Tin tức

Tin tức

​Nâng cao hiệu quả phồng, chống bệnh sởi

14/08/2019 In bài viết

Gần đây Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương vẫn tiếp tục ghi nhận các bệnh nhân mắc sởi mới. Các bác sĩ lưu ý về việc phát hiện sớm để điều trị tránh biến chứng do sởi cũng như biện pháp phòng bệnh chủ động bằng tiêm chủng.
     Gần đây Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số địa phương vẫn tiếp tục ghi nhận các bệnh nhân mắc sởi mới. Các bác sĩ lưu ý về việc phát hiện sớm để điều trị tránh biến chứng do sởi cũng như biện pháp phòng bệnh chủ động bằng tiêm chủng.

     Bác sĩ CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh cho biết thông thường theo lịch, trẻ 9 tháng tuổi sẽ được tiêm ngừa sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên, với trẻ trước tuổi tiêm chủng cũng có nguy cơ mắc sởi, do đó để tránh bị mắc sởi chị không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh sởi, ngay cả người bị sốt phát ban vì không loại trừ là do sởi. Mẹ và người lớn trong gia đình chăm sóc trẻ cần tăng cường sức đề kháng trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo lứa tuổi, giữ vệ sinh chung, tiêm vắc xin theo lịch hẹn của chương trình tiêm chủng mở rộng, đưa trẻ đi uống vitamin A tại trạm y tế (dành cho trẻ từ 6 tháng đến 36 tháng). Bác sĩ cũng lưu ý, trẻ mắc sởi thường có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, chảy nước mắt, đổ ghèn, vùng bên trong của niêm mạc má xuất hiện vài chấm trắng (dấu Koplik), sau đó phát ban thường ở sau tai, lan ra mặt, xuống cổ, xuống toàn thân, có thể có các biến chứng xuất hiện như viêm giác mạc, viêm đường hô hấp (viêm thanh quản), viêm phổi, viêm não, tiêu chảy cấp... Nếu trẻ có các biểu hiện ban đầu như trên, nên đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp.
 
 
Sởi dễ bùng phát tại những cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp
 
     Tiêm chủng theo lịch thường xuyên và tiêm trong chiến dịch
     TS-BS Nguyễn Đức Khoa, Phó Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, sởi thường gia tăng mạnh vào mùa đông - xuân, là thời điểm thích hợp cho các bệnh truyền nhiễm phát triển. Tuy nhiên, bệnh có thể mắc quanh năm, nếu chưa có miễn dịch. Năm nay, bệnh dịch xảy ra ở nhiều tỉnh thành phố. Để phòng bệnh, cần đưa trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ. Vắc xin phòng bệnh sởi được tiêm miễn phí trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Trẻ cần tiêm mũi một lúc được 9 tháng tuổi, mũi kết hợp thứ hai (sởi-rubella)  lúc trẻ 18 tháng tuổi. 
     Tuy nhiên, bác sĩ cũng cho biết thêm bất cứ loại vắc xin nào cũng không thể phòng bệnh cho 100% người tiêm, bao giờ cũng có một tỷ lệ nhất định người không có đáp ứng miễn dịch khi tiêm. Trẻ bị bệnh sởi dù đã tiêm vắc xin có thể là trong số những người không có miễn dịch, hoặc trẻ được tiêm không đủ mũi. Ví dụ như bệnh sởi, trẻ cần được tiêm từ 2 mũi thì mới có miễn dịch bền vững. “Bộ Y tế đang triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi ở những tỉnh, thành phố trọng điểm có nguy cơ bùng phát dịch cao. Nếu con của bạn trong lứa tuổi này, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng bệnh, đảm bảo có miễn dịch bền vững”, bác sĩ Khoa lưu ý. 


Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Tin tức liên quan

VIỆT NAM HOÀN THÀNH NGHIÊN CỨU VẮC XIN PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Hữu, nguyên Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu vắc-xin sốt xuất huyết do Công ty Sanofi Pasteur tài trợ, cho biết: Vắc-xin sốt xuất huyết Dengvaxia của Sanofi Pasteur được bắt đầu nghiên cứu cách đây hơn 20 năm và đã trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu trên động vật và trên người, về dược lý, tính an toàn, hiệu quả.

Xem chi tiết Next

Đà Nẵng giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế

Mỗi năm lượng rác thải nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn rác nhựa trôi nổi, đổ ra đại dương. Rác thải nhựa trở thành mối quan tâm không chỉ ở nước ta mà còn ở rất nhiều quốc gia khác do nó tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Xem chi tiết Next

TTYT huyện Phú Vang Huế tổ chức truyền thông phòng, chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

Nhằm chủ động đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè. Chiều ngày 17/7/2019 , Khoa An toàn thực phẩm (ATTP) đã phối hợp với Tổ QLCLBV-CTXH-TT-CSKH tổ chức truyền thông truyền thông phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa hè.

Xem chi tiết Next

Chuyên gia hướng dẫn theo dõi, phát hiện phản ứng sau tiêm chủng

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia khuyến cáo, sau mũi tiêm, không chỉ việc theo dõi 30 phút đầu ngay tại Trạm Y tế là quan trọng, mà việc theo dõi 1 - 2 ngày sau tiêm chủng rất ý nghĩa để kịp thời phát hiện những bất thường của trẻ.

Xem chi tiết Next
Thong ke