Tin tức

Tin tức

​TÌNH HÌNH PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG TỪ 01/01//2015 ĐẾN 30/6/2015 - SỐ TRƯỜNG HỢP TAI BIẾN NẶNG KHÔNG CAO HƠN SO VỚI CÙNG KỲ NĂM 2014

15/07/2015 In bài viết

_
    
 
Từ 01/1/2015 đến 30/6/2015, cả nước ghi nhận 3.612 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng và 13 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39oC sau tiêm chủng cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. Tỷ lệ phản ứng ghi nhận được đều thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.

Tai biến nặng sau tiêm chủng: ghi nhận 13 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng tại 11 tỉnh thành phố bao gồm Bắc Ninh (02 trường hợp), Bắc Giang (01 trường hợp), Hà Nội (01 trường hợp),  Thanh Hóa (01 trường hợp), Đắc Lắc (01 trường hợp), Đà Nẵng (02 trường hợp), Khánh Hòa (01 trường hợp), Bà Rịa Vũng Tàu (01 trường hợp), Long An (01 trường hợp), TP. Hồ Chí Minh (01 trường hợp) và Bến Tre (01 trường hợp), trong đó có 03 trường hợp hồi phục và 10 trường hợp tử vong.
Bảng 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo tỉnh, thành phố

 
Về loại vắc xin sử dụng, ghi nhận 02 trường hợp tử vong sau tiêm chủng vắc xin viêm gan B, 03 trường hợp tử vong sau tiêm chủng vắc xin BCG, 07 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin Quinvaxem - OPV (02 trường hợp hồi phục, 05 trường hợp tử vong) và 01 trường hợp hồi phục sau tiêm chủng vắc xin Quinvaxem - OPV - Rota.
Bảng 2. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo loại vắc xin

 
 
Vắc xin
Số trường hợp
Tử vong Hồi phục Tổng
BCG 03 0 03
Quinvaxem – OPV 05 02 07
Quinvaxem – OPV – Rota 0 01 01
Viêm gan B 02 0 02
Tổng 10 03 13
 
 
Trong số 12 trường hợp đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh (Hội đồng cấp tỉnh) đánh giá, kết luận, ghi nhận 08 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên, chiếm 67%, trong đó có 07 trường hợp tử vong chiếm 58%; 03 trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân (chiếm 25%) và 01 trường hợp do sốc phản vệ đã hồi phục (chiếm 8%), 01 trường hợp theo dõi sốc phản vệ  đã hồi phục tại Hà Nội đã được điều tra nhưng chưa họp Hội đồng cấp tỉnh để kết luận nguyên nhân.
Bảng 3. Tỉ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng theo nguyên nhân

 
 
Tỷ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng đều thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.
Kết quả giám sát công tác phản ứng sau tiêm chủng cho thấy tại 11 tỉnh, thành phố có tai biến nặng sau tiêm chủng đã thực hiện điều tra nguyên nhân kịp thời và báo cáo đủ thông tin theo quy định. 12/13 trường hợp đã có kết luận nguyên nhân của Hội đồng cấp tỉnh. Các trường hợp này đều được tiêm chủng theo đúng quy định bằng vắc xin đảm bảo chất lượng. 

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Hội thảo tham vấn Xây dựng Chiến lược Quốc gia cho Việt Nam về An ninh y tế toàn cầu năm 2015-2020

Chương trình An ninh y tế toàn cầu là chương trình hợp tác giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy quá trình hướng tới một thế giới an toàn trước sự đe dọa của dịch bệnh truyền nhiễm. Các nước tham gia An ninh y tế toàn cầu dựa trên cơ sở thực hiện các nguyên tắc đã được thông qua tại Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) năm 2010 với cam kết đảm bảo tất cả các nước đều có đủ năng lực trong việc giám sát, phát hiện sớm, xử lý các dịch bệnh, minh bạch thông tin và chia sẻ kịp thời thông tin với cộng đồng quốc tế nhằm đáp ứng hiệu quả trước các dịch bệnh trên người và và các dịch bệnh truyền từ động vật sang người.

Xem chi tiết Next

Hàn Quốc không ghi nhận thêm trường hợp nhiễm MERS-CoV mới trong 8 ngày liên tiếp

Từ ngày 5/7/2015 đến 13/7/2015, Hàn Quốc không ghi nhận thêm trường hợp nhiễm bệnh và tử vong mới do dịch MERS-CoV gây ra. Thống kê cho thấy có 186 trường hợp nhiễm MERS-CoV và 36 trường hợp tử vong, trong đó, ca tử vong gần đây nhất xảy ra ngày 10/7/2015. Trong tổng số 39 nhân viên y tế Hàn Quốc nhiễm MERS-CoV có: 08 bác sỹ, 15 y tá, 02 nhân viên chẩn đoán hình ảnh, 01 nhân viên vận chuyển, 02 nhân viên cấp cứu, 08 nhân viên chăm sóc, 02 bảo vệ, 01 nhân viên máy tính.

Xem chi tiết Next

Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch Bạch Hầu tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Xem chi tiết Next
Thong ke