Tin tức

Tin tức

​Tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây truyền sang người

23/10/2015 In bài viết

_
 
Theo thông báo của Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ  đầu tháng 10 đến nay, đã ghi nhận một số ổ dịch cúm A(H5N6) , A(H5N1) trên gia cầm trên địa bàn một số tỉnh: Nam Định, Tuyên Quang, Thái Bình. Để chủ động phòng chống lây nhiễm cúm từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế đã có các Công điện gửi đến Sở Y tế các tỉnh nêu trên (đính kèm) đề nghị khẩn trương triển khai ngay các biện pháp phòng, chống bệnh dịch với nội dung sau:

1. Tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao.
2. 
Phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương giám sát dịch cúm trên gia cầm, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch.
3. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm, điều tra các trường hợp nghi nhiễm các chủng cúm gia cầm ở người; các bệnh viện sẵn sàng thu dung, tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe các trường hợp phơi nhiễm và nghi ngờ nhiễm bệnh, điều trị bệnh nhân kịp thời theo phác đồ của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch.
4. Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.
5. Thực hiện việc phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định của Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và việc khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Cục Y tế dự phòng.
 
Từ đầu năm 2015 đến nay tại Việt Nam không ghi nhận trường hợp nhiễm cúm gia cầm nào trên người, để chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm lây truyền từ  gia cầm sang người, đặc biệt từ nay đến cuối năm,  Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.


 


Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Sốt xuất huyết vẫn gia tăng tại một số quốc gia trên thế giới

Theo thông tin của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương ngày 20/10/2015, tại một số quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương, sốt xuất huyết vẫn có diễn biến phức tạp và đang có xu hướng gia tăng.

Xem chi tiết Next

Thái Bình - Địa phương đầu tiên tổ chức hội thi tiêm chủng

Ngày 24/10, Sở Y tế tỉnh Thái Bình phối hợp với chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (Bộ Y tế) tổ chức hội thi tiêm chủng nhằm nâng cao kiến thức, tay nghề và trách nhiệm trong công tác tiêm chủng cho cán bộ y tế từ các trạm y tế xã.

Xem chi tiết Next

Rượu bia gia tăng bạo lực gấp 6 lần ở giới trẻ

Rượu bia không phải là đồ uống thông thường. Đây thực sự là loại đồ uống nguy hiểm, khi sử dụng ở mức có hại sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và là một trong 5 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật, tử vong trên toàn cầu. Theo các số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương (nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10). Như vậy, uống rượu bia gây hại tới sức khỏe người uống và ảnh hưởng tiêu cực tới cả cộng đồng.

Xem chi tiết Next
Thong ke