​Đánh giá ban đầu dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông mê kông, giai đoạn 2

08/08/2016 In bài viết

Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, việc hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, du lịch giữa các nước trên thế giới và trong khu vực được tăng cường, đặc biệt ở các nước có chung đường biên giới làm nảy sinh nhiều vấn đề cần có sự quan tâm chung. Việc hội nhập kinh tế khu vực mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng làm gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS và bệnh truyền nhiễm gây dịch.
Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, việc hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, du lịch giữa các nước trên thế giới và trong khu vực được tăng cường, đặc biệt ở các nước có chung đường biên giới làm nảy sinh nhiều vấn đề cần có sự quan tâm chung. Việc hội nhập kinh tế khu vực mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng làm gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS và bệnh truyền nhiễm gây dịch.

Việt Nam nhận được khoản vay ưu đãi của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) để thực hiện Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, giai đoạn 2. Dự án giai đoạn 2 đang bắt đầu được triển khai tại Việt Nam, Lào và Cam pu chia, gồm các tỉnh phân theo 3 nhóm có chung đường biên giới, sẽ tập trung vào hoạt động hợp tác qua biên giới trong phòng chống bệnh truyền nhiễm. Tại Việt Nam dự án sẽ được triển khai tại 20/63 tỉnh/thành phố trên cả nước, 4 Viện VSDT/Pasteur, 3 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng -Côn trùng và Cục Y tế dự phòng trong 5 năm từ năm 2011 đến năm 2015. Mục tiêu chung của dự án nhằm làm giảm tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh truyền nhiễm đặc biệt các bệnh truyền nhiễm vùng nhiệt đới ít được quan tâm. Hỗ trợ công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong nước và phối hợp với các nước trong khu vực phòng chống dịch bệnh. Nâng cao sức khỏe cho người dân khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, góp phần thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) 4,5,6.

Dưới đây là toàn bộ nội dung đánh giá:


 
Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Sổ tay Giải ngân Khoản vay

Sổ tay Giải ngân Khoản vay là tài liệu biên soạn các chính sách, hướng dẫn, thông lệ và thủ tục giải ngân của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Cuốn Sổ tay sẽ là hướng dẫn tham khảo hữu ích cho các cán bộ ADB, bên vay là quốc gia thành viên đang phát triển, công chức và các cán bộ dự án của các cơ quan thực hiện và các ban quản lý dự án trong việc thiết kế và điều hành có hiệu quả công tác giải ngân, tạo điều kiện cho việc triển khai dự án.

Xem chi tiết Next

Thực trạng hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm tại địa bàn dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, giai đoạn 2

Hệ thống giám sát các BTN Việt Nam được triển khai ở tất cả các tuyến, bao gồm: Trung ương (Cục YTDP), khu vực (Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur, Viện SR-KST-CT), tỉnh (TTYTDP tỉnh, Trung tâm KDYTQT), huyện (TTYT huyện), xã/phường (Trạm Y tế xã/phường) và bệnh viện các tuyến. Nhiệm vụ chính của hệ thống này là phát hiện và báo cáo tất cả các BTN trong diện quản lý xẩy ra trong cộng đồng và vào điều trị tại bệnh viện các tuyến nhằm phát hiện sớm và khống chế kịp thời các dịch bệnh.

Xem chi tiết Next

Báo cáo thực hiện và đánh giá hiệu quả dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông mê kông giai đoạn 2 năm 2011-2012

Theo số liệu thống kê hàng năm của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tổng hợp từ nguồn thông tin của hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên cả nước, 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc, chết cao nhất/100,000 dân toàn quốc tại năm 2011 và năm 2012

Xem chi tiết Next

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông mê kông giai đoạn 2

Mục tiêu chung của dự án nhằm làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm phổ biến, khống chế không để dịch lớn xảy ra, giảm gánh nặng bệnh tật cho nhân dân trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, cụ thể: (i) tăng cường năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng chống dịch quốc gia; (ii) nâng cao công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho các nhóm dân cư có nguy cơ và (iii) tăng cường hợp tác khu vực trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Xem chi tiết Next
Thong ke