Tin tức

Tin tức

​Tình hình phản ứng sau tiêm chủng từ 01/01/2018 đến 30/9/2018

20/11/2018 In bài viết

Từ 01/01/2018 đến 30/9/2018, cả nước ghi nhận ghi nhận 27.752 trường hợp phản ứng thông thường và 32 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
Từ 01/01/2018 đến 30/9/2018, cả nước ghi nhận ghi nhận 27.752 trường hợp phản ứng thông thường và 32 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
 
Về phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39oC cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ. 
 
Về tai biến nặng sau tiêm chủng: Trong 09 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 32 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng gồm 29 trường hợp tai biến nặng sau tiêm các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và 03 trường hợp tai biến nặng sau tiêm các vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ. 
 

Biểu đồ 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo tỉnh, thành phố
 

- 29 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng tại 12 tỉnh, thành phố, trong đó 26 trường hợp hồi phục và 03 trường hợp tử vong, bao gồm: Ninh Bình (01), Phú Thọ (07), Bắc Giang (04), Thanh Hóa (05), Hà Nội (02), Sơn La (1), Hải Dương (2), Đắc Lắc (01), Bình Định (01), Hậu Giang (01), Cần Thơ (01) và Bà Rịa - Vũng Tàu (03).
- 03 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ đều ghi nhận tại Hà Nội, cả 03 trường hợp đều hồi phục.

Bảng 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo loại vắc xin

Về loại vắc xin sử dụng: trong 32 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng ghi nhận:
- 20 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem (19 trường hợp sau tiêm vắc xin Quinvaxem - OPV và 01 trường hợp sau tiêm vắc xin Quinvaxem - OPV - Rotarix) trên tổng số 3.354.963 liều vắc xin Quinvaxem, 3.504.613 liều vắc xin OPV và 13.625 liều vắc xin Rotarix đã sử dụng. Tỷ lệ phản vệ sau tiêm vắc xin Quinvaxem là 4,47/106 , thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.
- 07 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin VGB và 01 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin BCG (06 trường hợp sau tiêm VGB, 01 trường hợp sau tiêm VGB-BCG, 01 trường hợp sau tiêm BCG) trên tổng số 944.574 liều vắc xin VGB và 1.138.887 liều vắc xin BCG đã sử dụng. 

 

Biểu đồ 2. Tỉ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng theo nguyên nhân

 

- Các trường hợp này đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh họp đánh giá và kết luận, ghi nhận 04 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ (13%), 22 trường hợp phản vệ/phản ứng quá mẫn sau tiêm chủng (68%) và 06 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng không rõ nguyên nhân (19%). Các trường hợp tai biến nặng đều được tiêm chủng theo đúng quy trình.
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Kích hoạt đường dây nóng tự động ghi nhận thông tin dịch bệnh 18009014 thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Ngày 09/11/2018, tại Quảng Ninh, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức InSTEDD tổ chức Lễ kích hoạt đường dây nóng tự động ghi nhận thông tin dịch bệnh 18009014 qua hệ thống nhận diện giọng nói. Tham dự có PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế; lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh; bà Wendy Schuzlt Henry, Giám đốc điều hành tổ chức InSTEDD Hoa Kỳ.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương chỉ đạo triển khai tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh ứng phó với bão số 9

Theo thông báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương bão số 9 sẽ đổ bộ vào khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ gây ra mưa to trên diện rộng, nguy cơ ngập lụt, lũ quét tại các vùng bị ảnh hưởng sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại nhiều địa phương.Thực hiện Công điện số 1671/CĐ-TTg ngày 22/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với bão số 9 và mưa lũ, ngày 23/11/2018 Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế có Công văn số 1312/DT-DP gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương chỉ đạo triển khai tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh ứng phó với bão số 9 với một số nội dung công tác sau:

Xem chi tiết Next

Bệnh sán dây lợn (lợn gạo) và các biện pháp phòng bệnh

Bệnh sán dây/ ấu trùng sán dây lợn hay còn gọi là bệnh sán dải, sán dải heo phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, việc mắc bệnh liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Theo số liệu được báo cáo qua các nghiên cứu, qua các cơ sở điều trị đến nay có ít nhất 55 tỉnh, thành có ca bệnh sán dây/ ấu trùng sán lợn

Xem chi tiết Next

Hội thảo đối thoại chính sách về dự phòng, điều trị và quản lý các bệnh tim mạch tại tuyến y tế cơ sở

​Ngày 12/10/2018 tại Hà Nội, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức PATH và Quỹ Novartis tổ chức Hội thảo đối thoại chính sách nhằm đánh giá thực trạng và kết quả các hoạt động dự phòng, quản lý bệnh tim mạch, đồng thời đề xuất bổ sung, hoàn thiện các chính sách tăng cường hiệu quả phòng, chống bệnh tim mạch tại Việt Nam.

Xem chi tiết Next
Thong ke