Tin tức

Tin tức

​Việt Nam, Lào, Căm puchia diễn tập về giám sát và đáp ứng dịch cúm gia cầm lan truyền qua biên giới

19/05/2017 In bài viết

Ngày 10-11/5 vừa qua, ba quốc gia có cùng đường biên giới, Việt Nam, Lào, Căm puchia đã cùng tổ chức Hội thảo diễn tập tình huống về giám sát và đáp ứng dịch cúm gia cầm lan truyền giữa các tỉnh biên giới.

Ngày 10-11/5 vừa qua, ba quốc gia có cùng đường biên giới, Việt Nam, Lào, Căm puchia đã cùng tổ chức Hội thảo diễn tập tình huống về giám sát và đáp ứng dịch cúm gia cầm lan truyền giữa các tỉnh biên giới.

 

Tham dự Hội thảo diễn tập lần này bao gồm đại diện Lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác phòng chống dịch bệnh của một số Vụ, Cục của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp của Việt Nam, Lào, Cămpuchia. Về phía Việt Nam, có sự tham dự của Cục Y tế dự phòng, Vụ Truyền thông thi đua khen thưởng; các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; Đại diện các Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Chi cục Thú y các tỉnh có chung biên giới với Cămpuchia và Lào và Ban Quản lý Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông (CDCII). Bộ Y tế Lào và Cămpuchia cũng cử đại diện cán bộ phụ trách công tác phòng chống dịch bệnh của tuyến Trung ương và tuyến tỉnh chung đường biên giới với 3 nước. Hội thảo có sự tham gia của các đại diện quốc tế: WHO, FAO, USCDC và ADB.

Hội thảo diễn tập tại bàn về giám sát và đáp ứng dịch cúm gia cầm là cơ hội lớn để các tỉnh biên giới 3 quốc gia Việt Nam, Lào, Căm puchia đánh giá tình hình thực tế, kiểm tra các cơ chế chia sẻ thông tin dịch bệnh truyền nhiễm giữa các quốc gia và phối hợp đáp ứng xử lý dịch cúm gia cầm giữa các tỉnh có cùng biên giới khi có tình huống dịch bệnh xảy ra. 

 

Theo ông Rustam Muzafarov, Điều phối viên Dự án CDC II, việc thực hiện chia sẻ thông tin dịch bệnh truyền nhiễm cũng như công tác phối hợp giữa 3 nước tại các tỉnh biên giới mặc dù đã ghi nhận có nhiều tích cực và chủ động thời gian qua, tuy vậy vẫn còn một sốhạn chế nhất định; vì thế, Hội thảo là dịp cùng thảo luận và thống nhất việc áp dụng các bộ công cụ hiện có về phối hợp điều tra dịch tễ và xét nghiệm, Hướng dẫn chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm giữa các cặp tỉnh chung biên giới đã được các nước Việt Nam, Lào, Campuchia đã thông qua. Trên cơ sở diễn tập, các nước cùng thảo luận phát hiện những khó khăn, thách thức, những khoảng trống để tìm ra các giải pháp, cách thức thực hiện nhằm khắc phục các vấn đề này, củng cố việc phối hợp giữa đầu mối các tuyến tỉnh, trung ương của 3 nước có chung đường biên giới trong phòng chống dịch bệnh. 

Các nước đã cùng thực hiện diễn tập trong vòng 2 ngày với những kịch bản tình huống cụ thể với bối cảnh dịch cúm gia cầm xuất hiện và lây lan tại khu vực biên giới giữa 3 quốc gia, đây là tình huống có thể xảy ra và là sự kiện y tế công cộng được cả 3 nước cùng quan tâm. Các đại biểu tham dự đã tham gia một cách tích cực, thảo luận sôi nổi và đưa ra nhiều ý kiến xử lý tình huống phù hợp với các quy định của quốc gia và các hướng dẫn chung của các nước trong khu vực. Đồng thời cũng đã đưa ra những chia sẻ, góp ý, bài học kinh nghiệm quý báu cho cả ba quốc gia trong việc đáp ứng chung với dịch bệnh truyền nhiễm. 

Các đại biểu coi đây là một hoạt động ý nghĩa giữa ba quốc gia nhằm đánh giá lại hiệu quả phối hợp hoạt động cũng như tăng cường tình đoàn kết trong công tác phòng chống dịch bệnh. Kết thúc buổi diển tập, ThS. Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Việt Nam đánh giá cao sự tham gia của các đại biểu từ các nước Lào, Campuchia và Việt Nam, sự hỗ trợ của các Tổ chức quốc tế, trong thời gian tới, dựa trên những kết quả tích cực của Hội thảo diễn tập lần này, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp mạnh mẽ hơn nữa với Lào, Căm puchia trong các hoạt động phòng chống dịch xuyên biên giới cũng như tham gia các diễn tập theo các tình huống cụ thể ở cấp tỉnh, huyện trong thời gian tới.

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế


 

 

Admin

Tin tức liên quan

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp

Phần lớn tăng huyết áp (THA) ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân (THA nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (THA thứ phát, xem Phụ lục 1 – Nguyên nhân gây THA thứ phát, các yếu tố nguy cơ tim mạch, biến chứng & tổn thương cơ quan đích do THA).
3. CHẨN ĐOÁN

Xem chi tiết Next

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông mê kông giai đoạn 2

Mục tiêu chung của dự án nhằm làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm phổ biến, khống chế không để dịch lớn xảy ra, giảm gánh nặng bệnh tật cho nhân dân trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, cụ thể: (i) tăng cường năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng chống dịch quốc gia; (ii) nâng cao công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho các nhóm dân cư có nguy cơ và (iii) tăng cường hợp tác khu vực trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng chống bệnh lỵ trực khuẩn

Bệnh lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do trực khuẩn Shigella gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng, từ người bệnh sang người lành trực tiếp qua tiếp xúc, hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn. Các loại côn trùng như ruồi, nhặng, gián, … làm lây lan mầm bệnh sang thức ăn.

Xem chi tiết Next
Thong ke