Tin tức

Tin tức

​Giải oan vắc xin Quinvaxem: Đắng lòng Thị Kính thời nay

02/01/2016 In bài viết

_

 

(Quan điểm) - "Bộ Y tế mới chỉ giải quyết phần ngọn và sự náo loạn này là hậu quả của một hệ thống đã có từ lâu".

Đó là quan điểm của Bác sĩ Trương Hoàng Hưng, Bác sĩ Nhi Khoa, Bệnh viện El Paso Pediatric Associates, Texas (Mỹ) trước câu chuyện xếp hàng tiêm vắc xin dịch vụ Pentaxim.

Ông cũng đã từng làm Bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2 của TPHCM nhiều năm, trước khi chuyển sang công tác tại bệnh viện Mỹ.
"Quinvaxem chỉ là Thị Kính thời nay"

PV:- Những ngày qua, rất nhiều ông bố, bà mẹ phải chen lấn, xô đẩy, xếp hàng lấy cho được số dịch vụ để tiêm vắc xin Pentaxim cho con, thậm chí còn tạo nên sự nhiễu loạn chưa từng có từ trước đến nay. Ông nhìn nhận ra sao trước thực trạng trên. Theo ông, vì sao lại xảy ra sự việc như vậy? Xin ông lý giải cụ thể?
BS Trương Hoàng Hưng: - Theo tôi, đây là hệ quả của nhiều yếu tố khác nhau.
Thứ nhất, hệ thống y tế Việt Nam chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục người dân về lợi ích của vắc xin, tai biến có thể xảy ra, cách theo dõi trẻ sau khi tiêm vắc xin.

Giáo dục người dân ở đây không chỉ là phát tờ rơi hay treo khẩu hiệu, mà mỗi nhân viên y tế phải sẵn sàng và vui lòng giải thích thắc mắc cho người nhà. Thực sự điều này rất khó làm trong tình trạng quá tải hiện nay ở Việt Nam.
Nơi tôi đang làm việc, mỗi tháng chúng tôi có một lớp học cho các bậc cha mẹ tương lai, ở đó chúng tôi trả lời tất cả các câu hỏi từ cách chăm sóc bé cho tới thông tin về vắc xin. Y tế phải trung thực và vì lợi ích của người dân chứ không vì lợi ích của một nhóm nào đó.

Thứ hai, báo chí truyền thông ở Việt Nam có khuynh hướng đưa tin sai, lệch lạc, kết luận một cách sai lầm về các tai biến hay trường hợp đặc biệt, khiến người dân hiều lầm một cách tai hại. Bác sĩ mất 15 phút để giải thích cho một bệnh nhân, một bài báo lệch lạc sẽ khiến đọc giả cả nước hiểu lầm và đổ lỗi cho ngành y.
Một ví dụ điển hình là bài báo giật tít một sản phụ mổ bắt con mà mất một quả thận. Bác sĩ đọc thì buồn cười vì không thể cắt trái thận từ đường mổ bắt con, nhưng người ngoại đạo thì tin và đổ lỗi cho ngành y. Báo chí phương Tây không bao giờ đưa những bài báo tương tự.
 
 
Ở Mỹ, tai biến y khoa xảy ra mỗi ngày từ nhẹ tới chết người, nhưng không bao giờ xuất hiện trên mặt báo, và chỉ những tạp chí y khoa mới đăng những bình luận về vấn đề nào đó thôi.

Thứ ba, mặt bằng dân trí ở Việt Nam còn thấp, người dân chưa có thói quen hay khả năng xử lý lượng thông tin tràn ngập hiện nay một cách khoa học. Thêm vào thói quen của người Việt Nam hay tin vào lời mách bảo, người ngoại đạo hơn là nhà chuyên môn.

Thứ tư, người dân mất niềm tin vào ngành y. Không có được thông tin tin cậy, không được hướng dẫn thỏa đáng, không tin nhau thì không làm việc với nhau được.
PV:- Trên nhiều diễn đàn có rất nhiều ý kiến chỉ ra rằng, chất lượng của vắc xin Quinvaxem và Pentaxim là hoàn toàn ngang nhau, thậm chí hiệu quả miễn dịch cộng đồng của Quinvaxem đối với Việt Nam còn tốt hơn. Vì sao người dân lại sợ vắc xin này như vậy, phải chăng là vì đây là vắc xin miễn phí?
Nếu hiểu theo nghĩa Quinvaxem đang mang trên mình một nỗi oan thì có đúng không, thưa ông?

BS Trương Hoàng Hưng: - Tôi sẽ không đi sâu vào dữ liệu y khoa, chỉ xin đưa vài con số để so sánh.
Cho tới năm 2013, theo số liệu của Bộ Y tế Việt Nam, tỷ lệ tử vong sau khi tiêm Quinvaxem là 2.61-3.13/1 triệu mũi tiêm. Từ 06/2008 tới 01/2010, có 12.808.231 liều Pentacel (anh em sinh đôi của Pentaxim) được phân phối ỡ Mỹ và 26 trường hợp tữ vong được báo cáo sau khi tiêm.
Nghiên cứu trên diện rộng không cho thấy bằng chứng Pentaxim an toàn hơn Quinvaxem. Theo tôi báo chí truyền thông và cách xử lý của Bộ y tế là nguyên nhân chính cho sự khủng hoảng hiện nay.

Bất kỳ loại thuốc nào, ngay cả thức ăn, đều có nguy cơ gây hại cho người dùng, ở đây lợi ích của vắc xin cao gấp nhiều lần hơn nguy cơ tai biến, nên bác sĩ luôn khuyến cáo cha mẹ tiêm cho trẻ, nhưng đồng thời cũng phải khuyến cáo về khả năng tai biến.
Tôi hiện đang làm việc tại Mỹ, vậy ở Mỹ tiêm vắc xin xong có trẻ nào tử vong không, xin thưa là có, nhưng tôi chưa bao giờ thấy trên mặt báo và các trường hợp đều được điều tra nguyên nhân tử vong và đền bù thỏa đáng. Quinvaxem theo tôi là Thị Kính thời nay thôi.

 
Nguồn tin: http://baodatviet.vn

Admin

Tin tức liên quan

92% trẻ tiêm vắc-xin Quinvaxem

Tiêm vắc-xin nào thì tỉ lệ tử vong ít nhất cũng từ 1-4 trẻ/triệu liều. Trong khi dù không tiêm gì, ít nhất cũng có 30-50 trẻ trên cả nước tử vong mỗi ngày do nhiều nguyên nhân... Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nói với báo chí như vậy vào sáng 31-12

Xem chi tiết Next
Thong ke