​Hà Nội giao ban công tác y tế dự phòng quý II năm 2019

18/07/2019 In bài viết

Chiều ngày 16/7, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao ban công tác y tế dự phòng quý II năm 2019 và triển khai các hoạt động tăng cường phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội chủ trì hội nghị.
      Chiều ngày 16/7, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao ban công tác y tế dự phòng quý II năm 2019 và triển khai các hoạt động tăng cường phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội chủ trì hội nghị.
 
 
PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội chủ trì hội nghị
   
      Theo báo báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2019, toàn thành phố ghi nhận 1.203 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố rải rác tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 262/584 xã, phường, thị trấn, không có trường hợp tử vong; sốt phát ban nghi sởi/rubela 2.626 ca mắc, không có tử vong, bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận huyện, 487/584 xã phường; bệnh sởi 1.585 ca mắc, không có  tử vong, bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận huyện, 424/584 xã phường; tay chân miệng 340 ca mắc, không có tử vong, bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, 190 xã, phường; ho gà 86 ca mắc, không có tử vong, bệnh nhân phân bố tại 26 quận huyện, 69 xã, phường; viêm màng não do não mô cầu có 3 ca mắc, không có tử vong; uốn ván người lớn có 5 ca mắc, không có trường hợp tử vong... Hệ thống giám sát phát hiện dịch từ thành phố đến cơ sở được củng cố, tăng cường thực hiện tốt công tác giám sát dịch tễ, giám sát véc tơ, giám sát yếu tố nguy cơ, phát hiện sớm các ca mắc tại cộng đồng và cơ sở y tế. Công tác lấy mẫu xét nghiệm được thành phố triển khai thường xuyên nhằm phát hiện, chẩn đoán sớm tác nhân gây bệnh tại cộng đồng.  Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì hoạt động 5 đội phòng chống dịch cơ động tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, mỗi quận, huyện, thị xã  duy trì 2 đội phòng chống dịch cơ động được trang bị đầy đủ các phương tiện để sẵn sàng cơ động khi có dịch xảy ra.

      Về công tác tiêm chủng mở rộng, tính đến hết ngày 31/6, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi toàn thành phố đạt 80.089/134.986 mũi tiêm (chiếm 59,3%); tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh là 52.735/63.528 (chiếm 83%); tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 18 - 23 tháng là 114.054/140.027 mũi (81,4%); tiêm vắc xin DPT đạt 101.702/140.027 (72,6%)… Để chủ động phòng chống một số dịch bệnh có thể phòng bệnh bằng tiêm chủng vắc xin, Hà Nội đã duy trì tiêm chủng mở rộng theo tuần tại 584 xã, phường đúng quy định, đảm bảo an toàn; tiếp tục triển khai phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia; Hà Nội cũng đã tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho 591.729 trẻ từ 1 - 5 tuổi năm 2018 – 2019. Đồng thời, hoạt động giám sát phản ứng sau tiêm chủng thực hiện tại các tuyến, đáp ứng phát hiện, xử trí kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng. Hoạt động giám sát ca bệnh trong tiêm chủng mở rộng được duy trì thường xuyên, liên tục thông qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm toàn thành phố.

      Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác y tế dự phòng 6 tháng đầu năm 2019. Trong thời gian từ giờ đến cuối năm, Hà Nội cần tập trung chủ yếu vào công tác phòng chống dịch bệnh đặc biệt là sốt xuất huyết; ngành y tế cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp trong công tác phòng chống dịch bệnh, tiếp tục duy trì mạng lưới các đội giám sát, đội xung kích diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết; các trung tâm y tế quận, huyện cần tiếp tục tăng cường công tác giám sát véc tơ, giám sát ca bệnh, phát hiện sớm, khoanh vùng xử lý, vệ sinh môi trường không để bùng phát dịch bệnh; tiếp tục thực hiện hoạt động tiêm chủng hàng tuần tại các trạm y tế, thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng tiêm chủng, tránh bỏ xót. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức cho người dân trong phòng chống dịch bệnh, vận động người dân đưa con em mình đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
 
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng 

Admin

Tin tức liên quan

Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” năm 2019

Ngày 02/7/2019 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao thị xã Hương Thủy, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND thị xã Hương Thủy tổ chức Lễ phát động phong trào “Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân” năm 2019 với chủ đề “Cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn”.

Xem chi tiết Next

TTYT huyện Phú Vang Huế tổ chức truyền thông phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

Nhằm chủ động đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè. Chiều ngày 17/7/2019 , Khoa An toàn thực phẩm (ATTP) đã phối hợp với Tổ QLCLBV-CTXH-TT-CSKH tổ chức truyền thông truyền thông phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè.

Xem chi tiết Next

Huế tổ chức tập huấn phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm, phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng và triển khai vắc xin SII tại các huyện điểm năm 2019.

Ngày 15/05/2019, Theo chỉ đạo của chương trình TCMR Quốc gia và Sở Y tế Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Huế tổ chức lớp Tập huấn phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT và phần mềm quản lý, sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng đồng thời triển tập huấn về khai tiêm vắc xin SII tại các huyện cho cán bộ tuyến huyện, xã, phường, thị trấn.

Xem chi tiết Next

VIỆT NAM HOÀN THÀNH NGHIÊN CỨU VẮC XIN PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Hữu, nguyên Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu vắc-xin sốt xuất huyết do Công ty Sanofi Pasteur tài trợ, cho biết: Vắc-xin sốt xuất huyết Dengvaxia của Sanofi Pasteur được bắt đầu nghiên cứu cách đây hơn 20 năm và đã trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu trên động vật và trên người, về dược lý, tính an toàn, hiệu quả.

Xem chi tiết Next
Thong ke