​Tăng cường công tác phòng chống bạch hầu tại Hà Giang và Điện Biên

22/09/2023 In bài viết

          Trong những năm qua công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ em đã được quan tâm và tăng cường, nhờ vậy bệnh bạch hầu dã được kiểm soát ở hầu hết các địa phương, tuy nhiên trong thời gian qua dã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bạch hầu tại một số xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Ià Giang và huyện Diện Biên Dông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Tính đến ngày 21/9/2023 tại Hà Giang, Điện Biên, Thái Nguyên ghi nhận 20 trường bạch hầu vào điều trị, 3 trường hợp tử vong tại cả 3 tỉnh. Trường hợp bệnh bắt đầu từ tháng 4, 5 sau đó xuất hiện nhiều vào tháng 8,9. Trường hợp bệnh xuất hiện tại 5 huyện Điện Biên Đông, Mường Chà, Mèo Vạc, Yên Minh, Tp Thái Nguyên thuộc 3 tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Thái Nguyên. Đa số trường hợp mắc là trẻ lớn trên 6 tuổi và người lớn cụ thể như sau: 19/20 trường hợp từ 6 tuổi trở lên (từ 6 đến 34 tuổi, chiếm 95%). Chỉ có 01 trường hợp trong độ tuổi tiêm chủng (2 tuổi).

          Tại một số địa phương công tác chống dịch hiện còn gặp một số khó khăn (chưa có vắc xin phòng bệnh bạch hầu để triền khai chiến dịch tiêm chủng chống dịch; không có huyết thanh kháng độc tổ bạch hầu cho điều trị đặc hiệu; thiếu kinh phí mua thuốc, hóa chất phục vụ phòng chống dịch bệnh; nhân lực trong phòng, chống dịch bệnh và điều trị còn hạn chế; vấn đề hợp tác trong quá trình điều trị của người bệnh và gia dình cùng với cơ quan y tế).

          Để tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu, không để lan rộng, kéo dài, ngày 14/9/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn số 5844/BYT-DP gửi đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang và đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo Ngành y tế và các đơn vị liên quan thực hiện một số nội dung sau:

          - Triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bạch hầu trên dịa bàn tỉnh, bố trí ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác mua vắc xin, thuốc điều trị, hóa chất... để triển khai các nhiệng vụ chống dịch (không bao gồm vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng).

          - Huy động nhân lực hỗ trợ các khu vực có dịch, cử các đội cơ động chống. dịch, đội cấp cứu lưu động hỗ trợ cho các dịa phương triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh.

          - Đề xuất nhu cầu huyết thanh kháng độc tố bạch hầu gửi Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để thực hiện phân bố, quản lý và sử dụng theo quy dịnh.

          - Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về bệnh bạch hầu, các biện pháp phòng chống để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế trong quá trình điều trị.

          - Tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu tại cộng đồng, lấy mẫu xét nghiệm xác định kịp thời trường hợp mắc bệnh, triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, tổ chức điều tra và điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần theo dúng quy dịnh của Bộ Y tế.

          - Tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, phân luồng khám bệnh, phân tuyến điều trị bệnh nhân, thiết lập khu vực riêng khám, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong, thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế việc chuyền bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trên khi không cần thiết.

          - Tổ chức việc theo dõi chất chẽ sức khỏe của trẻ em tại các trường mầm non, tiêu học, trung học cơ sở, trung học phố thông; thường xuyên vệ sinh, thông thoáng lớp học, thông báo kịp thời cho các cơ sở y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để được cách ly, xử lý kịp thời, không để bùng phát ổ dịch.

          - Tổ chức rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu ở tất cả các xã, phường trên địa bàn; thực hiện tiêm bố sung, tiêm vét ngay khi có vắc xin, lưu ý các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực đi lại khó khăn.

          - Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế dự phòng, cán bộ làm công tác điều trị về các nội dung hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch bệnh, chấn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

          - Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát, chỉ đạo tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch, hỗ trợ các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

 

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke