​Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn

15/12/2014 In bài viết

Ngày 14/11/2014 tại TP. Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn, do GS.TS. Nguyễn Thanh Long

Ngày 14/11/2014 tại TP. Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn, do GS.TS. Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì. Tham dự Hội thảo có các đại biểu của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các Bộ, ngành, các Vụ, Cục, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế một số tỉnh, thành phố, các nhà khoa học, các chuyên gia cao cấp và một số cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.

           Lạm dụng đồ uống có cồn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng và trật tự, an toàn xã hội, là nguyên nhân đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và còn là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm nguy hiểm như ung thư, tim mạch, xơ gan và các rối loạn tâm thần… Chi phí do lạm dụng đồ uống có cồn cũng tạo gánh nặng cho nền kinh tế và ngân sách của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, mức tiêu thụ bình quân đầu người từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 6,6 lít rượu nguyên chất, cao hơn mức của trung bình thế giới. Tiêu thụ bia ở Việt Nam hiện đạt mức 3 tỷ lít/năm. Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam luôn ở trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ bia bình quân hàng năm cao nhất thế giới. Đáng chú ý, trong số nam giới uống rượu, bia thì có ¼ số người uống ở mức có hại và tuổi bắt đầu uống rượu, bia có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn là hết sức cần thiết.


GS. TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu khai mạc Hội thảo

  Tại Hội thảo, GS. Sally Caswell, chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới cùng với các nhà khoa học trong và ngoài nước đã cung cấp các bằng chứng, chia sẻ các bài học kinh nghiệm quốc tế và đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam trong phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia đã cho thấy tầm quan trọng và sự hiệu quả của việc xây dựng và thực thi các chính sách kiểm soát sự sẵn có của đồ uống có cồn (quy định điểm bán, giờ bán và cấp phép), chính sách về thuế và chính sách kiểm soát quảng cáo, khuyến mại rượu, bia và đồ uống có cồn khác. Các đại biểu cũng đã thảo luận và thống nhất các hoạt động để triển khai thực hiện Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020.


GS. Sally Caswell, chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới phát biểu tại cuộc họp

  Hội thảo đã cung cấp các thông tin khoa học và bài học kinh nghiệm hữu ích cho việc xây dựng Luật phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn tại Việt Nam.


Toàn cảnh Hội thảo

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Việt Nam, Campuchia và Lào tăng cường hợp tác về kiểm dịch y tế biên giới

Ngày 04 và 05 tháng 11 năm 2014 tại tỉnh Tây Ninh,Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế Việt Nam đã phối hợp với Cục Kiểm soát dịch bệnh

Xem chi tiết Next

Tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012

Ngày 20/3/2012, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012.

Xem chi tiết Next

Tóm tắt kết quả hội thảo bên lề về phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi

Ngày 17/9/2014, tại Khách sạn Sheraton, Hà Nội, Bộ Y tế Việt Nam đã phối hợp với Ban thư ký ASEAN, Bộ Y tế các nước ASEAN và các tổ chức quốc tế, các cơ quan liên quan để tổ chức hội thảo về phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi

Xem chi tiết Next

Tăng cường kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở Đông Dương

Một hội nghị tại TPHCM đã đạt được thỏa thuận về các hoạt động của dự án "Kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở các nước thuộc lưu vực Mê Công" đồng thời mở ra những bước quan trọng tiếp theo để thực hiện dự án này.

Xem chi tiết Next
Thong ke