​Tăng cường giám sát và phòng chống hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại tỉnh Quảng Ngãi

19/08/2016 In bài viết

Ngày 17/8/2016, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận 02 trường hợp với chẩn đoán mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (bệnh nhân Đinh Văn N sinh năm 1970, và con trai là Đinh Văn H sinh năm 1995, địa chỉ: xóm Làng Lang, thôn Làng Chai, xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà). Hiện tại hai bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.
Ngày 17/8/2016, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận 02 trường hợp với chẩn đoán mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (bệnh nhân Đinh Văn N sinh năm 1970, và con trai là Đinh Văn H sinh năm 1995, địa chỉ: xóm Làng Lang, thôn Làng Chai, xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà). Hiện tại hai bệnh nhân đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.

Trường hợp mắc bệnh đầu tiên tại tỉnh Quảng Ngãi được phát hiện từ tháng 4 năm 2011và trong thời gian qua bệnh đã được khống chế hiệu quả tại địa phương. Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân đã được các cơ quan chuyên môn Bộ Y tế xác định nguyên nhân là do nhiễm độc tố vi nấm bởi ăn gạo mốc trên cơ địa người bị thiếu vi chất dinh dưỡng. Để phòng, chống mắc bệnh, biện pháp chính là sử dụng thóc, gạo không bị nấm mốc kết hợp với tăng cường dinh dưỡng và vệ sinh môi trường.
 
Hiện nay, Sở Y tế đang chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp giám sát, phòng, chống bệnh. Ngày 19/8/2016, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có Công văn gửi Sở Y tế và các đơn vị liên quan để chỉ đạo tăng cường các hoạt động phòng chống hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại địa phương, tập trung vào các nhiệm vụ sau:

1. Giám sát dịch tễ, phát hiện sớm và quản lý hiệu quả các trường hợp bệnh, người có men gan cao và người có nguy cơ mắc bệnh tại cộng đồng; tăng cường công tác khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh.

2. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân thu hoạch, bảo quản và sử dụng thóc, gạo bảo đảm chất lượng, phòng tránh nhiễm vi nấm mốc.

3. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để nâng cao thể trạng.

4. Đẩy mạnh hoạt động vệ sinh môi trường; hướng dẫn người dân giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà ở, thôn, xóm và sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt. 
 
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
 



 

Admin

Tin tức liên quan

Bản tin về bệnh dịch ho gà tại xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng

Ngày 11/8/2016, ngay khi nhận được thông tin của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cao Bằng, tại xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm có nhiều người mắc bệnh: ho rũ rượi, mắt đỏ, trong đó có một số trường hợp đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Lâm. Bộ Y tế đã thành lập Đoàn công tác gồm đại diện Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương trực tiếp đến địa phương kiểm tra và hỗ trợ các hoạt động giám sát, điều tra và xử lý dịch bệnh.

Xem chi tiết Next

Phòng chống các bệnh dịch dễ gặp sau mùa mưa lũ

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ gồm tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm...

Xem chi tiết Next

​Hoa Kỳ thông báo tình trạng y tế công cộng khẩn cấp để đối phó với dịch bệnh do vi rút Zika tại Puerto Rico


Ngày 12/8/2016, Chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo tình trạng y tế công cộng khẩn cấp để đối phó với dịch bệnh do vi rút Zika tại Puerto Rico, một đảo thuộc Hoa Kỳ ở khu vực Caribe, do sự gia tăng lây truyền bệnh do vi rút Zika và các mối đe dọa của vi rút đối với sức khỏe phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh tại bang này.

Xem chi tiết Next
Thong ke