​Hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” 15 tháng 6 năm 2016

13/01/2021 In bài viết

Hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” 15 tháng 6 năm 2016

Nhằm nâng cao trách nhiệm, vai trò của cộng đồng, chính quyền các cấp, các ngành… không phải chỉ Việt Nam mà còn được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng quốc tế và các nước ASEAN. Để kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các nước ASEAN cùng chung tay PCSXH cũng như học tập, chia sẻ kinh nghiệm nhằm hướng tới một cộng đồng ASEAN không có sốt xuất huyết, tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Y tế các nước ASEAN lần thứ 10 được tổ chức tại Singapore vào tháng 7 năm 2010, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổ chức ASEAN và đại biểu 10 nước thành viên ASEAN đã thông qua quyết định quan trọng thống nhất chọn ngày 15/6 hàng năm là “Ngày ASEAN phòng chống Sốt xuất huyết”. Hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết” năm 2016 với chủ đề: Cộng đồng chung tay: đẩy lùi sốt xuất huyết, thành công bền vững”.

Thông điệp truyền thông:

1.Diệt lăng quăng là cách đơn giản và hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika. 

2.Không có lăng quăng, không có muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika. 

3.Chính quyền - Gia đình - Cộng đồng chung tay phòng chống bệnh Sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika. 

4.Nhà nhà diệt muỗi, lăng quăng để phòng chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika. 

5.Hãy lật úp các dụng cụ chứa nước chưa dùng đến, thay nước bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn để không để muỗi đẻ trứng phòng bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika.

6.Thả cá vào dụng cụ chứa nước là biện pháp đơn giản, hiệu quả để diệt bọ gậy

7.Phòng chống dịch bệnh là trách nhiệm của chính quyền các cấp và toàn thể cộng đồng.

8.Không có lăng quăng, bọ gậy không có sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là một trong những bệnh do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 96 triệu người mắc bệnh, với 500.000 trường hợp SXHD nặng cần nhập viện và khoảng 12.500 trường hợp tử vong. Từ năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới đã nhận định SXHD có thể trở thành một vấn đề y tế công cộng khẩn cấp được cộng đồng quốc tế quan tâm và lo ngại do những tác động tiêu cực của dịch bệnh này đến đời sống xã hội.

Bệnh SXHD là bệnh do muỗi truyền và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vắc xin ngừa bệnh SXHD hiện đang được nghiên cứu và thử nghiệm. Cho đến nay phòng bệnh chủ yếu vẫn là giải quyết véc tơ truyền bệnh như phun hóa chất diệt muỗi và diệt lăng quăng, bọ gậy. Để phòng chống Sốt xuất huyết (PCSXH) hiệu quả cần sự chung tay của Chính quyền các cấp, Ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và đặc biệt là mỗi người dân trong cộng đồng ý thức trách nhiệm, tự nguyện thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản ngay tại hộ gia đình. 

Admin

Tin tức liên quan

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết

Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết

Xem chi tiết Next

Cách phòng bệnh Sốt xuất huyết

Cách phòng bệnh Sốt xuất huyết

Xem chi tiết Next

Ngăn chặn hiệu quả dịch sốt xuất huyết

Hiện nay số ca bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam đang gia tăng, thời tiết khu vực Nam Bộ dự kiến khi bước vào mùa mưa bệnh có khả năng diễn biến phức tạp, có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch.

Xem chi tiết Next

Thông điệp truyền thông hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết

Thông điệp truyền thông hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết

Xem chi tiết Next
Thong ke