​Phòng chống các bệnh dịch dễ gặp sau mùa mưa lũ

16/10/2016 In bài viết

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ gồm tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm...
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ gồm tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm...
 
Trong tháng mưa bão, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế mạnh mẽ khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa lũ.
 
Theo đó, cần thiết phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường sau  mưa lớn, lũ lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó. Ngoài ra, tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm; phối hợp với nhân viên ngành y tế phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
 
Ngành y tế sẽ  giám sát, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm; đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn… 
 
Tuy nhiên, người dân cần chủ động đảm bảo vệ sinh môi trường quanh khu vực mình sinh sống, thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế tại địa phương. 
 
Nhằm phòng tránh các dịch, bệnh nguy hiểm sau mùa mưa lũ, Cục Y tế dự phòng  khuyến cáo người dân:
 
- Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
 
- Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
 
- Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
 
- Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn…
 
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế


 

Admin

Tin tức liên quan

Tăng cường giám sát và phòng chống hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi

Ngày 17/8/2016, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận 02 trường hợp với chẩn đoán mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (bệnh nhân Đinh Văn N sinh năm 1970, và con trai là Đinh Văn H sinh năm 1995, địa chỉ: xóm Làng Lang, thôn Làng Chai, xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà). Hiện tại hai bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.

Xem chi tiết Next

Bản tin về bệnh dịch ho gà tại xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng

Ngày 11/8/2016, ngay khi nhận được thông tin của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cao Bằng, tại xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm có nhiều người mắc bệnh: ho rũ rượi, mắt đỏ, trong đó có một số trường hợp đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Lâm. Bộ Y tế đã thành lập Đoàn công tác gồm đại diện Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương trực tiếp đến địa phương kiểm tra và hỗ trợ các hoạt động giám sát, điều tra và xử lý dịch bệnh.

Xem chi tiết Next

Hoa Kỳ tăng cường các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh do vi rút Zika tại bang Florida

Theo thông báo của Cơ quan y tế bang Florida (Hoa Kỳ), hiện tại bang này đã phát hiện được 02 khu vực ổ dịch vi rút Zika lưu hành tại địa phương thuộc hạt Miami – Dade bao gồm khu vực Miami Beach và Wynwood. Cơ quan y tế của bang đã tiến hành điều tra, giám sát tới từng hộ gia đình tại các khu vực này để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ. Đến ngày 26/8/2016 đã ghi nhận 42 trường hợp nhiễm vi rít Zika không có tiền sử đi về từ vùng có dịch khác trong tổng số 587 trường hợp dương tính với vi rút Zika ghi nhận tại bang ngày.

Xem chi tiết Next
Thong ke