​Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn

16/12/2014 In bài viết

Ngày 14/11/2014 tại TP. Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn...
           Tham dự Hội thảo có các đại biểu của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các Bộ, ngành, các Vụ, Cục, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế một số tỉnh, thành phố, các nhà khoa học, các chuyên gia cao cấp và một số cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.

           Lạm dụng đồ uống có cồn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng và trật tự, an toàn xã hội, là nguyên nhân đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và còn là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm nguy hiểm như ung thư, tim mạch, xơ gan và các rối loạn tâm thần… Chi phí do lạm dụng đồ uống có cồn cũng tạo gánh nặng cho nền kinh tế và ngân sách của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, mức tiêu thụ bình quân đầu người từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 6,6 lít rượu nguyên chất, cao hơn mức của trung bình thế giới. Tiêu thụ bia ở Việt Nam hiện đạt mức 3 tỷ lít/năm. Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam luôn ở trong nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ bia bình quân hàng năm cao nhất thế giới. Đáng chú ý, trong số nam giới uống rượu, bia thì có ¼ số người uống ở mức có hại và tuổi bắt đầu uống rượu, bia có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn là hết sức cần thiết.

GS. TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu khai mạc Hội thảo

          Tại Hội thảo, GS. Sally Caswell, chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới cùng với các nhà khoa học trong và ngoài nước đã cung cấp các bằng chứng, chia sẻ các bài học kinh nghiệm quốc tế và đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam trong phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia đã cho thấy tầm quan trọng và sự hiệu quả của việc xây dựng và thực thi các chính sách kiểm soát sự sẵn có của đồ uống có cồn (quy định điểm bán, giờ bán và cấp phép), chính sách về thuế và chính sách kiểm soát quảng cáo, khuyến mại rượu, bia và đồ uống có cồn khác. Các đại biểu cũng đã thảo luận và thống nhất các hoạt động để triển khai thực hiện Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020.

GS. Sally Caswell, chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới phát biểu tại cuộc họp

          Hội thảo đã cung cấp các thông tin khoa học và bài học kinh nghiệm hữu ích cho việc xây dựng Luật phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn tại Việt Nam.

Toàn cảnh Hội thảo

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Trên 12 triệu trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi đã được tiêm vắc xin Sởi –Rubella an toàn trên toàn quốc

Chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella cho trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi trên toàn quốc đã triển khai giai đoạn 2 tại 63/63 tỉnh thành phố.

Xem chi tiết Next

Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người

đính kèm Quyết định số 4665/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người

Xem chi tiết Next

Cục Y tế dự phòng tham gia phối hợp diễn tập ứng phó tình huống giả định bùng phát dịch bệnh truyền qua thực phẩm

Ngày 05 tháng 12 năm 2014 Tổ chức y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương đã tổ chức diễn tập online ứng phó tình huống giả định bùng phát dịch bệnh truyền qua thực phẩm với mục đích nâng cao khả năng điều phối

Xem chi tiết Next

Phần 1: Bệnh Sởi

Các câu hỏi về bệnh Sởi.

Xem chi tiết Next
Thong ke