​Hội thảo Nhóm công tác thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế và Chương trình An ninh Y tế toàn cầu

30/09/2016 In bài viết

_

Ngày 26/9, tại Hà Nội, đã khai mạc Hội thảo Nhóm Công tác thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế và Chương trình An ninh Y tế toàn cầu tại Việt Nam nhằm thống nhất việc Thành lập các Nhóm công tác và xây dựng Quy chế hoạt động của Nhóm.
 
 
Tham dự Hội thảo có Đại diện các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Y tế; Đại diện Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Cục Phòng, chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Cục Quản lý thị trường, Cục Hóa chất – Bộ Công thương; Cục Quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân – Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường; Cục Cửa khẩu, Cục Quân y – Bộ Quốc phòng; Cục An ninh cửa khẩu – Bộ Công an; Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường, Bộ Tài nguyên môi trường; Đại diện Văn phòng Chính phủ; Đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như: WHO, CDC, FAO,…

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ThS. Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết: Hội thảo nhằm mục tiêu thống nhất thành lập Nhóm công tác liên ngành thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) và Chương trình An ninh Y tế toàn cầu (GHSA) tại Việt Nam để tăng cường chia sẻ thông tin về các hoạt động của các lĩnh vực thuộc các Bộ, ngành, đồng thời thảo luận xây dựng Quy chế hoạt động của Nhóm, tạo tiền đề cho quá trình hoạt động Nhóm trong tương lai.
 
Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) là một khung pháp lý phạm vi quốc tế nhằm đảm bảo an ninh về y tế, dựa trên cam kết tham gia giữa các quốc gia thành viên của WHO trong quá trình đảm bảo an ninh y tế toàn cầu, với các mục tiêu: Ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh trên phạm vi quốc tế; Quy định các biện pháp ứng phó về vấn đề y tế công cộng đe dọa sức khỏe cộng đồng; Tránh những trở ngại không cần thiết với lưu thông quốc tế.

Tại Việt Nam, Cơ quan Đầu mối quốc gia (NFP) thực hiện IHR được thành lập năm 2005, đặt tại Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, và có trách nhiệm thông báo cho Tổ chức Y tế thế giới về các sự kiện y tế công cộng nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh y tế quốc tế và tiếp tục chia sẻ thông tin sau đó.

Việt Nam hiện là một trong 50 quốc gia tham gia Chương trình An ninh Y tế toàn cầu và cùng có trách nhiệm chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về phòng, chống dịch bệnh cũng như đáp ứng các tình huống y tế công cộng có nguy cơ gây tổn hại cho cộng đồng trên thế giới với triết lý của IHR: “Cách tốt nhất để ngăn chặn lây lan quốc tế của bệnh dịch là phát hiện các mối đe dọa sớm và thực hiện các biện pháp hiệu quả khi sự cố còn ở mức độ nhỏ và ở cấp địa phương”.

Nhằm mục đích đánh giá hiệu quả thực hiện tại mỗi quốc gia, IHR sử dụng bộ công cụ chung về Đánh giá độc lập chung (JEE) với 5 mức độ, để từ đó các quốc gia có thể nhận thức rõ về khả năng sẵn sàng đáp ứng, phòng chống dịch bệnh, các sự cố y tế công cộng.

Tại Hội thảo lần này, các chuyên gia tham dự đã nhiệt tình, sôi nổi đóng góp kinh nghiệm, chia sẻ ý kiến giúp thống nhất các quy định chung và phân công thành viên tham dự Nhóm Công tác thực hiện IHR và GHSA.
 
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh Dại năm 2016 tại Việt Nam

Bệnh dại hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu người bị động vật nghi dại cắn được tiêm phòng vắc xin đúng và đầy đủ

Xem chi tiết Next

Đoàn công tác Liên hiệp quốc đánh giá cao nỗ lực phòng chống bệnh không lây nhiễm của Việt Nam

Đoàn công tác Liên hợp quốc về phòng chống bệnh không lây nhiễm (UNIATF) gồm các thành viên là chuyên gia, đại diện của các cơ quan LHQ toàn cầu và khu vực như: Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Xem chi tiết Next

Ngày Thế giới Phòng chống Bệnh Dại 2016

Hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống bệnh Dại (WRD), Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Nông Nghiệp và PTNT), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO), Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) và các đối tác trong mạng lưới Một Sức Khỏe cùng nhau truyền tải thông điệp “Bệnh dại: Truyền thông, Tiêm phòng và tiến tới loại trừ” tới các nhà hoạch định chính sách, cán bộ y tế và thú y, người nuôi chó và công chúng.

Xem chi tiết Next
Thong ke