​Không chủ quan, lơ là trước nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và dịp đầu năm 2017

24/01/2017 In bài viết

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch cúm A(H7N9) đang có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc từ tháng 10/2016 tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013 với hơn 100 trường hợp mắc ở người, tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh: Triết Giang, Quảng Đông, Giang Tô, An Huy, đây là các tỉnh đã từng ghi nhận các ổ dịch cúm A(H7N9) trong vài năm gần đây. Các trường hợp mắc đều có tiền sử đi qua các chợ buôn bán gia cầm sống hoặc có tiếp xúc với gia cầm; chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng từ người sang người. Do nước ta có sự giao lưu thương mại, du lịch lớn với Trung Quốc, đặc biệt là với tỉnh Quảng Đông nơi đã ghi nhận nhiều ổ dịch cúm A(H7N9), do đó nguy cơ bị nhiễm vi rút cúm A(H7N9) nếu đến các khu vực có dịch.

Trước tình hình dịch bệnh cúm trên gia cầm và cúm ở người diễn biến phức tạp trên thế giới, ngày 19/01/2017, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã phối hợp với Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đơn vị liên quan và các Tổ chức quốc tế (WHO, FAO, USCDC, USAID) tổ chức cuộc họp rà soát tình hình dịch bệnh cúm gia cầm và đánh giá nguy cơ dịch tại nước ta trong thời gian tới.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch cúm A(H7N9) đang có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc từ tháng 10/2016 tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013 với hơn 100 trường hợp mắc ở người, tập trung chủ yếu ở 04 tỉnh: Triết Giang, Quảng Đông, Giang Tô, An Huy - là các tỉnh đã từng ghi nhận các ổ dịch cúm A(H7N9) trong vài năm gần đây. Các trường hợp mắc đều có tiền sử đi qua các chợ buôn bán gia cầm sống hoặc có tiếp xúc với gia cầm; chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng từ người sang người. Do nước ta có sự giao lưu thương mại, du lịch lớn với Trung Quốc, đặc biệt là với tỉnh Quảng Đông nơi đã ghi nhận nhiều ổ dịch cúm A(H7N9), do đó nguy cơ bị nhiễm vi rút cúm A(H7N9) nếu đến các khu vực có dịch.

Tại Việt Nam, theo thông tin từ Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2016 đã ghi nhận một số ổ dịch cúm gia cầm A(H5N1) và A(H5N6) tại một số hộ gia đình và đã được xử lý triệt để, kịp thời nên không có hiện tượng lây lan rộng trong cộng đồng. Tuy nhiên, kết quả giám sát cho thấy mầm bệnh cúm gia cầm cũng đã ghi nhận tại một số mẫu môi trường và gia cầm tại các chợ bán gia cầm sống nên có nguy cơ tiếp tục xảy ra ổ dịch mới trên gia cầm và có thể lây sang người nếu không không áp dụng các biện pháp dự phòng quyết liệt và triệt để. Trong 2 năm 2015-2016, nước ta không ghi nhận trường hợp mắc cúm gia cầm ở người.

Trên cơ sở phân tích tình hình dịch bệnh cúm trên gia cầm và ở người trong giai đoạn 2003-2016, và đầu năm 2017 trên thế giới, trong nước, theo đó tình hình dịch cúm gia cầm có xu hướng gia tăng vào cuối năm và những tháng đầu năm, đặc biệt trong dịp tết nhu cầu sử dụng gia cầm và các sản phẩm của gia cầm gia tăng, sự giao lưu, thương mại gia tăng giữa các vùng, miền, quốc gia; trong khi đó mầm bệnh cúm gia cầm đang tồn tại trong môi trường. Các đại biểu tham dự thống nhất đánh giá nguy cơ ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H7N9) về từ vùng có dịch tại Trung Quốc và nguy cơ có thể xuất hiện ổ dịch mới trên gia cầm nhiễm cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), từ đó có nguy cơ xảy ra các trường hợp mắc cúm gia cầm trên người ở nước ta nếu không áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lây truyền vi rút từ gia cầm sang người.

Để chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch cúm trên gia cầm và ở người, trong thời gian tới, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục cảnh báo tới tất cả các cán bộ trong ngành không được chủ quan, lơ là trước nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và dịp đầu năm 2017; phối hợp với các cơ quan chức năng như Hải quan, Công an, Bộ đội biên phòng, ... tăng cường kiểm tra việc nhập lậu giá cầm, xử lý việc vận chuyển, buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc; đồng thời chỉ đạo tăng cường giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm và ở người, xử lý kịp thời không để dịch bệnh lây lan; chủ động khai thác các bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp tiền sử đi về từ vùng dịch hoặc có tiếp xúc với gia cầm để áp dụng các biện pháp điều trị, quản lý một cách phù hợp.

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm gia cầm sang người trong dịp Tết nguyên đán Đinh Dậu và mùa lễ hội đầu năm 2017, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.


4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. 
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế





 

Admin

Tin tức liên quan

Xử phạt 143 trường hợp không phòng, chống dịch bệnh

Năm 2016 toàn thành phố Hồ Chí Minh có 12 quận, huyện đã lập biên bản xử phạt 143 trường hợp (cá nhân, tổ chức) không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và Zika... với tổng số tiền xử phạt là gần 134 triệu đồng

Xem chi tiết Next

Ngày Tết hãy thận trọng khi uống rượu bia vì không có ngưỡng nào là an toàn!

Rượu bia chính là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương. Ngày Tết, gặp nhau mời uống một chút rượu để chúc sức khỏe là một nét văn hóa của người Việt. Tuy nhiên uống nhiều rượu bia, đặc biệt ép nhau uống rượu bia thì không phải là nét “văn hóa” và hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo Phòng chống bệnh Bạch Hầu.


Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Xem chi tiết Next

Rượu bia và sức khỏe ngày Tết

Rượu, bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp liên hoan, cưới hỏi, ma chay đặc biệt trong dịp lễ Tết. Thường trong những ngày này lượng rượu bia tiêu thụ tăng lên đáng kể, cùng với đó là số người nhập viện do say rượu, bia, thậm chí bị ngộ độc rượu cũng gia tăng.

Xem chi tiết Next
Thong ke