​Tình hình dịch đậu mùa khỉ

17/10/2023 In bài viết

Bệnh bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm B. Bệnh gây ra do vi khuẩn bạch hầu sinh độc tố (Corynebacterium diphtheriae). Bệnh lưu hành trên toàn cầu, hay gặp là các ca bệnh tản phát hoặc các vụ dịch nhỏ, chủ yếu ở nhóm dưới 15 tuổi không được tiêm vắc xin. Ổ chứa vi khuẩn bạch hầu là ở người bệnh và người lành mang vi khuẩn, đây vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh. Hiện nay đã ghi nhận số mắc tăng ở nhóm trẻ lớn và người lớn tại những vùng không được tiêm chủng, tỷ lệ tiêm chủng thấp, không tiêm đủ mũi hoặc không được tiêm nhắc lại. Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu không có miễn dịch đặc hiệu hoặc nồng độ kháng thể ở dưới mức bảo vệ. Bệnh có thể gây biến chứng viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do ngoại độc tố của vi khuẩn. Theo thống kê chung của USCDC, tỷ lệ tử vong (chết/mắc) của bệnh có thể 5-10%[1]

Trên thế giới: Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới trong năm 2022 bệnh bạch hầu vẫn ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có một số nước trong khu vực Nam Á, châu Phi có số mắc cao như Ấn Độ (3.286 trường hợp mắc), Niger (736 trường hợp mắc), Indonesia (540 trường hợp mắc), Pakistan (351 trường hợp mắc), Nepal (95 trường hợp mắc), Madagascar (92 trường hợp mắc), Philippines (88 trường hợp mắc), Thụy Sĩ (86 trường hợp mắc), Áo (62 trường hợp mắc), Pháp (60 trường hợp mắc), Afghanistan (50 trường hợp mắc)[2] .

Tại Việt Nam

Bệnh bạch hầu là bệnh có vắc xin phòng bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong những năm gần đây có số mắc giảm nhiều lần so với trước khi bắt đầu triển khai tiêm chủng mở rộng, từ gần 3.500 trường hợp mắc năm 1983 xuống còn khoảng từ 10 đến 50 trường hợp mắc/năm (trong vòng 15 năm trong giai đoạn từ 2004-2019), sau đó số mắc có tăng trở lại vào năm 2020 (226 trường hợp mắc chủ yếu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi và Quảng Trị) và giảm trong các năm 2021 (06 trường hợp mắc) và năm 2022 (02 trường hợp mắc). Từ đầu năm 2023 đến nay cả nước ghi nhận rải rác 20 trường hợp mắc bệnh bạch hầu (có kết quả xét nghiệm PCR dương tính), trong đó 03 trường hợp tử vong. Số mắc từ cuối tháng 8/2023 đến nay với 18/20 ca mắc. Cụ thể như sau:

Phân bố dịch bệnh theo tỉnh

a) Tỉnh Điện Biên: Ghi nhận 06 trường hợp mắc3 tại huyện Điện Biên Đông (xã Pu Nhi: 02 và xã Pú Hồng: 01) và huyện Mường Chà (xã Huổi Mý: 03), trong đó có 01 trường hợp tử vong tại xã Pu Nhi huyện Điện Biên Đông. Đến nay, đã qua 33 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới (ca mắc bệnh cuối cùng ngày 27/8/2023).

b) Tỉnh Hà Giang: Ghi nhận 12 trường hợp mắc tại huyện Mèo Vạc (xã Cán Chu Phìn: 01, Khâu Vai: 02, Sơn Vỹ: 04) và huyện huyện Yên Minh (xã Lũng Hồ: 02, Ngọc Long: 02), trong đó có 01 trường hợp tử vong tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc. (Ca dương tính cuối cùng ngày 16/9/2023).  Qua giám sát chủ động đã ghi nhận 144 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại 24 xã của 4 huyện (Mèo Vạc: 135 trường hợp; Yên Minh: 05 trường hợp; Đồng Văn: 02 trường hợp, Bắc Quang: 02 trường hợp). Các trường hợp này được cách ly, điều trị tại các bệnh viện và tiếp tục theo dõi, giám sát trong vòng 14 ngày kể từ khi xuất viện.  Có 10 xã đã qua 14 ngày không có ca mắc và ca nghi ngờ mắc mới (3 xã của huyện Mèo Vạc, 3 xã của huyện Yên Minh, 2 xã của huyện Đồng Văn, 2 xã của huyện Yên Minh).

c) Tỉnh Thái Nguyên Ghi nhận 02 trường hợp mắc trong tháng 9/2023 là các học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên, có 01 trường hợp tử vong. Đến nay, đã qua 21 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới (ca mắc bệnh cuối cùng ngày 08/9/2023). Tháng 4/2023 ghi nhận 01 trường hợp mắc (dân tộc Mông) và tử vong tại xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông. Tháng 5/2023 ghi nhận 01 trường hợp mắc (dân tộc Mông) tại xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông. Tháng 8/2023 ghi nhận 04 trường hợp mắc: 01 trường hợp mắc (dân tộc Mông) tại xã Pú Hồng huyện Điện Biên Đông, 03 trường hợp mắc (dân tộc Khơ Mú) tại xã Huổi Mý, huyện Mường Chà. 4Tháng 8/2023 ghi nhận 02 trường hợp mắc tại huyện Mèo Vạc (xã Khâu Vai: 01 trường hợp mắc đã tử vong; xã Xín Cái 01 trường hợp mắc). Tháng 9/2023 ghi nhận 10 trường hợp mắc: huyện Mèo Vạc 06 trường hợp mắc (xã Sơn Vĩ: 04 trường hợp; xã Khâu Vai: 01 trường hợp; xã Cán Chu Phìn: 01 trường hợp) và huyện Yên Minh 04 trường hợp mắc (xã Lũng Hồ: 02 trường hợp; xã Ngọc Long: 02 trường hợp).

Phân bố theo tuổi: Đa số trường hợp mắc và nghi mắc là ở trẻ lớn và thanh niên (7-20 tuổi). Kết quả điều tra thực địa tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, trong số 58 ca mắc và nghi ngờ (sau khi đã loại trừ các trường hợp có xét nghiệm âm tính), có 07 ca (12,1%) dưới 7 tuổi, 38 ca (65,5%) từ 7-20 tuổi và 13 ca (22,4%) trên 20 tuổi.

Tiền sử tiêm chủng: 02 trường hợp mắc tại Điện Biên có tiền sử tiêm chủng vắc xin chứa thành phần bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng: 01 trường hợp 10 tuổi (đã tử vong) được tiêm 01 mũi Td và 01 trường hợp 02 tuổi được tiêm 03 mũi vắc xin DPT-VGB-Hib (SII). Các trường hợp mắc khác không rõ tiền sử tiêm chủng.

Tình hình tiêm chủng: Tỷ lệ tiêm đủ 4 liều vắc xin có thành phần bạch hầu cho trẻ dưới 02 tuổi trong 05 năm trở lại đây trên qui mô toàn quốc đạt 80-90%. Riêng năm 2022 chỉ đạt 73%.

- Tại tỉnh Điện Biên: Tỷ lệ tiêm đủ 4 liều vắc xin có thành phần bạch hầu cho trẻ dưới 02 tuổi tại 02 huyện Điện Biên Đông và Mường Chà trong 05 năm trở lại đây về cơ bản đạt khoảng 90%. Riêng huyện Mường Chà năm 2022 chỉ đạt 78%.

- Tại tỉnh Hà Giang: Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ 3 mũi vắc xin DPT-VGB-Hib tại huyện Mèo Vạc từ năm 2019-2022 cơ bản đạt khoảng trên 90%. Tỷ lệ trẻ dưới 7 tuổi được tiêm vắc xin DPT tại huyện Mèo Vạc từ năm 2019 -2022 tương đối cao trong các năm 2019-2021, tuy nhiên thấp ở nhiều xã năm 2022 (có đến 11/12 xã có thông tin tiêm chủng có tỷ lệ này


[1] https://www.cdc.gov/diphtheria/clinicians.html#:~:text=The%20overall%20case%2Dfatality%20rate,rarely%20 results%20in%20severe%20disease.

[2] https://apps.who.int/gho/data/view.main.1540_41?lang=en

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke