Tin tức

Tin tức

​TÌNH HÌNH PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG TỪ 01/01//2016 ĐẾN 30/6/2016

11/08/2016 In bài viết

_
Từ 01/01/2016 đến 30/6/2016, cả nước ghi nhận 788 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng và 34 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng
Phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39oC cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Tỷ lệ phản ứng ghi nhận được đều thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.
Tai biến nặng sau tiêm chủng: Ghi nhận 34 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng tại 17 tỉnh, thành phố bao gồm TP. Hà Nội (11 trường hợp), Phú Thọ (01 trường hợp), Quảng Ninh (01 trường hợp), Bắc Giang (03 trường hợp), Nghệ An (01 trường hợp), Hải Dương (02 trường hợp), Hải Phòng (01 trường hợp), Hà Giang (01 trường hợp), Bình Thuận (01 trường hợp), Tây Ninh (03 trường hợp), Đồng Nai (03 trường hợp), Cần Thơ (01 trường hợp), Kiên Giang (01 trường hợp), Bà Rịa - Vũng Tàu (01 trường hợp), Trà Vinh (01 trường hợp), Ninh Bình (01 trường hợp), TP. Hồ Chí Minh (01 trường hợp), trong đó có 19 trường hợp hồi phục và 15 trường hợp tử vong.
Bảng 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo tỉnh, thành phố
Về loại vắc xin sử dụng, trong 34 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng ghi nhận:
- 03 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin BCG trên tổng số khoảng 800.000 liều đã sử dụng.
- 03 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B trên tổng số khoảng 600.000 liều vắc xin đã sử dụng.
- 24 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem và/hoặc vắc xin OPV, Rota trên tổng số khoảng 2,6 triệu liều vắc xin Quinvaxem và khoảng 4,6 triệu liều vắc xin OPV đã sử dụng, cụ thể:
+18 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem và uống vắc xin OPV (06 trường hợp tử vong, 12 trường hợp hồi phục);
+ 04 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem (01 trường hợp tử vong, 03 trường hợp hồi phục);
+ 02 trường hợp tai biến nặng đã hồi phục sau tiêm vắc xin Quinvaxem và uống vắc xin OPV và vắc xin Rota.
- 02 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin viêm màng não do não mô cầu trên tổng số khoảng 18.800 liều vắc xin đã sử dụng.
- 01 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Pentaxim (Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Hib), viêm gan B và uống vắc xin Rota trên tổng số khoảng 31.000 liều vắc xin Pentaxim đã sử dụng.
- 01 trường hợp tử vong sau tiêm chủng vắc xin Sởi - Rubella trong tổng số khoảng 830.000 liều vắc xin đã sử dụng
Bảng 2. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo loại vắc xin
 
Vắc xin
Số trường hợp
Tử vong Hồi phục Tổng
BCG 03 0 03
Quinvaxem 01 03 04
Quinvaxem - OPV 06 12 18
Quinvaxem - OPV-Rota 0 02 02
Viêm gan B 03 0 03
Sởi - Rubella 01 0 01
Viêm não do não mô cầu 01 01 02
Pentaxim - VGB - Rota 0 01 01
Tổng 15 19 34
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
Tất cả các trường hợp tai biến nặng đều đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh (Hội đồng cấp tỉnh) đánh giá, kết luận, ghi nhận 13 trường hợp (38,2%) do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ; 04 trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân (11,8%); 17 trường hợp sốc phản vệ/phản ứng quá mẫn sau tiêm chủng (50 %), trong đó có 16 trường hợp (94%) đã hồi phục sau khi được xử trí, cấp cứu kịp thời.
Bảng 3. Tỉ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng theo nguyên nhân

 
Tỷ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng  các loại vắc xin đều thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới. Kết quả giám sát công tác phản ứng sau tiêm chủng cho thấy cả 17 tỉnh, thành phố có tai biến nặng sau tiêm chủng đã thực hiện điều tra nguyên nhân kịp thời ngay sau khi nhận được thông tin và báo cáo đủ thông tin theo quy định và đã được Hội đồng cấp tỉnh họp, kết luận nguyên nhân. 33/34 trường hợp này đều được tiêm chủng theo đúng quy trình.

Admin

Tin tức liên quan

Ngành y tế sát cánh cùng thai phụ phòng chống dịch do vi rút Zika

Dịch sốt xuất huyết và bệnh Zika đang lan rộng trên cả nước, đến nay TP. Hồ Chí Minh là địa phương ghi nhận ca nhiễm Zika nhiều nhất. Lần đầu tiên ở Việt Nam, một trường hợp trẻ sơ sinh đã mắc tật đầu nhỏ, qua nhiều lần xét nghiệm trong nước đều đưa đến kết quả cuối cùng là nghi do virút Zika gây nên tại huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk.

Xem chi tiết Next

Đoàn công tác của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cao kết quả triển khai thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) tại Việt Nam

Kết quả chung của Đoàn công tác cho thấy Việt Nam đã thực hiện cam kết triển khai tất cả các lĩnh vực kỹ thuật và đảm bảo duy trì, củng cố kết quả thực hiện IHR trong những năm vừa qua trong việc Phát hiện - Đáp ứng - Dự phòng với các sự kiện y tế công cộng. Đoàn công tác cũng đánh giá cao sự cam kết chính trị của Việt Nam trong việc triển khai chương trình an ninh y tế thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, triển khai các hoạt động cụ thể tại địa phương cũng như có sự phối hợp tốt giữa Bộ Y tế với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan khác

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng chống kiến ba khoang

Kiến ba khoang (hay còn gọi là kiến khoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong) là loài côn trùng có màu là các khoang đen - vàng cam xen kẽ, có thân mình thon, dài như hạt thóc, dài 1 - 1,2cm, ngang 2 - 3mm; kiến có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, một đôi cánh dài mỏng trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới đôi cánh cứng ngắn, bay và chạy rất nhanh. Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin, độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn.

Xem chi tiết Next

Phó chủ tịch UBND TP.HCM hướng dẫn dân diệt lăng quăng

“Muốn chặn dịch bệnh do virus Zika phải diệt lăng quăng. Tuy nhiên, đừng tuyên truyền suông mà phải trực tiếp đến từng hộ dân hướng dẫn".

Xem chi tiết Next
Thong ke