​Xử phạt 143 trường hợp không phòng, chống dịch bệnh

18/01/2017 In bài viết

Năm 2016 toàn thành phố Hồ Chí Minh có 12 quận, huyện đã lập biên bản xử phạt 143 trường hợp (cá nhân, tổ chức) không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và Zika... với tổng số tiền xử phạt là gần 134 triệu đồng

"Xử phạt 143 trường hợp không phòng, chống dịch bệnh" 
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh cho biết như trên tại hội nghị tổng kết hoạt động phòng, chống dịch năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 chiều 16.1

Theo bác sĩ Dũng, năm 2016 toàn thành phố Hồ Chí Minh có 12 quận, huyện đã lập biên bản xử phạt 143 trường hợp (cá nhân, tổ chức) không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và Zika... với tổng số tiền xử phạt là gần 134 triệu đồng.


Năm 2016, dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng vẫn ở mức cao tại TP.Hồ Chí Minh: trên 22.000 ca mắc sốt xuất huyết, tương đương năm 2015; 5.740 ca mắc tay chân miệng, giảm 35% so với cùng kỳ. Riêng bệnh do vi rút Zika toàn thành phố đã có 190 ca mắc, trong đó có 38 thai phụ.

 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
(Nguồn: http://thanhnien.vn/suc-khoe/xu-phat-143-truong-hop-khong-phong-chong-dich-benh-784343.html)







 

Admin

Tin tức liên quan

Khuyến cáo Phòng chống bệnh Bạch Hầu.


Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Xem chi tiết Next

Không chủ quan, lơ là trước nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và dịp đầu năm 2017

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch cúm A(H7N9) đang có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc từ tháng 10/2016 tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013 với hơn 100 trường hợp mắc ở người, tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh: Triết Giang, Quảng Đông, Giang Tô, An Huy, đây là các tỉnh đã từng ghi nhận các ổ dịch cúm A(H7N9) trong vài năm gần đây. Các trường hợp mắc đều có tiền sử đi qua các chợ buôn bán gia cầm sống hoặc có tiếp xúc với gia cầm; chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng từ người sang người. Do nước ta có sự giao lưu thương mại, du lịch lớn với Trung Quốc, đặc biệt là với tỉnh Quảng Đông nơi đã ghi nhận nhiều ổ dịch cúm A(H7N9), do đó nguy cơ bị nhiễm vi rút cúm A(H7N9) nếu đến các khu vực có dịch.

Xem chi tiết Next

Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng: giải bài toán gánh nặng bệnh không lây nhiễm

Ngày 28/12/2017, Cục Y tế dự phòng đã phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo tham vấn về đề xuất thành lập Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng nhằm hỗ trợ cho công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm và nâng cao sức khỏe cho người dân Việt Nam

Xem chi tiết Next

Ngày Tết hãy thận trọng khi uống rượu bia vì không có ngưỡng nào là an toàn!

Rượu bia chính là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương. Ngày Tết, gặp nhau mời uống một chút rượu để chúc sức khỏe là một nét văn hóa của người Việt. Tuy nhiên uống nhiều rượu bia, đặc biệt ép nhau uống rượu bia thì không phải là nét “văn hóa” và hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Xem chi tiết Next
Thong ke