​Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông mê kông giai đoạn 2

03/11/2016 In bài viết

Mục tiêu chung của dự án nhằm làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm phổ biến, khống chế không để dịch lớn xảy ra, giảm gánh nặng bệnh tật cho nhân dân trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, cụ thể: (i) tăng cường năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng chống dịch quốc gia; (ii) nâng cao công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho các nhóm dân cư có nguy cơ và (iii) tăng cường hợp tác khu vực trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Giai đoạn 2006 – 2009, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ Việt Nam triển khai Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, nằm trong Dự án tổng thể bao gồm 3 nước Lào, Căm-pu-chia, Việt Nam với tổng kinh phí là 38,78 triệu USD. Mục tiêu chung của dự án nhằm làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm phổ biến, khống chế không để dịch lớn xảy ra, giảm gánh nặng bệnh tật cho nhân dân trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, cụ thể: (i) tăng cường năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng chống dịch quốc gia; (ii) nâng cao công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho các nhóm dân cư có nguy cơ và (iii) tăng cường hợp tác khu vực trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Tại Việt Nam, Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông đã triển khai đúng tiến độ, đạt mục tiêu và hiệu quả, cụ thể: (i) tăng cường năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng chống dịch quốc gia qua việc hoàn thiện cơ chế, xây dựng Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn Luật để thực hiện; đầu tư phương tiện (xe máy), trang thiết bị chống dịch, trang thiết bị phòng xét nghiệm, cho 14 tỉnh, thành phố, 60 quận, huyện dự án; đầu tư phương tiện (ô tô), trang thiết bị chống dịch cho 12 trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, 5 đơn vị kiểm dịch thuộc trung tâm y tế dự phòng; nâng cao năng lực giám sát, đáp ứng chống dịch, kỹ năng phòng xét nghiệm, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện qua các khóa tập huấn ngắn hạn và dài hạn, chuyến thăm quan, học tập kinh ngiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới. Triển khai mô hình cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh nhằm phát hiện sớm các trường hợp bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng, triển khai các biện pháp chống dịch kịp thời. (ii) nâng cao khả năng phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho các nhóm dân cư có nguy cơ cụ thể: Hỗ trợ tiêm vắc xin và các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh Viêm não Nhật Bản cho đối tượng có nguy cơ tại 5 tỉnh, thành phố trọng điểm; triển khai thực hiện việc lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh tại 5 tỉnh, thành phố; triển khai hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại cộng đồng cho 14 xã của 7 tỉnh, thành phố trọng điểm; tổ chức hoạt động phòng chống chủ động bệnh giun truyền qua đất tại 14 tỉnh, thành phố dự án. (iii) tăng cường hợp tác khu vực trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm qua việc trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo, diễn đàn khu vực về chuyên môn kỹ thuật phòng chống bệnh truyền nhiễm, bước đầu có những hợp tác cụ thể trong việc khống chế sự lan truyền bệnh tật qua biên giới.

Tuy nhiên cùng với sự phát triển của các bệnh dịch mới đe dọa tới sự phát triển kinh tế trong khu vực đòi hỏi phải có sự phối hợp tốt hơn giữa các nước trong khu vực đặc biệt là những vùng biên giới giữa các nước. Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 2 (CDC2) được xây dựng kế thừa kết quả của CDC1 cũng như đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong những năm tới của chính phủ Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung. Dự án sẽ được thực hiện tại 3 nước Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam, gồm các tỉnh phân theo 3 nhóm hành lang kinh tế có chung đường biên giới, nhằm hỗ trợ công tác phòng chống bệnh dịch tại từng nước trong khu vực, tiến tới khống chế sự lây lan bệnh truyền nhiễm qua biên giới.

Dưới đây là nội dung Báo cáo nghiên cứu tính khả thi của Dự án:

 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế








 

Admin

Tin tức liên quan

Thực trạng hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm tại địa bàn dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, giai đoạn 2

Hệ thống giám sát các BTN Việt Nam được triển khai ở tất cả các tuyến, bao gồm: Trung ương (Cục YTDP), khu vực (Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur, Viện SR-KST-CT), tỉnh (TTYTDP tỉnh, Trung tâm KDYTQT), huyện (TTYT huyện), xã/phường (Trạm Y tế xã/phường) và bệnh viện các tuyến. Nhiệm vụ chính của hệ thống này là phát hiện và báo cáo tất cả các BTN trong diện quản lý xẩy ra trong cộng đồng và vào điều trị tại bệnh viện các tuyến nhằm phát hiện sớm và khống chế kịp thời các dịch bệnh.

Xem chi tiết Next

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp

Phần lớn tăng huyết áp (THA) ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân (THA nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (THA thứ phát, xem Phụ lục 1 – Nguyên nhân gây THA thứ phát, các yếu tố nguy cơ tim mạch, biến chứng & tổn thương cơ quan đích do THA).
3. CHẨN ĐOÁN

Xem chi tiết Next

Đánh giá ban đầu dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông mê kông, giai đoạn 2

Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, việc hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, du lịch giữa các nước trên thế giới và trong khu vực được tăng cường, đặc biệt ở các nước có chung đường biên giới làm nảy sinh nhiều vấn đề cần có sự quan tâm chung. Việc hội nhập kinh tế khu vực mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng làm gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS và bệnh truyền nhiễm gây dịch.

Xem chi tiết Next

Việt Nam, Lào, Căm puchia diễn tập về giám sát và đáp ứng dịch cúm gia cầm lan truyền qua biên giới

Ngày 10-11/5 vừa qua, ba quốc gia có cùng đường biên giới, Việt Nam, Lào, Căm puchia đã cùng tổ chức Hội thảo diễn tập tình huống về giám sát và đáp ứng dịch cúm gia cầm lan truyền giữa các tỉnh biên giới.

Xem chi tiết Next
Thong ke