Tình hình phản ứng sau tiêm chủng từ 01/01/2020 ĐẾN 31/3/2020
Từ 01/01/2020 đến 31/3/2020, cả nước ghi nhận ghi nhận 3.982 trường hợp phản ứng thông thường và 18 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.
Về phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39oC và các triệu chứng khác.
Về tai biến nặng sau tiêm chủng: ghi nhận 17 trường hợp trong chương trình tiêm chủng mở rộng và 01 trường hợp trong tiêm chủng dịch vụ.
Biểu đồ 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo tỉnh, thành phố trong TCMR
Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong TCMR ghi nhận tại 5 tỉnh, thành phố, bao gồm: Hà Nội (08), Sơn La (06), Nam Định (01), Đà Nẵng (01) và Bà Rịa - Vũng Tàu (01);
Bảng 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo loại vắc xin trong TCMR
Vắc xin |
Tử vong |
Hồi phục |
Tổng |
ComBE Five |
0 |
1 |
1 |
Vắc xin 5 trong 1 do SII sản xuất |
1 |
4 |
5 |
Vắc xin 5 trong 1 do SII sản xuất và OPV |
3 |
4 |
7 |
BCG |
1 |
1 |
2 |
DPT |
0 |
1 |
1 |
Viêm gan B sơ sinh |
1 |
0 |
1 |
Tổng |
6 |
11 |
17 |
Trong 17 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng trong tiêm chủng mở rộng, ghi nhận:
- 13 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin 5 trong 1 (01 trường hợp sau tiêm vắc xin ComBE Five và 12 trường hợp sau tiêm vắc xin do SII sản xuất) trên tổng số 923.487 liều vắc xin 5 trong 1 sử dụng.
- 02 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin BCG trên tổng số 617.700 liều vắc xin BCG đã sử dụng.
- 01 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin DPT trên tổng số 704.870 liều vắc xin Viêm não Nhật Bản đã sử dụng.
- 01 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Viêm gan B sơ sinh trên tổng số 314.950 liều vắc xin Viêm gan B sơ sinh đã sử dụng.
Biểu đồ 2. Tỉ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng theo nguyên nhân
Trong số các trường hợp đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin cấp tỉnh họp đánh giá và kết luận nguyên nhân, ghi nhận:
- 07 trường hợp phản ứng phản vệ do đặc tính cố hữu của vắc xin (63,6%);
- 01 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên (9,1%);
- 03 trường hợp không rõ nguyên nhân (27,3%)
- Không có trường hợp nào thuộc một trong 3 nhóm nguyên nhân: do chất lượng của vắc xin, do thực hành tiêm chủng, do lo sợ.
Các trường hợp tai biến nặng đều được tiêm chủng theo đúng quy trình.
Về tình hình tai biến nặng trong tiêm chủng dịch vụ, đến 31/3/2020 ghi nhận 01 trường hợp hồi phục sau tiêm chủng vắc xin Infanrix Hexa tại TP. Hồ Chí Minh, kết luận của Hội đồng cấp tỉnh: Phản vệ độ III sau khi tiêm vắc xin Infanrix Hexa.
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng
Admin