​Tình hình phản ứng sau tiêm chủng từ ngày 01/01/2017 đến ngày 30/6/2017

02/10/2017 In bài viết

Từ 01/01/2017 đến 30/6/2017, cả nước ghi nhận 1.740 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng và 21 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Từ 01/01/2017 đến 30/6/2017, cả nước ghi nhận 1.740 trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng và 21 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt <39oC cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.
Tai biến nặng sau tiêm chủng: Ghi nhận 21 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng tại 13 tỉnh, thành phố bao gồm TP. Hà Nội (04 trường hợp), Hòa Bình (02 trường hợp), Lai Châu (01 trường hợp), Phú Thọ (01 trường hợp), Hải Dương (01 trường hợp), Nghệ An (01 trường hợp), Bắc Giang (01 trường hợp), Đắc Lắc (01 trường hợp), Gia Lai (01 trường hợp), Kon Tum (01 trường hợp), Bình Định (02 trường hợp), Sóc Trăng (01 trường hợp), TP. Hồ Chí Minh (04 trường hợp), trong đó có 12 trường hợp hồi phục và 09 trường hợp tử vong.

Bảng 1. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo tỉnh, thành phố

 

Về loại vắc xin sử dụng, trong 21 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng ghi nhận:
- 03 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin BCG,
- 01 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin BCG, Quinvaxem và uống OPV,
- 10 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem và uống vắc xin OPV (02 trường hợp tử vong, 08 trường hợp hồi phục),
Trên tổng số khoảng 793.000 liều vắc xin BCG, khoảng 2,42 triệu liều vắc xin Quinvaxem và 2,35 triệu liều vắc xin OPV đã sử dụng;
- 02 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B trên tổng số khoảng 616.000 liều vắc xin đã sử dụng
- 01 trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản trên tổng số khoảng 2,2 triệu liều vắc xin đã sử dụng
- 01 trường hợp hồi phục sau tiêm vắc xin uốn ván trên tổng số khoảng 1,6 triệu liều vắc xin đã sử dụng
- 01 trường hợp hồi phục sau tiêm vắc xin MMR và thủy đậu (Varicella) trên tổng số khoảng 4.000 liều vắc xin MMR và 15.000 liều vắc xin Varicella đã sử dụng
- 01 trường hợp hồi phục sau tiêm vắc xin viêm màng não do não mô cầu (VA-Mengoc BC) trên tổng số khoảng 34.000 liều vắc xin đã sử dụng.
- 01 trường hợp hồi phục sau tiêm vắc xin Pentaxim-Engerix-Rotarix trên tổng số khoảng 86.000 liều vắc xin Pentaxim, 90.000 liều vắc xin Engerix và 37.800 liều vắc xin Rotarix đã sử dụng.

Bảng 2. Tai biến nặng sau tiêm chủng theo loại vắc xin

 
 Vắc xin Số trường hợp
Tử vong Hồi phục Tổng
BCG 03 0 03
BCG - Quinvaxem - OPV 01 0 01
Quinvaxem - OPV 02 08 10
Viêm gan B 02 0 02
Viêm não Nhật Bản 01 0 01
Uốn ván 0 01 01
MMR - Varicella 0 01 01
Viêm não do não mô cầu 0 01 01
Pentaxim - VGB - Rotarix 0 01 01
Tổng 09 12 21
 
 

Trong số 21 trường hợp đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh (Hội đồng cấp tỉnh) đánh giá, kết luận, ghi nhận 04 trường hợp (19%) do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ, 06 trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân (28,6%), 11 trường hợp sốc phản vệ/phản ứng quá mẫn/phản ứng phản vệ sau tiêm chủng (52,4%), trong đó có 10 trường hợp đã hồi phục sau khi được xử trí, cấp cứu kịp thời.

 Bảng 3. Tỉ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng theo nguyên nhân

 

Tỷ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng  các loại vắc xin đều thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.
Kết quả giám sát công tác phản ứng sau tiêm chủng cho thấy cả 13 tỉnh, thành phố có tai biến nặng sau tiêm chủng đã thực hiện điều tra nguyên nhân kịp thời ngay sau khi nhận được thông tin và báo cáo đủ thông tin theo quy định. 21/21 trường hợp đã được Hội đồng cấp tỉnh họp, kết luận nguyên nhân. Các trường hợp này đều được tiêm chủng theo quy định.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế


 

Admin

Tin tức liên quan

Nỗ lực của ngành y tế là yếu tố tiên quyết

Đến thời điểm hiện tại, dịch sốt xuất huyết (SXH) đã bắt đầu có dấu hiệu chững lại. Số ca mắc mới chỉ còn rất ít. Để có được kết quả đó, ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ý thức tham gia phòng, chống dịch của mọi người dân thì nỗ lực của ngành y tế chính là những yếu tố tiên quyết trong việc giảm số ca mắc bệnh, không để phát sinh thêm số ca tử vong.

Xem chi tiết Next

Hà Nội: Số mắc sốt xuất huyết từ trên 500 ca xuống khoảng 100 ca/ngày

​Sau 7 tuần liên tiếp tích cực triển khai các hoạt động phòng chống dịch, số mắc sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội đã giảm 80%, tức từ 500 ca xuống còn trên 100 ca/ngày.

Xem chi tiết Next

Lễ mít tinh hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh dại 2017 - Vì mục tiêu “Không còn người chết vì bệnh dại từ năm 2030”

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người. Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại. Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vắc xin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại. Người nhiễm vi rút dại khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%, mặc dù vậy bệnh dại hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu người bị động vật nghi dại cắn được tiêm phòng vắc xin đúng và đầy đủ. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh dại trên người, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người bị động vật cắn cần được tiêm vắc xin điều trị dự phòng bệnh dại.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo chủ động phòng chống dịch mùa mưa lũ

Bước vào mùa mưa bão, nhiều đợt mưa, bão lớn xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, gây lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, đặc biệt tại các tỉnh miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung. Đây cũng là thời điểm các nguy cơ dịch bệnh mùa mưa lũ đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Xem chi tiết Next
Thong ke