức khỏe học sinh đầu năm học; (4) Phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế và giáo dục trong chăm sóc mắt học sinh, trong đó ngành y tế hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, ngành giáo dục tổ chức triển khai thực hiện.

Hội thảo đã kết thúc thành công tốt đẹp, tất cả các đại biểu tham dự rất hài lòng với nội dung và bài học kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo. Sau Hội thảo, các tỉnh sẽ tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động chăm sóc mắt học sinh phù hợp với địa phương.

Một số hình ảnh Hội thảo

 

Khám chuyên khoa các bệnh về mắt và tật khúc xạ cho học gần học sinh khuyết tật, học sinh sống tại trung tâm bảo trợ tại Đà Nẵng

 

 

Các hoạt động truyền thông Chăm sóc mắt học sinh

 

 

 

 

 

Góc tầm soát thị lực cho học sinh với bảng thị lực rút gọn 4m

 

Học sinh tự kiểm tra thị lực với bảng thị lực rút gọn 4m tại trường học







 

Admin

Tin tức liên quan

Kết quả Hội nghị dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ 7 với chủ đề “Dinh dưỡng và lão hóa”

Nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực y tế công cộng, tuổi thọ đã gia tăng đáng kể, ước tính đến năm 2025 sẽ có hơn 1,2 tỷ người trên 60 tuổi. Việt Nam nằm trong tốp 5 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.

Xem chi tiết Next

CẢNH BÁO SỰ GIA TĂNG ĐÁNG KỂ DỊCH BỆNH SỞI TẠI CÁC NƯỚC CHÂU ÂU TRONG NỬA ĐẦU NĂM 2018

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Tiêm vắc xin sởi là một biện pháp hiệu quả phòng bệnh sởi.

Xem chi tiết Next

Ghi nhận ổ dịch bệnh Ebola mới tại tỉnh Bắc Kivu, Cộng hòa dân chủ Công gô

Ngày 01/8/2018, Bộ Y tế nước Cộng hòa dân chủ Công gô thông báo ghi nhận ổ dịch bệnh Ebola mới tại tỉnh Bắc Kivu, đây là khu vực cách khoảng 2.500 km tới thị trấn Bikoro, tỉnh Equateur, nơi xảy ra dịch bệnh Ebola vào đầu tháng 05/2018.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh mùa hè - thu năm 2018

Hiện nay thời tiết khí hậu đang chuyển mùa hè - thu, đây cũng là thời điểm thời tiết diễn biến phức tạp, rất thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền như bệnh tay chân miệng, sởi, cúm, tiêu chảy do vi rút Rota, sốt xuất huyết,... Hơn nữa, sắp tới là mùa tựu trường, học sinh tập trung vào năm học mới, nguy cơ dịch bùng phát và lây lan dịch bệnh trong trường học là rất lớn nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống trước mùa dịch.

Xem chi tiết Next
Thong ke