Tin tức

Tin tức

​Ngành y tế sát cánh cùng thai phụ phòng chống dịch do vi rút Zika

15/11/2016 In bài viết

Dịch sốt xuất huyết và bệnh Zika đang lan rộng trên cả nước, đến nay TP. Hồ Chí Minh là địa phương ghi nhận ca nhiễm Zika nhiều nhất. Lần đầu tiên ở Việt Nam, một trường hợp trẻ sơ sinh đã mắc tật đầu nhỏ, qua nhiều lần xét nghiệm trong nước đều đưa đến kết quả cuối cùng là nghi do virút Zika gây nên tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Dịch sốt xuất huyết và bệnh Zika đang lan rộng trên cả nước, đến nay TP. Hồ Chí Minh là địa phương ghi nhận ca nhiễm Zika nhiều nhất. Lần đầu tiên ở Việt Nam, một trường hợp trẻ sơ sinh đã mắc tật đầu nhỏ, qua nhiều lần xét nghiệm trong nước đều đưa đến kết quả cuối cùng là nghi do virút Zika gây nên tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Trong nỗ lực nhằm kiểm soát sự lây lan ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành y tế các tỉnh thành đang dồn sức thành lập các đội dập dịch, phun thuốc diệt lăng quăng... làm sạch môi trường sống xung quanh chỗ ở của con người. Các bà mẹ đang mang thai được tập trung sự quan tâm, theo dõi và thăm khám với chế độ đặc biệt.

Ảnh: Chị H’Klăp, buôn Ađowng Điek, xã Cư Pơng (huyện Krông Búk, Đắk Lắk) đang được thăm khám thai nhi tại Trạm y tế xã Cư Pơng. Chị K’lăp là một trong 200 phụ nữ đang được theo dõi đặc biệt tại huyện Krông Búk. 

 

Ảnh: Trung tâm Y tế huyện K rông Búk đã đưa các máy siêu âm di động về chuẩn khám cho thai phụ ngay tại Trạm Y tế xã Cư Pơng. 

Ảnh: Những tờ rơi và nhiều hình thức tuyên truyền được phổ biến tận các làng xã ở Đắk Lắk hướng dẫn người dân phòng chống sốt xuất huyết và Zika. 

Ảnh: Từ ngày xuất hiện dịch Zika, nhiều phụ nữ mang thai đã chủ đi kiểm tra, xét nghiệm để phòng trường hợp xấu nhất xảy ra. 

 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

(Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/20161114/ba-bau-voi-cuoc-chien-zika/1218421.html)

 

 

Admin

Tin tức liên quan

Khuyến cáo phòng chống kiến ba khoang

Kiến ba khoang (hay còn gọi là kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong) là loài côn trùng có màu là các khoang đen - vàng cam xen kẽ, có thân mình thon, dài như hạt thóc, dài 1 - 1,2cm, ngang 2 - 3mm; kiến có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, một đôi cánh dài mỏng trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới đôi cánh cứng ngắn, bay và chạy rất nhanh. Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn.

Xem chi tiết Next

Đoàn công tác của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cao kết quả triển khai thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) tại Việt Nam

Kết quả chung của Đoàn công tác cho thấy Việt Nam đã thực hiện cam kết triển khai tất cả các lĩnh vực kỹ thuật và đảm bảo duy trì, củng cố kết quả thực hiện IHR trong những năm vừa qua trong việc Phát hiện - Đáp ứng - Dự phòng với các sự kiện y tế công cộng. Đoàn công tác cũng đánh giá cao sự cam kết chính trị của Việt Nam trong việc triển khai chương trình an ninh y tế thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, triển khai các hoạt động cụ thể tại địa phương cũng như có sự phối hợp tốt giữa Bộ Y tế với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan khác

Xem chi tiết Next
Thong ke