Tin tức

Tin tức

​Sử dụng vắc xin ComBE Five trong tiêm chủng mở rộng

26/04/2018 In bài viết

Vắc xin CombE Five đã được đăng ký lưu hành tại Việt Nam từ năm 2017. Vắc xin Combe Five có thành phần và lịch tiêm chủng tương tự với vắc xin Quinvaxem, do đó khi đưa vắc xin ComBE Five vào sử dụng trong TCMR thì cách thức triển khai sẽ thực hiện tương tự như triển khai sử dụng vắc xin Quinvaxem. Vắc xin này sẽ được triển khai trên quy mô tại 4 tỉnh/thành phố thuộc 4 khu vực là Hà Nam, Đồng Tháp, Bình Định, Kon Tum trong tháng 6-7/2018 để rút kinh nghiệm về cách thức triển khai trước khi tổ chức triển khai chuyển đổi sử dụng vắc xin trên phạm vi toàn quốc.

Vắc xin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (DPT – VGB – Hib) được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) từ tháng 6/2010. Loại vắc xin DPT-VGB-Hib sử dụng trong TCMR này là vắc xin Quinvaxem do công ty Berna Biotech Hàn Quốc sản xuất đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Từ tháng 6/2010 đến tháng 12/2017, Việt Nam đã sử dụng khoảng 41 triệu liều vắc xin tiêm chủng miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi, hàng năm có khoảng 1,6 -1,7 triệu trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc được tiêm đủ 3 mũi vắc xin với tỷ lệ tiêm chủng đủ 3 mũi đạt trên 90%. Việc triển khai tiêm vắc xin Quinvaxem góp phần quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em dưới 1 tuổi không bị mắc các bệnh bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

Ngày 10/05/2017, tập đoàn vắc xin Jassen tại Hàn Quốc (nhà sản xuất vắc xin Quinvaxem, Berna Biotech) đã có thư thông báo ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem từ năm 2016 và ngừng cung ứng vắc xin Quinvaxem trên toàn cầu từ năm 2018. Số vắc xin Quinvaxem còn lại tại Việt Nam chỉ đủ để tiêm cho trẻ đến hết tháng 5/2018 và một số tỉnh đến tháng 6/2018. Bộ Y tế đã có kế hoạch chuyển đổi sử dụng vắc xin Quinvaxem sang một loại vắc xin DPT-VGB-Hib tương tự về thành phần và hiệu quả phòng bệnh để thay thế vắc xin này.

Vắc xin DPT-VGB-Hib được lựa chọn để thay thế vắc xin vắc xin Quinvaxem trong TCMR là vắc xin có tên thương mại là vắc xin Combe Five do Ấn Độ sản xuất, được lưu hành tại Ấn Độ từ năm 2010, đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới và đã được sử dụng ở 43 quốc gia trên toàn thế giới với hơn 400 triệu liều. Vắc xin CombE Five đã được đăng ký lưu hành tại Việt Nam từ năm 2017. Vắc xin Combe Five có thành phần và lịch tiêm chủng tương tự với vắc xin Quinvaxem, do đó khi đưa vắc xin ComBE Five vào sử dụng trong TCMR thì cách thức triển khai sẽ thực hiện tương tự như triển khai sử dụng vắc xin Quinvaxem. Vắc xin này sẽ được triển khai trên quy mô tại 4 tỉnh/thành phố thuộc 4 khu vực là Hà Nam, Đồng Tháp, Bình Định, Kon Tum trong tháng 6-7/2018 để rút kinh nghiệm về cách thức triển khai trước khi tổ chức triển khai chuyển đổi sử dụng vắc xin trên phạm vi toàn quốc.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế




 

Admin

Tin tức liên quan

Tích cực, chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết trước mùa dịch

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới tình hình dịch sốt xuất huyết những tháng đầu năm đã giảm ở hầu hết tại các nước trong khu vực châu Á và châu Mỹ La tinh. Tại Việt Nam, từ đầu năm số mắc giảm liên tục qua các tuần. Tích lũy đến tuần 13, cả nước ghi nhận hơn 14 nghìn trường hợp mắc, giảm 37,2% so với cùng kỳ 2017 (22.416/9). Mặc dù số mắc trong khu vực và tại nước ta có giảm trong những tháng đầu năm, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch.

Xem chi tiết Next

Sử dụng vắc xin kịp thời là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh Dại

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm vắc xin. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh, tuy nhiên có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin phòng bệnh dại kịp thời cho người bị chó nghi dại cắn là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại ở người.

Xem chi tiết Next

Tình hình phản ứng sau tiêm chủng năm 2017

Từ 01/01/2017 đến 31/12/2017 cả nước ghi nhận 6.058 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng và 31 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Xem chi tiết Next

Tiêm chủng phòng bệnh viêm não nhật bản

Bệnh nhân mắc viêm não Nhật bản có thể xuất hiện những biến chứng sớm như: viêm phế quản, viêm phổi. Hoặc quá trình điều trị có thể bị viêm bể thận, bàng quang do thông tiểu hoặc đặt sonde dẫn lưu; loét và viêm tắc tĩnh mạch do nằm lâu và rối loạn dinh dưỡng. Những di chứng sớm có thể gặp là: bại hoặc liệt nửa người, mất ngôn ngữ, múa giật, múa vờn, rối loạn phối hợp vận động, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần. Những di chứng muộn có thể gặp là động kinh, nghe kém hoặc điếc, rối loạn tâm thần…

Xem chi tiết Next
Thong ke