Phó chủ tịch UBND TP.HCM hướng dẫn dân diệt lăng quăng
“Muốn chặn dịch bệnh do virus Zika phải diệt lăng quăng. Tuy nhiên, đừng tuyên truyền suông mà phải trực tiếp đến từng hộ dân hướng dẫn".
Xem chi tiếtThứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM
11 / 1 / 2021
20/11/2016 In bài viết
Ngày 18/11/2016, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức cuộc họp trực tuyến lần thứ năm của Ủy ban khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (2005) liên quan đến chứng đầu nhỏ, các rối loạn thần kinh khác và vi rút Zika.
Uỷ ban đã báo cáo việc triển khai các khuyến nghị tạm thời đã được Tổng Giám đốc WHO thông qua từ 4 cuộc họp trước của Uỷ ban. Uỷ ban đã cập nhật diễn biến gần đây nhất về sự lan rộng của vi rút Zika, lịch sử tự nhiên, dịch tễ học, chứng đầu nhỏ và các biến chứng khác ở trẻ sơ sinh liên quan đến vi rút Zika, hội chứng Guillain-Barré (GBS) và kiến thức hiện nay về lây truyền vi rút Zika qua đường tình dục.
Brazil, Thái Lan và Hoa Kỳ đã cung cấp thông tin về chứng đầu nhỏ, hội chứng Guillain-Barré và các rối loạn thần kinh khác liên quan đến nhiễm vi rút Zika cũng như các biện pháp phòng chống đang được triển khai tại những quốc gia này.
Tổng giám đốc WHO đã thông báo nhiễm vi rút Zika là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế dẫn tới thế giới phải có đáp ứng và điều phối khẩn cấp, cũng như cung cấp những hiểu biết mối liên quan giữa nhiễm vi rút Zika và hậu quả nghiêm trọng lâu dài đối với sức khỏe mà WHO, các quốc gia và các đối tác phải quản lý như là mối đe dọa bệnh truyền nhiễm.
Ủy ban khẩn cấp lần đầu tiên đã khuyến cáo nhiễm vi rút Zika là một sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế vào tháng 2 năm 2016 trên cơ sở một chùm ca bệnh đầu nhỏ bất thường và các rối loạn thần kinh khác được báo cáo tại Brazil, sau đó là một chùm ca bệnh tương tự được ghi nhận tại Polynesia - Pháp có những mối liên quan về địa lý đối với nhiễm vi rút Zika đã tạo nên những yêu cầu khẩn cấp về điều phối và nghiên cứu. Hiện nay các nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa nhiễm vi rút Zika và chứng đầu nhỏ, Ủy ban khẩn cấp cho rằng một cơ chế kỹ thuật dài hạn mạnh mẽ đã được yêu cầu để quản lý các đáp ứng trên toàn cầu.
Ủy ban khẩn cấp nhận thấy nhiễm vi rút Zika và những hậu quả do nhiễm vi rút này vẫn là một thách thức y tế công cộng đòi hỏi phải hành động mạnh mẽ nhưng không còn là một sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế được xác định theo Điều lệ Y tế quốc tế. Nhiều khía cạnh của bệnh này và hậu quả liên quan vẫn cần phải hiểu rõ hơn nữa, nhưng điều này tốt nhất có thể thực hiện thông qua nghiên cứu bền vững. Ủy ban khẩn cấp khuyến cáo rằng điều này cần xây dựng thành một chương trình bền vững với các nguồn lực thích hợp để đưa ra bản chất lâu dài của bệnh và hậu quả liên quan của nó. Ủy ban đã xem xét những khuyến nghị tại các cuộc họp trước đây, thống nhất rằng WHO và các đối tác đã đưa ra lời khuyên một cách có hệ thống. Hơn nữa, Ủy ban khẩn cấp đã xem xét và đồng ý với kế hoạch chuyển tiếp về Zika do WHO phác thảo thiết lập cơ chế đáp ứng lâu dài cùng với các mục tiêu chiến lược đã được xác định trong kế hoạch chiến lược ứng phó với vi rút Zika.
Với những ý kiến nêu trên, Tổng giám đốc WHO tuyên bố kết thúc sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế liên quan đến nhiễm vi rút Zika. Tổng giám đốc cũng nhắc lại những khuyến cáo tạm thời từ các cuộc họp của Uỷ ban trước đây sẽ được tích hợp vào cơ chế đáp ứng lâu dài.
Ủy ban khẩn cấp thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (2005) của WHO
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
Admin
“Muốn chặn dịch bệnh do virus Zika phải diệt lăng quăng. Tuy nhiên, đừng tuyên truyền suông mà phải trực tiếp đến từng hộ dân hướng dẫn".
Xem chi tiếtKết quả chung của Đoàn công tác cho thấy Việt Nam đã thực hiện cam kết triển khai tất cả các lĩnh vực kỹ thuật và đảm bảo duy trì, củng cố kết quả thực hiện IHR trong những năm vừa qua trong việc Phát hiện - Đáp ứng - Dự phòng với các sự kiện y tế công cộng. Đoàn công tác cũng đánh giá cao sự cam kết chính trị của Việt Nam trong việc triển khai chương trình an ninh y tế thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, triển khai các hoạt động cụ thể tại địa phương cũng như có sự phối hợp tốt giữa Bộ Y tế với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan khác
Xem chi tiết