​Báo cáo thực hiện và đánh giá hiệu quả dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông mê kông giai đoạn 2 năm 2011-2012

23/11/2016 In bài viết

Theo số liệu thống kê hàng năm của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tổng hợp từ nguồn thông tin của hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên cả nước, 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc, chết cao nhất/100,000 dân toàn quốc tại năm 2011 và năm 2012
Báo cáo
thực hiện và đánh giá hiệu quả dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông mê kông giai đoạn 2
 năm 2011-2012
 
Mục tiêu chung
  1. Giảm tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh truyền nhiễm đặc biệt các bệnh truyền nhiễm vùng nhiệt đới ít được quan tâm. Hỗ trợ công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong nước và phối hợp với các nước trong khu vực phòng chống dịch bệnh. Nâng cao sức khỏe cho người dân khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, góp phần thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) 4, 5, 6.
Mục tiêu cụ thể
  1. Dự án gồm 6 mục tiêu cụ thể: (i)Tăng cường hợp tác khu vực tiểu vùng sông Mê Kông trong phòng chống bệnh truyền nhiễm. (ii)Tăng cường năng lực giám sát, đáp ứng chống dịch quốc gia. Đẩy mạnh thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) và Chiến lược phòng chống bệnh mới nổi khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APSED). (iii) Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, đặc biệt tuyến huyện, xã. (iv)Cải thiện khả năng lồng ghép trong lập kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm. (v) Hỗ trợ kiểm soát các bệnh sốt xuất huyết và các bệnh nhiệt đới ít được quan tâm. (vi) Nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh truyền nhiễm cho người dân khu vực ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế nhưng chịu gánh nặng bệnh tật và có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lớn
Thành phần dự án
  1. Dự án gồm 3 thành phần tương ứng với các mục tiêu Dự án cần đạt được bao gồm: (i) Thành phần 1: Tăng cường hệ thống phòng chống bệnh truyền nhiễm  khu vực (ii) Thành phần 2: Tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm ở khu vực biên giới và hành lang kinh tế (iii) Thành phần 3: Lồng ghép quản lý dự án
Các tiểu thành phần dự án
  1. Thành phần 1 gồm 3 tiểu thành phần: (i)Tăng cường hợp tác khu vực cho công tác  phòng chống bệnh truyền nhiễm. (ii) Nâng cao năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng. (iii) Tập trung hỗ trợ phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các bệnh nhiệt đới ít được quan tâm.
  2. Tiểu thành phần 2 gồm 2 tiểu thành phần: (i) Cải thiện công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa vào cộng đồng. (ii) Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm
  3. Tiểu thành 3 gồm 3 tiểu thành phần: (i) Quản lý chung và theo dõi dự án. (ii) Quản lý mua sắm đấu thầu và tài chính. (iii) Duy trì dự án.
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm (/100,000 dân toàn quốc):
Theo số liệu thống kê hàng năm của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tổng hợp từ nguồn thông tin của hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên cả nước, 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc, chết cao nhất/100,000 dân toàn quốc tại năm 2011 và năm 2012 như sau:
8. Năm 2011: (i) 10 bệnh có tỷ lệ mắc/100,000 dân cao nhất là: Cúm (1611,18), tiêu chảy (842,13), dại (382,96), tay chân miệng (126,39), sốt xuất huyết Dengue (78,049), sốt rét (50,64), lỵ trực trùng (46,37), thủy đậu (45,35), Rubella (42,34), quai bị (39,33); (ii) 10 bệnh có tỷ lệ chết/100,000 dân cao nhất là: Tay chân miệng (0,189), dại (0,120), sốt xuất huyết Dengue (0,068), sốt rét (0,015), viêm não do vi rút (0,033), uốn ván sơ sinh (0,018), bệnh do liên cầu lợn ở người (0,015), cúm (0,006), bệnh do não mô cầu (0,006), tiêu chảy (0,005).
9. Năm 2012: (i) 10 bệnh có tỷ lệ mắc/100,000 dân cao nhất là: Cúm (1505,9), tiêu chảy (804,75), dại (382,96), tay chân miệng (177,23), sốt xuất huyết Dengue (78,08), sốt rét (49,13), lỵ trực trùng (48,19), thủy đậu (31,91), quai bị (33,75), lỵ amip (26,55); (ii) 10 bệnh có tỷ lệ chết/100,000 dân cao nhất là: Dại (0,120), sốt xuất huyết Dengue (0,07), tay chân miệng (0,05), viêm não do não mô cầu (0,02), uốn ván sơ sinh (0,02), bệnh do liên cầu lợn ở người (0,01), tiêu chảy (0,01), sốt rét (0,01), viêm màng não (0,01), uốn ván khác (0,01).
Tình hình mt s bnh dch ti 20 tỉnh dự án (/100,000 dân 20 tỉnh dự án):
10. Sốt xuất huyết: (i) Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/ 100,000 dân của 20 tỉnh dự án trung bình giai đoạn 2011- 2012 là 92.9/100,000 dân, giảm 27% so với tỷ lệ trung bình giai đoạn 2006-2010; (ii) Trung bình giai đoạn 2011- 2012, có tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết là 0,075/100,000 dân, giảm 87,1% so với tỷ lệ trung bình giai đoạn 2006-2010; (iii) Tuy nhiên, các tỉnh dự án có tỷ lệ mắc cao > 200/100,000 dân, tập trung các tỉnh phía Nam, đặc biệt: Bình Phước (409), Long An (252), Đồng Tháp (222), An Giang (216), Tây Ninh (200). Dự án cần chú trọng tăng cường hoạt động hỗ trợ giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh tại các tỉnh trên.
11. Viêm não Nhật Bản: (i) Trung bình giai đoạn 2011- 2012, có tỷ lệ mắc Viêm não Nhật Bản là 2,01/100,000 dân, giảm 3,5% so với tỷ lệ trung bình giai đoạn 2006-2010; (ii) Trung bình giai đoạn 2011- 2012, có tỷ lệ tử vong do Viêm não Nhật Bản là 1,5/100,000 dân, tăng 26,7% so với tỷ lệ trung bình giai đoạn 2006-2010; (ii) Còn một số tỉnh dự án có tỷ lệ mắc trên 5/100,000 dân, tập trung các tỉnh phía Bắc là: Điện Biên (11), Sơn La (9), Lào Cai (5).
12. Tả: (i) Trung bình giai đoạn 2011- 2012, có tỷ lệ mắc Tả là 0,55/100,000 dân, giảm 98,4% so với tỷ lệ trung bình giai đoạn 2006-2010; (ii) Tỷ lệ tử vong do Tả là 0/100,000 dân.
13. Thương hàn: (i) Trung bình giai đoạn 2011- 2012, có tỷ lệ mắc Thương hàn là 1,79/100,000 dân, giảm 69,7% so với tỷ lệ trung bình giai đoạn 2006-2010; (ii) Trung bình giai đoạn 2011- 2012, có tỷ lệ tử vong  do Tả là 0/100,000 dân, giảm 100% so với tỷ lệ trung bình giai đoạn 2006-2010; (iii) Các tỉnh dự án có tỷ lệ mắc trên 6/100,000 dân, tập trung các tỉnh là: Đồng Tháp (6,8), An Giang (6,5), Quảng Trị (6,2).
Tình hình báo cáo, phn hi thông tin bệnh truyền nhiễm:
14. 100% các tỉnh, thành phố dự án thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư 48/2010/TT-BYT về việc hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm, bao gồm: 52 báo cáo tuần, 12 báo cáo tháng, 1 báo cáo năm và trên 4.000 báo cáo dịch các loại.
Tình hình xử lý ổ dịch bệnh truyền nhiễm:
  1.  
Công tác chống dịch bệnh truyền nhiễm:
16. Ban quản lý dự án Trung ương kịp thời hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch khẩn cấp cho các tỉnh, thành phố ngoài dự án: (i) Tỉnh Cao Bằng đã tổ chức 02 lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác giám sát, chống dịch; chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân trên toàn địa bàn tỉnh, huyện. Kết quả đã có 84 cán bộ là Lãnh đạo, cán bộ chuyên trách tham dự, góp phần giảm tỷ lệ mắc và tử vong do tay chân miệng trên địa bàn tỉnh; (ii) Tỉnh Phú Thọ đã tổ chức 02 lớp tập huấn và tuyên truyền phòng chống dịch dại. Kết quả có 160 cán bộ là Lãnh đạo, cán bộ chuyên trách tại cấp tỉnh, huyện và nhân viên y tế thôn bản tham dự, góp phần giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh dại trên đại bàn tỉnh.
17. Ban quản lý dự án các tỉnh, thành phố dự án sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ phòng chống dịch khẩn cấp của dự án để kịp thời tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, mua vật tư, trang thiết bị, hóa chất, hỗ trợ công tác phí cho cán bộ đi giám sát bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sốt rét trên địa bàn theo hướng dẫn tại Quyết định số 2252/QĐ- BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn triển khai các hoạt động chống dịch khẩn cấp của dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, giai đoạn 2.
PHẦN III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN NĂM 2011-2012
  1. Tiến độ chung
18. Theo Kế hoạch hoạt động năm 2011-2012, dự án có tổng số 2.586 đầu hoạt động phải triển khai tại 28 đơn vị, gồm các hoạt động về chuyên môn, đấu thầu- mua sắm và quản lý dự án. Mỗi đơn vị thực hiện dự án phải triển khai  từ 4 – 149 đầu hoạt động (nhiều nhất là Ban quản lý dự án Trung ương với 149 đầu hoạt động và ít nhất là Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn với 04 đầu hoạt đông - trung bình 93 đầu hoạt động/đơn vị). Đến 31/12/2012, 28/28 đơn vị đã tiến hành triển khai được 2.389/2.586 đầu hoạt động theo kế hoạch 2 năm, đạt 92,3%.
19. Các hoạt động của dự án gồm 3 nhóm hoạt động chính là hoạt động chuyên môn, hoạt động đấu thầu mua sắm và tuyển chuyên gia, hoạt động quản lý dự án; được chia ra thành 13 hình thức hoạt động: (1) truyền thông, (2) thuê tuyển chuyên gia, (3) xây dựng tài liệu, (4) chi phí hỗ trợ, (5) chi phí quản lý, (6) hội thảo - hội nghị, (7) mua sắm hàng hóa, (8) nghiên cứu, (9) đoàn ra, (10) giám sát, (11) đáp ứng chống dịch khẩn cấp, (12) điều tra - đánh giá, (13) tập huấn - đào tạo; tương ứng với 13 nội dung cụ thể: (1) truyền thông giáo dục sức khỏe, (2) hỗ trợ cộng đồng vì sức khỏe, (3) phòng chống bệnh sốt xuất huyết, (4) hỗ trợ giới và dân tộc thiểu số, (5) hỗ trợ thực hiện điều lệ y tế quốc tế và phòng chống bệnh mới nổi, (6) hỗ trợ trang thiết bị cho phòng xét nghiệm, (7) hỗ trợ kinh phí cho việc quản lý dự án, (8) theo dõi và đánh giá dự án, (9) phòng chống bệnh truyền nhiễm ít được quan tâm, (10) hỗ trợ công tác lập kế hoạch lồng ghép phòng chống bệnh truyền nhiễm, (11) hỗ trợ hoạt động khu vực, (12) giám sát và đáp ứng chống dịch, (13) tập huấn - đào tạo nâng cao năng lực cán bộ.
20. Tiến độ lũy kế thực hiện công việc từ khi bắt đầu triển khai đến 31/12/2012: đạt 92,3% khối lượng công việc đề ra.
TT Hoạt động Kế hoạch Kế hoạch Thực hiện (%) Tiến độ thực hiện (2011, 2012/tổng 5 năm)
2011 - 2015 2011 - 2012
1 Thành phần 1: Tăng cường hệ thống phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực 35 14 91.4 12.8
1.1 Tiểu thành phần 1: Tăng cường năng lực hợp tác khu vực cho công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm 10 4 92.5 3.7
1.2 Tiểu thành phần 2: Nâng cao năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng 15 6 86.7 5.2
1.3 Tiểu thành phần 3: Tập trung hỗ trợ phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các bệnh nhiệt đới ít được quan tâm. 10 4 97.5 3.9
2 Thành phần 2: Tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm ở khu vực biên giới và hành lang kinh tế 35 14 95.7 13.4
2.1 Tiểu thành phần 1: Tăng cường công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa vào cộng đồng 20 8 96.2 7.7
2.2 Tiểu thành phần 2: Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm 15 6 95 5.7
3 Thành phần 3: Lồng ghép quản lý dự án 30 15 90.0 13.5
3.1 Quản lý chung và theo dõi dự án 10 5 84 4.2
3.2 Quản lý mua sắm đấu thầu và tài chính 10 5 94 4.7
3.3 Duy trì dự án 10 5 92 4.6
  Tổng 100 43 92.3 39.7
Đề xuất kế hoạch kinh phí kết dư
23. Trên cơ sở nguồn kinh phí kết dư các hoạt động thuộc Kế hoạch năm 2011, 2012 đã giải ngân đến hết ngày 31/12/2012, Ban quản lý dự án Trung ương đã xây dựng và hoàn chỉnh Kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí kết dư của Dự án đáp ứng các yêu cầu:
23.1. Về nội dung hoạt động: (i) Không làm thay đổi mục tiêu của Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, giai đoạn 2; (ii) Bổ sung khối lượng các hoạt động thuộc phạm vi dự án và các hoạt động nhằm tăng cường công tác quản lý dự án, công tác chuyên môn không làm thay đổi thời gian thực hiện Dự án; (iii) Bổ sung các hoạt động thuộc phạm vi dự án liên quan đến các vấn đề xây dựng chiến lược, chính sách phục vụ công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm và phát triển hệ thống y tế dự phòng trong giai đoạn mới.
23.2. Về kinh phí: (i) Kế hoạch hoạt động được xây dựng từ nguồn kinh phí kết dư đã được kiểm soát chi  tại Kho bạc Nhà nước; (ii) Không làm tăng nguồn kinh phí viện trợ, vốn đối ứng của dự án.
23.3. Về cơ chế tài chính: Kế hoạch hoạt động từ nguồn kinh phí kết dư được thực hiện theo cơ chế tài chính đã được phê duyệt.
23.4. Mục tiêu: (i) Lồng ghép thực Kế hoạch hoạt động sử dụng nguồn kinh phí kết dư từ các hoạt động năm 2011, 2012 cùng với Kế hoạch kinh phí phân bổ mới cho năm 2013; (ii) Triển khai các hoạt động từ nguồn kinh phí kết dư của dự án nhằm nâng cao năng lực giám sát và phòng chống bệnh truyền nhiễm tại các tỉnh, thành phố dự án; (iii) Hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển hệ thống y tế dự phòng; (iv) Hỗ trợ công tác phòng chống dịch khẩn cấp tại các tuyến; (v) Bổ sung kinh phí cho hoạt động quản lý dự án tại các tuyến.
23.5. Chỉ tiêu, kết quả đầu ra: Các hoạt động đề xuất từ nguồn kinh phí kết dư tập trung vào thành phần 1 - tiểu thành phần 2: Nâng cao năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng và thành phần 3: Lồng ghép quản lý dự án với các chỉ tiêu chủ yếu sau: (i) Hỗ trợ kinh phí xây dựng ít nhất 02 chiến lược, chính sách phục vụ công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm và phát triển hệ thống y tế dự phòng trong giai đoạn mới; (ii) Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phòng chống dịch khẩn cấp tại trung ương, tại các khu vực vùng, miền, tại tuyến tỉnh và tại tuyến huyện thuộc 03 tỉnh là Hà Nội, Lào Cai và Đắk Nông; (iii) Tổ chức 07 lớp tập huấn cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện về phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm; (iv) Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ tuyến trung ương đi giám sát hỗ trợ triển khai phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm tại 07 tỉnh dự án; (v) Cung cấp kinh phí cho 20 tỉnh dự án hiệu chuẩn các thiết bị xét nghiệm của đơn vị; (vi) Mua máy phân tích huyết học tự động và máy phân tích sinh hóa tự động; (vii) Tổ chức 02 lớp tập huấn tại tuyến trung ương về sử dụng và vận hành trang thiết bị do dự án cấp; (viii) Tổ chức ít nhất 20 lớp tập huấn về sử dụng và vận hành thiết bị xét nghiệm tại 20 tỉnh, thành phố dự án; (ix) Tổ chức 01 Hội nghị tổng kết hoạt động dự án năm 2013 và triển khai Kế hoạch hoạt động năm 2014; (x) Bổ sung kinh phí dùng chi trả lương, phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ, các hoạt động quản lý tại Ban quản lý dự án trung ương và 24 Ban quản lý dự án Viện, tỉnh, thành phố.
23.6. Nội dung hoạt động hoạt động trong kế hoạch kinh phí kết dư tập trung chủ yếu cho một số nội dung: (i) Xây dựng chiến lược, chính sách phát triển hệ thống y tế dự phòng trong giai đoạn mới; (ii) Nâng cao năng lực giám sát và đáp ứng cho tuyến tỉnh; (iii) Nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm; (ix) Tăng cường hoạt động quản lý dự án có hiệu quả.
Tại Ban quản lý dự án trung ương:
  • Hoạt động 1.1.1.4 (281): Hỗ trợ kinh phí xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển hệ thống y tế dự phòng
  • Hoạt động 1.2.2.9 (282): Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động chống dịch khẩn cấp tại Trung ương
  • Hoạt động 1.2.2.9 (283): Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động chống dịch khẩn cấp tại các khu vực, vùng miền
  • Hoạt động 1.2.1.5 (286): Tập huấn phầm mềm giám sát bệnh truyền nhiễm
  • Hoạt động 1.2.2.9 (287): Giám sát hỗ trợ của tuyến trung ương trong triển khai phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm
  • Hoạt động 1.2.1.2 (289): Máy phân tích huyết học tự động
  • Hoạt động 1.2.1.2 (290): Máy phân tích sinh hóa tự động
  • Hoạt động 1.2.1.5 (291):Tập huấn về sử dụng và vận hành trang thiết bị do dự án cấp
  • Hoạt động 3.1.1.8 (293): Bổ sung kinh phí dùng chi trả lương, phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ và các hoạt động quản lý tại PMU
  • Hoạt động 3.1.1.9 (294): Hội nghị tổng kết hoạt động dự án năm 2013 và triển khai Kế hoạch hoạt động năm 2014
Tại Ban quản lý dự án các Viện, tỉnh, thành phố:
  • Hoạt động 1.2.2.9 (284): Hỗ trợ cho các hoạt động chống dịch khẩn cấp tại tuyến tỉnh (Hà Nội, Lào Cai, Đắk Nông)
  • Hoạt động 1.2.2.9 (285): Hỗ trợ cho các hoạt động chống dịch khẩn cấp tại tuyến huyện (Hà Nội, Lào Cai, Đắk Nông)
  • Hoạt động 1.2.2.2 (288): Chi phí hiệu chuẩn các thiết bị xét nghiệm bảo đảm an toàn sinh học tại 20 tỉnh dự án
  • Hoạt động 1.2.1.5 (292): Tập huấn về sử dụng và vận hành thiết bị xét nghiệm tại các tỉnh, thành phố
  • Hoạt động 3.1.1.8 (295): Bổ sung kinh phí dùng chi trả lương, phụ cấp kiêm nhiệm cho cán bộ và các hoạt động quản lý tại các PPMU.
23.7. Kế hoạch phân bổ nguồn kinh phí kết dư từ hoạt động năm 2011, 2012:                                                                                                           (Đơn vị tính: USD)
TT Thành phần ADB Đối ứng Tổng
1 Thành phần 1   796.222,8       56.458,0     852.680,8  
1.1 Tiểu thành phần 1.1     75.688,5                 -         75.688,5  
 
1.2 Tiểu thành phần 1.2   720.534,3       56.458,0     776.992,3  
 
1.3 Tiểu thành phần 1.3 0 0 0
2 Thành phần 2 0 0 0
2.1 Tiểu thành phần 2.1 0 0 0
2.2 Tiểu thành phần 2.2 0 0 0
3 Thành phần 3 0    146.171,5     146.171,5  
  Tổng kinh phí   796.222,8      202.629,5     998.852,3  
PHẦN IV. PHẦN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN
  1.  Kết quả triển khai hoạt động theo thành phần đáp ứng hiệu quả mục tiêu dự án
Thành phần 1: Tăng cường hệ thống phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực
Tiểu thành phần 1.1: Tăng cường năng lực hợp tác khu vực cho công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm
Chia s kinh nghim thông qua các hi tho khu vc
  1.  Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ đầu mối điều phối khu vực trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, cán bộ này có nhiệm vụ kết nối thông tin về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm giữa Cục Y tế dự phòng và các tổ chức quốc tế như CDC, WHO, nhà tài trợ ADB…và các nước trong khu vực. Ngày 7/9/2012, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3230/QĐ-BYT về việc phê duyệt Thạc sỹ Vũ Ngọc Long, Phó Trưởng phòng KSBTN, Cục Y tế dự phòng là điều phối viên hoạt động PCBTN khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Tuy nhiên hiện nay chưa có cơ chế để chi trả phụ cấp cho cán bộ thực hiện hoạt động này.
  2. Tham gia cuộc họp Ban chỉ đạo khu vực, Hội thảo khu vực 3 nước thực hiện Dự án (Lào, Campuchia, Việt Nam) tại Vientiane – Lào từ ngày 28/11 đến 02/12/2011.
  3. Tổ chức Hội thảo khu vực thường niên và Họp ban chỉ đạo khu vực Dự án tại TP. Cần Thơ  trong 2 ngày (từ 22-23/11/2012) với 79 đại biểu tham dự là đại diện Lãnh đạo Bộ Y tế, Ban quản lý dự án CDC2 của Việt Nam, Lào, Campuchia và đại biểu nhà tài trợ ADB. Các đại biểu đã thảo luận và đưa ra các giải pháp tích cực về các vấn đề: (i) Khó khăn vướng mắc và giải pháp trong quá trình thực hiện dự án; (ii) Tăng cường giám sát và đáp ứng; (iii) Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm ít được quan tâm; (iv) Phát triển hệ thống y tế tuyến tỉnh; (v) Phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa vào cộng đồng; (vi) Vai trò của khu vực tư nhân trong an ninh khu vực y tế công cộng tại Việt Nam, Lào, Campuchia.
  4. Thành lập Thành lập nhóm chuyên môn để xây dựng Khung Kế hoạch APSED của Việt Nam, bao gồm đại diện của (i) Bộ Y tế; (ii) Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn; (iii) Bộ Công thương; (4) Bộ Tư pháp; (iv) Bộ Ngoại giao; (v) Bộ Tài chính; (vi) Bộ Khoa học và Công nghệ. Tháng 5/2012 đã tổ chức cuộc họp nhóm chuyên môn kỹ thuật để dự thảo khung kế hoạch APSED của Việt Nam. Dự kiến trong Quý I/2013 tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo tại Quảng Ninh nhằm thống nhất khung kế hoạch hành động và rà soát lại tiến độ thực hiện.
  5. Tổ chức Hội thảo hội thảo khu vực về một số đặc điểm dịch tễ học bệnh Tả từ ngày 29-30/5/2012 tại Đà Nẵng với sự tham dự của 68 đại biểu bao gồm các chuyên gia dịch tễ học, cán bộ quản lý công tác phòng chống dịch của Việt Nam, Lào, Campuchia; chuyên gia của các tổ chức quốc tế WHO và Nhà tài trợ (ADB);
  6. Tổ chức Hội thảo khu vực Đánh giá hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết và đề xuất các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết từ ngày 02-03/10/2012 tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham dự của 77 đại biểu là các chuyên gia trong lĩnh vực dịch tễ, côn trùng, điều trị, truyền thông phòng chống sốt xuất huyết; cán bộ quản lý công tác phòng chống sốt xuất huyết của Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapore; chuyên gia của các tổ chức quốc tế WHO, ADB, CDC, USAID; Các đại biểu đã thảo luận và đưa ra các giải pháp tích cực về các vấn đề trọng yếu như: (1) giám sát dịch tễ bệnh sốt xuất huyết; (2) giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết: giám sát muỗi, bọ gậy, giám sát hiệu lực của hóa chất diệt muỗi và tính kháng hóa chất của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; (3) chẩn đoán và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết.
  7. Tổ chức Hội nghị các nhà tài trợ quốc tế của ngành y tế trong lĩnh vực phòng chống bệnh truyền nhiễm tại Hà Nội với sự tham dự của 80 đại biểu, đại diện các cơ quan quản lý, chuyên môn của Bộ Y tế và các đối tác quốc tế của ngành y tế tại Việt Nam. Hội nghị hướng đến mục đích: (1) Tổng kết hoạt động hợp tác năm 2012; (2) Trao đổi kinh nghiệm và thông tin; (3) Chia sẻ kế hoạch và lĩnh vực hợp tác trong tương lai giữa các nhà tài trợ quốc tế và ngành y tế Việt Nam.
Chia sẻ kinh nghiệm thông qua các đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm, tham dự hội thảo khoa học trong khu vực
  1. Trong năm 2011 và 2012, Dự án đã hỗ trợ kinh phí cho 10 Đoàn công tác đi tham dự hội nghị, hội thảo, tập huấn, tham quan học tập tại nước ngoài (Lào, Philippine, Indonesia, Myanmar, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan) về hợp tác phát triển nguồn nhân lực, phòng chống bệnh truyền nhiễm, tăng cường năng lực ứng phó khẩn cấp trong hệ thống y tế công cộng với số người tham dự là 68 cán bộ, trong đó: cán bộ tuyến trung ương chiếm 32,4% (22 người); cán bộ tuyến tỉnh chiếm 67,6%; nam chiếm 66,2% và nữ chiếm 33,8% tổng số.
Các hoạt động nghiên cứu khoa học khu vực
  1. Dự án đã phê duyệt và cấp kinh phí hỗ trợ triển khai 03 đề tài nghiên cứu khoa học gồm: (i) Thực trạng nhiễm và kiến thức thái độ, thực hành phòng chống giun, sán ở một số cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia năm 2012  của Viện SR-KST-CT TP. Hồ Chí Minh; (ii) Đánh giá quần thể véc tơ và sự có mặt của vi rút Chikungunya ở muỗi và người tại một số địa phương có biên giới với Lào và Campuchia, 2012-2014 của Viện VSDT Trung ương; (iii) Nghiên cứu đặc điểm di truyền của vi rút cúm gia cầm A/H5N1 và các biến chủng vi rút cúm tái tổ hợp lưu hành trên người và động vật tại khu vực phía Nam năm 2012-2014 của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Các đề tài trên hiện đang tiếp tục được triển khai trên địa bàn nghiên cứu.
  2. Từ 9-12/12/2012, PMU đã tổ chức đoàn đi giám sát tại Bình Phước để rà soát đánh giá tiến độ và kết quả triển khai đề tài “Thực trạng nhiễm và kiến thức thái độ, thực hành phòng chống giun, sán ở một số cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia” của Viện SR-KST-CT TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của Lãnh đạo Bộ Y tế và đại diện các Vụ, Cục liên quan thuộc Bộ.
  3. Tiếp tục lựa chọn và xét duyệt hỗ trợ kinh phí cho 03 đề tài trong tổng số 07 đề tài của các Viện gửi về, cụ thể: (1) Xây dựng mô hình giám sát bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa tại một số huyện miền Bắc của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; (2) Nghiên cứu sự lưu hành bệnh sốt mò và đa dạng kiểu gen của Orientia tsutsugamushi ở một số tỉnh miền Bắc của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TW; (3) Nghiên cứu dịch tễ học một số loài sán lá tại Việt Nam và đề xuất các biện pháp phòng chống năm 2012-2015 của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TW; (4) Thực trạng sốt rét, quần thể Anopheles và các yếu tố ảnh hưởng của môi trường sinh thái hệ thống hồ thủy điện sông Sê san đến sự lan truyền tự nhiên sốt rét ở hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn; (5) Mô hình bệnh truyền nhiễm và tình hình sử dụng dịch vụ y tế của người dân 5 tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2010-2014 của Viện VSDT Tây Nguyên; (6) Nghiên cứu sự lưu hành kháng thể F1 của vi khuẩn dịch hạch trên một số đối tượng cảm nhiễm ở khu vực Tây Nguyên của Viện VSDT Tây Nguyên; (07) Nghiên cứu phát hiện bệnh sán máng (Schistosoma mekongi) ở hạ lưu sông Mê Kông, Việt Nam, 2013-2014 của Viện VSDT Tây Nguyên.
Tiểu thành phần 1.2: Nâng cao năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng
Nâng cao năng lực giám sát và đáp ứng chống dịch
  1. Hoạt động sử dụng nguồn kinh phí chống dịch khẩn cấp tại Trung ương và các vùng miền được thực hiện theo hướng dẫn triển khai các hoạt động chống dịch khẩn cấp của dự án tại Quyết định số 2252/QĐ- BYT, ngày 28/6/2012 của Bộ Y tế.
  2. Nguồn kinh phòng chống dịch khẩn cấp đã phát huy hiệu qủa, hỗ trợ kịp thời cho một số tỉnh, thành phố triển khai các hoạt động phòng chống bệnh dại, tay chân miệng, cúm gia cầm như mua hóa chất, trang thiết bị, tổ chức giám sát, tập huấn:
  1.   Trước tình hình bệnh tay chân miệng gia tăng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Ban quản lý dự án trung ương đã kịp thời hỗ trợ kinh phí để tổ chức 02 lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác giám sát, chống dịch; chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân trên toàn địa bàn tỉnh, huyện. Kết quả đã có 84 cán bộ là Lãnh đạo, cán bộ chuyên trách tham dự, góp phần giảm tỷ lệ mắc và tử vong do tay chân miệng trên địa bàn tỉnh.
  2. Ban quản lý dự án Trung ương kịp thời hỗ trợ tỉnh Phú Thọ tổ chức 02 lớp tập huấn và tuyên truyền phòng chống bệnh dại. Kết quả có 160 cán bộ là Lãnh đạo, cán bộ chuyên trách tại cấp tỉnh, huyện và nhân viên y tế thôn bản tham dự, góp phần giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh dại trên đại bàn tỉnh.
  1. Công tác lập kế hoạch trong giám sát đáp ứng đã được chú trọng triển khai. 100% tỉnh tổ chức hội thảo về công tác lập kế hoạch giám sát và đáp ứng trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm.
  2. Việc tập huấn về giám sát và đáp ứng cũng được triển khai từ tuyến trung ương đến địa phương: (i) Tuyến tỉnh: 04 Viện VSDT/Pasteur đã tổ chức 06/06 lớp về giám sát, đáp ứng chống dịch cho cán bộ tuyến tỉnh; (ii) Tuyến huyện: tổ chức 20/20 lớp cho cán bộ tuyến huyện về giám sát, đáp ứng chống dịch; (iii) Tuyến xã: tổ chức 30/30 lớp cho cán bộ tuyến xã và cộng tác viên về giám sát, đáp ứng chống dịch. Các lớp được triển khai tại 20/20 tỉnh, thành phố dự án, đạt 100% kế hoạch năm 2011-2012. Theo kết quả báo cáo nhận được có với 1076 lượt học viên tham gia, chủ yếu cán bộ y tế chiếm 98,2%, trong đó tuyến trung ương chiếm 0,4%, tuyến tỉnh, thành phố chiếm 16,6%, tuyến huyện chiếm 49,5%, tuyến xã chiếm 33,5%; nam chiếm 58,1%, nữ chiếm 41,9%; có 92 cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  3. Công tác giám sát, báo cáo bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm (ban hành theo Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế): tổ chức 23/23 lớp cho cán bộ tuyến xã thuộc các tỉnh, thành phố dự án, đạt 100% kế hoạch giao.
  4. Tổ chức 52/54 lớp tập huấn cho giám sát viên tuyến tỉnh, huyện và các xã điểm về các biện pháp giám sát tại 15/16 tỉnh  (Thanh Hóa không thực hiện hoạt động này), đạt 96% kế hoạch giao.
  5. Tổ chức được 57/59 cuộc họp thường kỳ trao đổi thông tin phòng chống bệnh truyền nhiễm tại 15/16 tỉnh, thành phố dự án giáp Lào, Campuchia, góp phần tăng cường hợp tác khu vực trong công tác kiểm dich y tế biên giới, phòng chống bệnh truyền nhiễm (Long An không thực hiện), đạt 93,2% kế hoạch đã được phê duyệt.
  6. Tổ chức Hội thảo giới thiệu Thông tư 48/2010/TT-BYT về việc hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm tại Vĩnh Phúc. Kết quả đã có 32 đại biểu tham dự là cán bộ của Cục Y tế dự phòng, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur và 20 tỉnh dự án tham dự trong đó số đại biểu nam chiếm 37,5%, số đại biểu nữ chiếm 62,5%.
  7. Ngày 18/6/2012, tổ chức Hội thảo giới thiệu Thông tư 43/2011/TT-BYT về việc hướng dẫn về an toàn sinh học trong phòng chống bệnh truyền nhiễm tại Đà Nẵng.
  8. Ngày 02-03/11/2012, đã tổ chức đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông cho 23 cán bộ thuộc Ban quản lý dự án Trung ương tại Vĩnh Phúc, trong đó học viên nam chiếm 30,4%, học viên nữ chiếm 69,%.
  9. Trong tháng 7-10/2012, tại 04 Viện VSDT, Pasteur đã tổ chức 8/8 lớp đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông cho cán bộ Viện với các nội dung như: giới thiệu, hướng dẫn sử dụng chương trình EPI-INFO, nâng cao kỹ năng sử dụng Microsoft Excel, sử dụng phần mềm Stada 10 trong xử lý, phân tích số liệu, phiên giải kết quả phân tích cho các mục tiêu phân tích số liệu… Kết quả đã có 97 cán bộ được đào tạo, học viên nam chiếm 55,6%, học viên nữ chiếm 44,4%, có 12 học viên là người dân tộc thiểu số.
  10. Tổ chức được 24/24 chuyến tham quan học tập trong nước, đạt 100% kế hoạch giao, trong đó: 04 chuyến Tham quan, học tập trong nước về truyền thông thay đổi hành vi phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa vào cộng đồng cho cán bộ các Viện VSDT/Pasteur; 20 chuyến tham quan học tập cho các nhân viên y tế thôn bản/tình nguyện viên về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm tại 20 tỉnh, thành phố dự án. Tổng số đại biểu tham dự là 114 người trong đó: tuyến trung ương chiếm 49,1%, tuyến tỉnh, thành phố chiếm 50,9%. Nam chiếm 74,6 %, nữ chiếm 25,4%. Không có đại biểu là người dân tộc thiểu số.
  11. Hỗ trợ chi phí xăng xe, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện; Sửa chữa trang thiết bị, Duy tu, bảo dưỡng thiết bị phục vụ công tác giám sát, báo cáo bệnh truyền nhiễm; chi trả lương, phụ cấp cho cán bộ dự án, thành viên Ban quản lý dự án,...
  12. Tiến hành hoạt động giám sát việc triển khai tại các tỉnh, huyện dự án nhằm kiểm tra, giám sát đôn đốc tiến độ triển khai các hoạt động dự án của địa phương để đạt được hiệu quả cao nhất.
  13. Thu thập, tổng hợp các báo cáo thường kỳ về hoạt động/kinh phí của dự án tại các đơn vị triển khai để báo cáo Lãnh đạo Ban quản lý dự án và nhà tài trợ.
Về công tác lập kế hoạch
  1. BQLDA Trung ương xây dựng và hoàn chỉnh 02 Kế hoạch gửi xin ý kiến nhà tài trợ: (1) Kế hoạch năm 2012 chuyển thực hiện, quyết toán năm 2013 và (2) Kế hoạch hoạt động sử dụng nguồn kinh phí kết dư năm 2011, 2012.
  2. Tổ chức 31/31 cuộc họp về Hướng dẫn lập kế hoạch và lồng ghép trong lập kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm tại 20/20 tỉnh, thành phố, đạt 100% kế hoạch giao. Kết quả đã có trên 556 lượt cán bộ y tế tham dự trong đó 17,3% cán bộ thuộc tuyến tỉnh, thành phố, tuyến huyện chiếm 70,5%, tuyến xã chiếm 12,2%; nam chiếm 59,2%, nữ chiếm 40,8%; có 32 cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  3. Tổ chức 18/21 cuộc họp tổng kết thực hiện kế hoạch lồng ghép phòng chống bệnh truyền nhiễm tại 17/20 tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Sơn La, Thanh Hóa không thực hiện được hoạt động này), đạt 85,7% kế hoạch giao.
  4. Tổ chức 24/25 hội thảo triển khai kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa vào cộng đồng tổ chức tại 15/16 tỉnh, thành phố (Sơn La không thực hiện), đạt 96% kế hoạch giao. Theo kết quả báo cáo của 04/25 cuộc họp mà PMU nhận được có 150 lượt cán bộ tham dự trong đó cán bộ y tế chiếm 84,7%, công tác lĩnh vực khác chiếm 15,3%; cán bộ thuộc tuyến tỉnh, thành phố chiếm 12,7%, tuyến huyện chiếm 37,3%, tuyến xã chiếm 50%; nam chiếm 70,7%, nữ chiếm 29,3%; có 03 cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  5. Tổ chức 22/22 cuộc họp hàng quý để chia sẻ thông tin về bệnh truyền nhiễm giữa các tỉnh có chung biên giới tổ chức tại 16/16 tỉnh, thành phố, đạt 100% kế hoạch giao.  Kết quả báo cáo mà PMU nhận được có 108 lượt cán bộ y tế tham dự trong đó 30,6% cán bộ thuộc tuyến tỉnh, thành phố, tuyến huyện chiếm 69,4%; nam chiếm 60,2%, nữ chiếm 39,8%; không có cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  6. Tổ chức 17/18 Hội thảo về kế hoạch hoạt động liên ngành tuyến tỉnh, huyện tại 15/16 tỉnh, thành phố (Thanh Hóa không thực hiện), đạt 94,4% kế hoạch giao. Theo kết quả báo cáo của 04/17 cuộc họp mà PMU nhận được  có 187 đại biểu tham dự, cụ thể đại biểu tuyến tỉnh, thành phố chiếm 61,5%, tuyến huyện chiếm 38,5%;  giới nam chiếm 71,1%, nữ chiếm 28,9%. Cán bộ công tác trong lĩnh vực y tế chiếm 57,2%, ngoài ngành y tế chiếm 42,8%; không có đại biểu là người dân tộc thiểu số. Hội thảo có sự tham dự của đại diện các sở ban ngành trong tỉnh, thảo luận về kế hoạch hoạt động của liên ngành trong phòng chống bệnh truyền nhiễm căn cứ nhiệm vụ, trách nhiệm mỗi đơn vị.
  7. Tổ chức 16/17 cuộc họp về kế hoạch thực hiện hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm tuyến huyện tại 15/16 tỉnh, thành phố (Sơn La không thực hiện), đạt 94,1% kế hoạch giao. Theo kết quả báo cáo của 04/16 cuộc họp mà PMU nhận được  có 89 đại biểu là cán bộ y tế tham dự, cụ thể đại biểu tuyến tỉnh, thành phố chiếm 25,3%, tuyến huyện chiếm 51,7%, tuyến xã chiếm 23%;  giới nam chiếm 70,8%, nữ chiếm 29,2%; có 02 đại biểu là người dân tộc thiểu số.
  8. Tổ chức 46/46 Hội thảo về lập kế hoạch của tỉnh, huyện về truyền thông phòng chống bệnh truyền nhiễm tại 16/16 tỉnh, thành phố, đạt 100% kế hoạch giao. Theo kết quả báo cáo của 10/16 Hội thảo mà PMU nhận được có 787 đại biểu tham dự trong đó: đại biểu tuyến tỉnh, thành phố chiếm 52%, tuyến huyện chiếm 48%; nam chiếm 40,4%, nữ chiếm 59,6%; đại biểu công tác trong lĩnh vực y tế chiếm 98,4%, ngoài ngành y tế chiếm 1,6%; có 52 đại biểu tham dự là người dân tộc thiểu số.
Nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm tại tuyến tỉnh
  1. Tổ chức 5/5 lớp đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ xét nghiệm về sử dụng và vận hành thiết bị xét nghiệm. Sau khi học xong, học viên có khả năng hiểu được nguyên lý và cấu tạo cơ bản của một số thiết bị trong phòng xét nghiệm; vận hành, sử dụng thành thạo, bảo quản các thiết bị để đảm bảo an toàn sinh học phục vụ công tác xét nghiệm. Đánh giá kết quả ban đầu cho tháy mức độ tiến bộ chung sau tập huấn là 80%, đạt 100% và đáp ứng được mục tiêu đề ra. Giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao (TS, Ths…) đã trực tiếp tham gia giảng dạy và giám sát học viên sau đào tạo tại Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
  2. Hỗ trợ chi phí hiệu chuẩn các thiết bị xét nghiệm đảm bảo an toàn sinh học cho 04 viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur.
  3. Trong tháng 7 và tháng 12 năm 2012, Cục Y tế dự phòng đã tiến hành khảo sát và đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm quốc gia tại tỉnh Quảng Ninh, Lâm Đồng và Phú Yên.
Tiểu thành phần 1.3: Tập trung hỗ trợ phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các bệnh nhiệt đới ít được quan tâm
Về phòng chống bệnh sốt xuất huyết
  1. Đã tổ chức lớp tập huấn về công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết cho bác sỹ, điều dưỡng, cán bộ giám sát côn trùng, giáo viên, cộng tác viên  tại 17/17 tỉnh, thành phố, đạt 100% kế hoạch giao trong năm 2012. Kết quả: (i) lớp điều trị có 312 lượt học viên tham dự trong đó cán bộ y tế tuyến tỉnh chiếm 26%, tuyến huyện chiếm 74%; nam chiếm 56,7%, nữ chiếm 43,3%; 28 cán bộ là người dân tộc thiểu số. (ii) lớp điều dưỡng có 473 lượt học viên tham dự trong đó tuyến tỉnh chiếm 0,2%, tuyến huyện chiếm 99,8%; nam chiếm 34,5%, nữ chiếm 65,5%; có 15 cán bộ là người dân tộc thiểu số. (iii) lớp giám sát véc tơ có 355 lượt học viên tham dự trong đó tuyến tỉnh chiếm 29,1%, tuyến huyện chiếm 66,4%, tuyến xã chiếm 4,4%; nam chiếm 70,8%, nữ chiếm 29,2%; có 70 cán bộ là người dân tộc thiểu số. (iv) lớp cho cộng tác viên và giáo viên trường phổ thông có 324 lượt học viên tham dự tập huấn trong đó 65% là giáo viên phổ thông và 35% là các cán bộ y tế trường học; phân theo tuyến tỉnh, thành phố chiếm 26,7%, tuyến huyện chiếm 67,0%, tuyến xã chiếm 6,3%; nam chiếm 52,2%, nữ chiếm 47,8%; có 12 cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  2. Tổ chức Chiến dịch truyền thông, huy động cộng đồng phòng chống sốt xuất huyết tại 17/17 tỉnh, thành phố, đạt 100% kế hoạch giao. Chiến dịch này có sự tham dự của nhiều tầng lớp nhân dân (học sinh, sinh viên, phụ nữ…) với đa dạng hình thức tuyên truyền (biểu ngữ, băng rôn, phát thanh,…) về nội dung phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
  3.  Dự án đã hỗ trợ kinh phí cho cộng đồng địa phương (cộng tác viên, học sinh, ban ngành…) tổ chức 68/68 đợt chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết tại 17/17 tỉnh, thành phố, đạt 100% kế hoạch giao. Trung bình thời gian thực hiện 3 ngày/chiến dịch.
  4. Giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết được tiến hành thường kỳ tại 17 tỉnh, thành phố triển khai hoạt động với sự tham gia giám sát của cán bộ y tế, chính quyền cơ sở, đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ,… tại các xã điểm trong chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống sốt xuất huyết.
Về phòng chống bệnh truyền nhiễm ít được quan tâm
  1. Tổ chức 32 đợt truyền thông về phòng chống bệnh giun truyền qua đất tại cộng đồng tại 16/16 tỉnh, thành phố thực hiện dự án. Hoạt động này cung cấp thông tin kiến thức cơ bản, cách phòng ngừa và cấp phát thuốc tẩy giun cho các đối tượng nguy cơ (trẻ 24- 60 tháng tuổi và phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ) nhất là tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
  2. Tổ chức 33/33 lớp tập huấn về truyền thông phòng chống giun sán trong cộng đồng tại 16 tỉnh, thành phố trong năm 2012, đạt 100% kế hoạch giao. Kết quả đã có 341 cán bộ y tế tham dự trong đó 2,3% là cán bộ thuộc tuyến tỉnh, thành phố, tuyến huyện chiếm 7%, tuyến xã chiếm 27,6%, tuyến thôn bản chiếm 63%; nam chiếm 47,8%, nữ chiếm 52,2%; có 29 cán bộ là người dân tộc thiểu số. Đánh giá ban đầu cho thấy Chương trình tập huấn phù hợp, đáp ứng mục tiêu đề ra là nâng cao kỹ năng truyền thông bệnh giun sán trong cộng đồng. Sau kiểm tra 100 % học viên đạt yêu cầu.
  3. Viện SR-KST-CT TP. Hồ Chí Minh đã tiến hành khảo sát, truyền thông phòng chống bệnh sán lá gan trong cộng đồng. Qua phỏng vấn trực tiếp và phát tờ rơi tuyên truyền đến 1.200 hộ dân của 3 huyện An Phú, Tịnh Biên và Tân Châu của tỉnh An Giang, hoạt động đã đạt được mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống bệnh.
  4. Viện SR-KST-CT Trung ương, SR-KST-CT Quy Nhơn, SR-KST-CT TP. Hồ Chí Minh đã cử cán bộ chuyên trách tiến hành Khảo sát tình hình nhiễm giun tại cộng đồng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Lào Cai, Quảng Trị, Đăk Lăk, Bến Tre, Đồng Tháp và Trà Vinh. Tại mỗi tỉnh, đoàn khảo sát đã lấy 500 mẫu phân và phỏng vấn người dân không phân biệt giới và lứa tuổi, hoạt động này về một số vấn đề liên quan dịch tễ học của bệnh giun truyền qua đất tại địa phương. Hiện đang tổng hợp để báo cáo kết quả về BQLDA Trung ương.
  5. Viện SR-KST-CT Trung ương, SR-KST-CT Quy Nhơn, SR-KST-CT TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức 11 lớp tập huấn phòng chống bệnh giun móc cho 619 lượt học viên, là cán bộ y tế chuyên trách huyện, thị xã của 20 tỉnh thành phố dự án. Sau khi được tập huấn, học viên nắm rõ hơn cách lây truyền, tác hại bệnh giun móc, biết cách chẩn đoán và các biện pháp phòng chống bệnh.
Thành phần 2: Tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm ở khu vực biên giới và hành lang kinh tế
Tiểu thành phần 2.1: Tăng cường công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa vào cộng đồng
Các hoạt động về thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế và phòng chống bệnh mới nổi (IHR và APSED)
  1. Thành lập Thành lập nhóm chuyên môn để xây dựng Khung Kế hoạch APSED của Việt Nam, bao gồm đại diện của (i) Bộ Y tế; (ii) Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn; (iii) Bộ Công thương; (4) Bộ Tư pháp; (iv) Bộ Ngoại giao; (v) Bộ Tài chính; (vi) Bộ Khoa học và Công nghệ. Tháng 5/2012 đã tổ chức cuộc họp nhóm chuyên môn kỹ thuật để dự thảo khung kế hoạch APSED của Việt Nam. Tháng 3/2013, dự kiến tổ chức cuộc họp Ban soạn thảo tại Quảng Ninh nhằm thống nhất khung kế hoạch hành động và rà soát lại tiến độ thực hiện.
  2. Tổ chức 22/24 Hội thảo đánh giá công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm liên ngành tuyến tỉnh tại 18/20 tỉnh, thành phố (Quảng Bình không thực hiện được hoạt động này) đạt 91,2% kế hoạch giao. Theo kết quả báo cáo mà PMU nhận được có 102 lượt cán bộ tham dự trong đó 76,5% là cán bộ y tế, 23,5% cán bộ công tác trong các lĩnh vực khác; 58,8% cán bộ thuộc tuyến tỉnh, thành phố, tuyến huyện chiếm 42,2%; nam chiếm 57,8%, nữ chiếm 42,2%; không có cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  3. Tổ chức 26/32 hội thảo Đánh giá việc triển khai nhiệm vụ của các ban, ngành tại 17/20 tỉnh, thành phố, đạt 85% kế hoạch giao. Theo kết quả báo cáo mà PMU nhận được có 89 lượt cán bộ y tế tham dự trong đó: 93,3% cán bộ thuộc tuyến tỉnh, thành phố, tuyến huyện chiếm 6,7%; nam chiếm 64%, nữ chiếm 36%; 04 cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  4. Tổ chức 22/22 cuộc họp hàng quý để chia sẻ thông tin về bệnh truyền nhiễm giữa các tỉnh có chung biên giới tổ chức tại 16/16 tỉnh, thành phố, đạt 100% kế hoạch giao. Theo kết quả báo cáo mà PMU nhận được có 108 lượt cán bộ y tế tham dự trong đó 30,6% cán bộ thuộc tuyến tỉnh, thành phố, tuyến huyện chiếm 69,4%; nam chiếm 60,2%, nữ chiếm 39,8%; không có cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  5. Tổ chức 05/05 cuộc họp chia sẻ thông tin phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực biên giới tại 04/04 tỉnh, thành phố Tây Ninh, Lào Cai, Quảng Trị, Đăk Nông, đạt 100% kế hoạch giao. Kết quả đã có 78 lượt cán bộ y tế tham dự trong đó 23,6% cán bộ thuộc tuyến tỉnh, thành phố, tuyến huyện chiếm 74,4%; nam chiếm 73,1%, nữ chiếm 26,9%; không có cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  6. Tổ chức 08/08 cuộc họp liên ngành và các hoạt động biên giới trong phòng chống bệnh truyền nhiễm tại 04/04 tỉnh, thành phố, đạt 100% kế hoạch giao.
  7. Dự án đã phối hợp với phòng Kiểm dịch, Cục Y tế dự phòng tổ chức thành công Hội thảo xây dựng hướng dẫn cho các hoạt động qua biên giới ngày 31/7/2012, tại Hà Nội, với sự tham dự của 30 đại biểu công tác trong lĩnh vực y tế; 36,7% đại biểu tuyến Trung ương (11 đại biểu), 63,3% đại biểu tuyến tỉnh (19 đại biểu); nam chiếm 86,7%, nữ chiếm 13,3 %.
Các hoạt động phát triển giới và dân tộc thiểu số
  1.  Dự án đã xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển giới và dân tộc thiểu số với mục tiêu chung là lồng ghép thực hiện kế hoạch phát triển giới và dân tộc thiểu số trong quá trình thực hiện dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, giai đoạn 2. Mục tiêu cụ thể là:
(i)    Tăng cường cơ hội, năng lực của cán bộ nữ và dân tộc thiểu số trong hệ thống phòng chống bệnh truyền nhiễm tại các tỉnh dự án;
(ii)   Cải thiện khả năng lồng ghép phát triển giới và dân tộc thiểu số trong lập kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm, kiểm soát các bệnh truyền nhiễm mới nổi và các bệnh nhiệt đới ít được quan tâm;
(iii)  Cải thiện vai trò của giới và dân tộc thiểu số trong hoạt động nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh truyền nhiễm cho người dân khu vực ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế nhưng chịu gánh nặng bệnh tật và có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lớn.
  1. Tổ chức 01 lớp tập huấn cho cán bộ Ban quản lý dự án trung ương về kế hoạch hành động giới và dân tộc thiểu số; cử 01 cán bộ dự án chuyên theo dõi việc, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch tại Trung ương và các đơn vị triển khai dự án.
  2. Tổ chức 14/16 cuộc họp chuẩn bị kế hoạch phát triển nhân lực về giới và dân tộc thiểu số tại 14/16 tỉnh, thành phố (Thanh Hóa, Lào Cai không thực hiện, hoạt động này) đạt 87,5% kế hoạch giao. Theo kết quả báo cáo của 05/15 cuộc họp mà PMU nhận được có 68 lượt đại biểu công tác trong lĩnh vực y tế tham dự, với 83,8% là cán bộ thuộc tuyến tỉnh, thành phố, tuyến huyện chiếm 16,2%; nam chiếm 67,6%, nữ chiếm 32,4%; có 04 cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  3. Chỉ số đánh giá và kết quả thực hiện
  1. Kế hoạch hành động về giới và dân tộc thiểu số của toàn dự án được xây dựng và thực hiện. Trong đó, kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi và ít được quan tâm tại các đơn vị triển khai dự án được xây dựng hàng năm và lồng ghép với kế hoạch phát triển giới và dân tộc thiểu số: 100% đơn vị triển khai thực hiện;
  2. Chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Y tế quốc tế (có thông tin về giới): Thực hiện cấp khu vực, giám sát đầy đủ thông tin dịch tễ các bệnh truyền nhiễm nhóm A;
  3. Nhân viên y tế thôn bản của các huyện dự án được tập huấn và 100% nữ đạt yêu cầu công việc trong phòng chống bệnh truyền nhiễm: có 686 nhân viên YTTB của các huyện dự án được tham gia tham quan và tập huấn về phòng chống bệnh truyền nhiễm. 100% số nữ tham gia đạt hiệu quả;
  4. Tỷ lệ nữ nhân viên y tế thôn bản mới hàng năm của các huyện dự án đạt ít nhất 50%: 4/16 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đắc Lắc, An Giang) có tỷ lệ nữ nhân viên YTTB của các huyện dự án từ 75% trở lên;
  5. Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trong các huyện triển khai dự án được tẩy giun đạt 80%: 8/16 tỉnh (Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, An Giang) đạt tỷ lệ >90%; 3/16 (Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình) tỉnh có tỷ lệ từ 10-30%; 2/16 (Long An, Đồng Tháp) tỉnh chỉ tẩy giun cho đối tượng trẻ em; 3/16 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang) chưa có báo cáo;
  6. Tỷ lệ cán bộ y tế dự phòng (trong đó ít nhất 60% là cán bộ nữ) tại các huyện dự án đạt yêu cầu công việc ít nhất là 70%: 6/16 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, tây Ninh, An Giang) đạt tỷ lệ từ 85% trở lên; 10/16 tỉnh chưa điều tra đánh giá cụ thể;
  7. Kế hoạch hàng năm của tỉnh triển khai dự án có đề cập các nội dung: Phòng chống bệnh truyền nhiễm tại vùng giáp biên; Phòng chống bệnh truyền nhiễm với giới và dân tộc thiểu số; đào tạo cán bộ y tế dự phòng: 100% đơn vị triển khai thực hiện.
  1.  Các hoạt động huy động cộng đồng, nâng cao nhận thức người dân về phòng chống bệnh truyền nhiễm: đáp ứng mục tiêu nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh truyền nhiễm cho người dân khu vực ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế nhưng chịu gánh nặng bệnh tật và có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lớn.
Triển khai xây dựng và thúc đẩy mô hình Cộng đồng vì sức khỏe
 tại các huyện biên giới
  1. Triển khai chuẩn bị nội dung, phổ biến triển khai thực hiện hoạt động Cộng đồng vì sức khỏe: (i) Từ tháng 01-3/2012 Ban quản lý dự án trung ương đã tiến hành Điều tra đầu vào tại 104 làng bản đã chọn để xây dựng Cộng đồng vì sức khỏe. (ii) Biên soạn tài liệu Hướng dẫn xây dựng Cộng đồng vì sức khỏe. (iii) Tổ chức Hội thảo phổ biến áp dụng các tiêu chí " Làng sức khỏe" tại địa phương tại ngày 22-23/11/2011 tại Hà Nội. (iv) Hướng dẫn 16 tỉnh dự án lựa chọn được 52 huyện dọc biên giới và hành lang kinh tế với 104 làng bản (mỗi huyện chọn 01 xã và mỗi xã chọn 02 làng) để phát triển mô hình Cộng đồng vì sức khỏe, theo các tiêu chí của Ban quản lý dự án đưa ra. (v)Triển khai các hoạt động cụ thể trên địa bàn như: Trang bị túi cứu thương; Xây dựng tài liệu truyền thông.
  2. Tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe, phối hợp lồng ghép tẩy giun tại cộng đồng: (i)Tổ chức 24/24 cuộc họp dân hàng quý phổ biến tình hình bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng tại 04/04 tỉnh Tây Ninh, Quảng Trị, Lào Cai, Đắk Nông, đạt 100% kế hoạch giao. Theo kết quả báo cáo của 08/24 cuộc họp mà PMU nhận được có 112 lượt đại biểu tham dự, trong đó tuyến tỉnh, thành phố chiếm 14,3%, tuyến huyện chiếm 14,3%, tuyến xã chiếm 71,4%; nam chiếm 42,8%, nữ chiếm 57,2%; có 04 cán bộ là người dân tộc thiểu số. Đại diện người dân tại các hộ dân cư trong huyện dự án đã tham gia nhiệt tình thảo luận, tìm hiểu về các nội dung liên quan đến bệnh truyền nhiễm, góp phần nâng cao nhận thức của người dân. (ii) Các hoạt động khác về nội dung Cộng đồng vì sức khỏe cũng được chú trọng triển khai tại 16 tỉnh, thành phố biên giới và đạt được nhiều kết quả, như: Phát triển mô hình cộng đồng vì sức khỏe, hỗ trợ nhóm lưu động tiếp cận những xã vùng sâu vùng xa, hỗ trợ các chương trình BCC/COMB của tuyến huyện, xã…Đối tượng là mọi người dân không phân biệt tầng lớp, tuổi tác đều tham dự tích cực chiến dịch truyền thông, họp tuyên truyền… lồng ghép với các hoạt động xã hội tại địa phương.      
  3. Từ tháng 9-10/2012, PMU phối hợp với Phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm và sức khỏe trường học, Cục Y tế dự phòng tiến hành rà soát thực hiện hàng Quý về hoạt động cộng đồng vì sức khỏe tại tỉnh Kiên Giang, Quảng Trị, Nghệ An và Sơn La. Kết quả sơ bộ đánh giá tại các huyện triển khai tiêu chí Cộng đồng vì sức khỏe đều đạt điểm thấp. Trước các khó khăn địa phương gặp phải (trình độ dân trí thấp, địa bàn thiểm trở khó đi lại, nhiều tiêu chí chưa rõ hướng triển khai…) một số hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật triển khai dự án như sau: (i) Đối với BQLDA tỉnh: lồng ghép trong kế hoạch kinh tế, xã hội của địa phương, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương cũng như các chương trình dự án triển khai (ii) BQLDA Trung ương kịp thời tổ chức hướng dẫn triển khai nội dung hoạt động dự án cho tuyến cơ sở.
  4. Kết quả đánh giá ban đầu sau 2 năm triển khai: Ban quản lý dự án các tỉnh, thành phố đã hoàn thành lựa chọn địa bàn theo hướng dẫn tăng (3 xã/6 làng); tổ chức Hội thảo phổ biến tiêu chí Cồng đồng vì sức khỏe; khảo sát đánh giá mức độ đạt tiêu chí; thực hiện các hoạt động thúc đẩy phát triển Mô hình Cộng đồng vì sức khỏe; lồng ghép thực hiện với hoạt động khác tại địa phương trong chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ tham gia của cộng đồng… Dự án đạt chỉ tiêu tăng số lượng “Cộng đồng vì sức khỏe” của mỗi huyện triển khai dự án từ 1-2%; 90% trẻ trước độ tuổi đến trường trong các huyện dự án được tẩy giun.
  5. Khó khăn: Phần lớn cộng đồng thực hiện đều thuộc vùng nghèo, địa bàn đi lại khó khăn, dân tộc thiểu số, đa dạng văn hóa, tín ngưỡng; tiêu chí của các Chương trình nhiều, một số chương trình dự án đầu tư chưa bám sát nhu cầu người dân, chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng; thiếu tính liên kết giữa các chương trình dự án; tính bền vững, duy trì kết quả sau dự án chưa cao, trình độ cán bộ hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch, chỉ đạo Cộng đồng vì sức khỏe; tổ chức thực hiện, thiếu sự cam kết của chính quyền; Ban quản lý dự án Trung ương chưa tổ chức tập huấn hướng dẫn cụ thể các tỉnh tổ chức thực hiện…
Các hoạt động về truyền thông
  1. PMU hoàn chỉnh việc phân tích, đánh giá số liệu từ bộ phiếu điều tra “Đánh giá nhu cầu trang thiết bị và vật tư của TTYTDP tỉnh” và “Đánh giá việc triển khai nhiệm vụ phòng chống bệnh truyền nhiễm của các ban ngành” của 20 tỉnh/thành phố thực hiện dự án để làm cơ sở dữ liệu cho các hoạt động liên quan của dự án.
  2. PMU xây dựng các tài liệu hướng dẫn về Hoạt động qua biên giới, Cộng đồng vì sức khỏe, Khung chương trình phát triển nguồn nhân lực phòng chống bệnh truyền nhiễm, Chương trình đào tạo và tiêu chuẩn giảng viên gửi các PPMU để triển khai thực hiện các hoạt động liên quan.
  3.  PMU in và phân phối tài liệu truyền thông về việc thực hiện hoạt động giám sát làng sức khỏe tại một số làng thí điểm của 16 tỉnh, thành phố
  4.  Nhằm tăng cường công tác truyền thông thay đổi hành phòng chống bệnh truyền nhiễm, Ban quản lý dự án trung ương tiến hành in ấn và phân phối tài liệu truyền thông phòng chống bệnh truyền nhiễm tới 20 tỉnh, thành phố thực hiện dự án theo quy định.
  5.  Nhằm tăng cường công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa vào cộng đồng, trừ, đã tổ chức 19/20 đợt truyền thông tại 19/20 tỉnh, thành phố dự án (Kiên Giang không thực hiện), đạt 95% kế hoạch giao.
  6. Tổ chức 20/21 hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu truyền thông phòng chống bệnh truyền nhiễm tại 15/16 tỉnh, thành phố trong năm 2012 (Sơn La không thực hiện được hoạt động này), đạt 95,2% kế hoạch giao. Theo kết quả báo cáo của 3/20 hội thảo mà PMU nhận được có 133 lượt cán bộ y tế tham dự trong đó 29,3% là cán bộ thuộc tuyến tỉnh, thành phố, tuyến huyện chiếm 70,7%; nam chiếm 78,2%, nữ chiếm 21,8%; có 10 cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  7. Tổ chức hội thảo Chiến lược về sự tham gia của cộng đồng và truyền thông cho tuyến tỉnh, huyện  tại 16 tỉnh, thành phố 600 lượt cán bộ y tế tham dự trong đó 22,1% là cán bộ thuộc tuyến tỉnh, thành phố, tuyến huyện chiếm 59,6%, cán bộ thuộc tuyến xã chiếm 18,3%; nam chiếm 51,1%, nữ chiếm 48,9%; có 44cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  8. Tổ chức 16/16 hội thảo xây dựng chiến lược truyền thông phòng chống bệnh truyền nhiễm tại 16/16 tỉnh, thành phố trong năm 2012, đạt 100% kế hoạch giao. Theo kết quả báo cáo của 05/16 hội thảo mà PMU nhận được có 163 lượt cán bộ y tế tham dự trong đó 27,6% là cán bộ thuộc tuyến tỉnh, thành phố, tuyến huyện chiếm 72,4%; nam chiếm 70,6%, nữ chiếm 29,4%; có 09 cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  9. Tổ chức 18/18 cuộc họp nhóm chuyên gia rà soát, bổ sung, thẩm định những tài liệu truyền thông phòng chống bệnh truyền nhiễm tại 16/16 tỉnh, thành phố trong năm 2012, đạt 100% kế hoạch giao. Theo kết quả báo cáo mà PMU nhận được có 176 lượt cán bộ y tế tham dự trong đó 53,4% là cán bộ thuộc tuyến tỉnh, thành phố, tuyến huyện chiếm 46,6; nam chiếm 55,7%, nữ chiếm 44,3%; có 06 cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  10. Tổ chức 25/27 cuộc họp thẩm định tài liệu truyền thông thay đổi hành vi tại 15/16 tỉnh, thành phố trong năm 2012 (Sơn La không thực hiện hoạt động này), đạt 92,6% kế hoạch giao. Theo kết quả báo cáo mà PMU nhận được có 259 lượt cán bộ y tế tham dự trong đó 71% là cán bộ thuộc tuyến tỉnh, thành phố, tuyến huyện chiếm 29%; nam chiếm 66,4%, nữ chiếm 33,6%; có 10 cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  11. Tổ chức 15/16 cuộc họp xây dựng bản tóm tắt những tài liệu IEC/BCC sẵn có tại 15/16 tỉnh, thành phố (Sơn La không thực hiện được hoạt động này) đạt 93,8% kế hoạch giao. Theo kết quả theo báo cáo mà PMU nhận được có tổng số 68 đại biểu tham dự họp đều là cán bộ tuyến tỉnh công tác trong lĩnh vực y tế, với tỷ lệ nam (73,5%), nữ (26,5%), không có cán bộ dân tộc thiểu số.
Tiểu thành phần 2.2: Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm
Các hoạt động về công tác đào tạo, hỗ trợ học bổng nâng cao
năng lực chuyên môn cán bộ các tuyến
  1. BQLDA Trung ương đã có Công văn số 241/VIE2699 ngày 07/8/2012 về việc hỗ trợ học bổng đào tạo thạc sỹ y tế công cộng/dịch tễ học với tổng kinh phí 54.000 USD gửi Cục Y tế dự phòng và nghiên cứu viên tại các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur và Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng, đề nghị cử danh sách cán bộ đi học theo quy định.
  2. Ngày 27/8/2012, Ban quản lý dự án Trung ương có Công văn số 262/VIE2699 gửi 20 Ban quản lý dự án tỉnh, thành phố hướng dẫn triển khai các hoạt động đào tạo.
  3. Dự án đã cấp 59 suất học bổng/ 8.400 USD hỗ trợ tiền ăn và học phí cho các đối tượng học viên tuyến xã tại 12/16 tỉnh, trong đó: 42 bác sỹ, chuyên khoa; 1 dược sỹ, 10 điều dưỡng, 6 cử nhân y tế công cộng, xét nghiệm (04 tỉnh là Điện Biên, Kiên Giang, Nghệ An, Quảng Bình không tìm được đối tượng); 112 suất học bổng/47.000 USD cho cán bộ y tế của 14/16 tỉnh theo học các khóa nâng cao tại các trường đại học, cao đẳng, trong đó đó: 73 bác sỹ, chuyên khoa; 6 dược sỹ, 7 điều dưỡng, 2 y tá, y sỹ, 24 cử nhân y tế công cộng, xét nghiệm (02 tỉnh là Quảng Bình, Kiên Giang không tìm được đối tượng). 
  4. Tổ chức 3 lớp đào tạo về FETP trong nước từ 24-28/12/2012 tại Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh, tổng số có 75 học viên tham dự, là cán bộ dịch tễ của các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Trong đó, nam chiếm 73%, nữ 26,7%; không có học viên là người dân tộc thiểu số. Tham gia giảng dạy có 10 giảng viên (100% nam), trình độ trên đại học và có nhiều năm kinh nghiệm thuộc các trường Đại học Y – Dược, Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, với mục tiêu đề ra về trình bày và phiên giải số liệu: (1) Cung cấp kiến thức cơ bản có hệ thống về trình bày và phiên bản số liệu từ giám sát và điều tra dịch; (2) Cách quản lý số liệu, lựa chọn, trình bày số liệu và tính toán các chỉ số cơ bản từ kết quả giám sát và điều tra dịch; (3) Cách phiên giải kết quả từ giám sát và điều tra dịch để xây dựng báo cáo kết quả khoa học, chính xác và hữu ích trong phòng chống, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
  5. Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống đào tạo tuyến tỉnh và báo cáo tiến độ thực hiện: Ngày 13/12/2012, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 1478/DP-DT gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố về việc: Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực phòng chống bệnh truyền nhiễm; thiết lập nhóm đầu mối phụ trách công tác đào tạo, tập huấn; lựa chọn nhóm giảng viên thuộc 3 lĩnh vực: dự phòng, điều trị và truyền thông. Đến nay đã có 34/63 đơn vị có công văn cử cán bộ (18 Công văn của Sở Y tế, 16 Công văn của Trung tâm YTDP), bao gồm: (1) Đầu mối phụ trách công tác đào tạo - tập huấn gồm 132 người; (2) Tham gia giảng dạy trong lĩnh vực y tế dự phòng: 365 người; (3) Tham gia giảng dạy trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân: 126 người; (4) Tham gia giảng dạy trong lĩnh vực truyền thông: 102 người .
  6. Tổ chức đào tạo ngoại ngữ và tin học cho cán bộ y tế tuyến tỉnh tại 15/16 tỉnh (Kiên Giang không thực hiện hoạt động này). Kết quả ban đầu theo báo cáo mà PMU nhận được đã có: (1) 143 học viên là cán bộ y tế của  14 TTYTDP tỉnh được bổ trợ, nâng cao trình độ ngoại ngữ chuyên ngành y trong đó nam chiếm 26,6% và nữ chiếm 73,4%, có 06 cán bộ là ngưới dân tộc thiểu số 6; (2) 30 học viên là cán bộ TTYTDP tỉnh Thanh Hóa được tập huấn về tin học cơ bản và phần mềm giám sát BTN.
  7. Tổ chức đào tạo ngoại ngữ và tin học cho cán bộ y tế tuyến huyện tại 15/16 tỉnh (Kiên Giang không thực hiện hoạt động này). Kết quả ban đầu theo báo cáo mà PMU nhận được đã có: (1) 418 học viên là cán bộ y tế tuyến huyện, xã của 14 tỉnh dự án được bổ trợ, nâng cao trình độ ngoại ngữ chuyên ngành y trong đó nam chiếm 20,6% và nữ chiếm 79,4%, có 04 cán bộ là người dân tộc thiểu số; (2) 32 học viên là cán bộ huyện, xã thuộc tỉnh Thanh Hóa được tập huấn về tin học cơ bản và phần mềm giám sát BTN.
  8. Ngày 20-21/12/2012, Ban quản lý dự án trung ương đã tổ chức 01 lớp tập huấn tập huấn cho giảng viên nguồn (TOT) để trực tiếp tham gia giảng dạy trong các lớp tập huấn của Ban quản lý Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, giai đoạn 2 nhằm cung cấp các kiến thức về phương pháp và kỹ năng giảng dạy chung cho nhóm giảng viên tuyến tỉnh và cung cấp các nội dung cập nhật về giám sát, đáp ứng chống dịch bệnh truyền nhiễm.
  9. Tổ chức 55/55 lớp tập huấn cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện về nhu cầu đào tạo tại 16/16 tỉnh, thành phố, đạt 100% kế hoạch giao. Theo kết quả báo cáo mà PMU nhận được có 221 học viên tham dự, trong đó 7,2% là cán bộ y tế thuộc tuyến tỉnh, 92,8% là cán bộ tuyến huyện; nam chiếm 47%, nữ chiếm 53%; 17 cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  10.   Lũy tích triển khai năm 2011 đến hết năm 2012 các đơn vị đã thực hiện 517/525 lớp tập huấn theo kế hoạch giao 2 năm (đạt 98,5%). Theo báo cáo kết quả ban đầu của 244/517 lớp (chiếm 47,2%) có 7.897 lượt cán bộ được tập huấn:
  • Theo tuyến: Cán bộ tuyến trung ương (2,8%), tuyến tỉnh (26,8%), tuyến huyện (51,3%); tuyến xã (16,4%) và tuyến thôn bản  (2,7%);
  • Theo giới: học viên nam chiếm 55,2%; nữ chiếm 44,8%;
  • Dân tộc thiểu số: có 10,1% cán bộ được tập huấn là người dân tộc thiểu số (802 lượt người).
  • Theo lĩnh vực: tỷ lệ cán bộ được tập huấn công tác trong lĩnh vực y tế chiếm 96,4%, ngoài lĩnh vực y tế chiếm 3,6%.
  • 100% học viên đạt yêu cầu sau tập huấn.
  • Tổng số 268 lượt cán bộ tham gia giảng dạy trong đó: giảng viên nam chiếm 67,9%; nữ chiếm 32,1%; có 07 lượt giảng viên là người dân tộc thiểu số; 100% giảng viên có trình độ trên đại học (ThS, BS chuyên khoa, TS) với trên 5 năm kinh nghiệm..
  1. Về Hội thảo/hội nghị, Dự án đã tổ chức đã thực hiện 1.300/1.376 hội thảo/họp/hội nghị theo kế hoạch giao 2 năm (đạt 94,5%). Theo báo cáo kết quả ban đầu của 439/1.300 cuộc (chiếm 33,8%) có 12.633 lượt đại biểu tham dự:
  • Theo tuyến: Cán bộ tuyến trung ương (6,3%), tuyến tỉnh (40,1%), tuyến huyện (38,2%); tuyến xã và tuyến thôn bản  (15,4%);
  • Theo giới:  đại biểu nam chiếm 62,8% (7941 người); nữ chiếm 37,2%;
  • Dân tộc thiểu số: có 8,8% đại biểu là người dân tộc thiểu số (1.115 lượt người).
  • Theo lĩnh vực: tỷ lệ đại biểu trong lĩnh vực y tế chiếm 95,7%, ngoài lĩnh vực y tế chiếm 4,3%.
Thành phần 3: Lồng ghép quản lý dự án
Nâng cao năng lc theo dõi, đánh giá và quản lý dự án
  1. Hoạt động về tổ chức:
Thành lập 25 Ban quản lý dự án từ trung ương đến địa phương với tổng số 320 cán bộ, cụ thể: (i) Ban quản lý dự án Trung ương: 46 người, trong đó: Thành viên Ban QLDATW là 27 người. Cán bộ dự án là 19 người, đã được Lãnh đạo Ban phân công nhiệm vụ theo dõi hoạt động mua sắm, đấu thầu, chuyên gia, hoạt động chuyên môn và hoạt động quản lý dự án; theo dõi 13 mảng nội dung và hình thức hoạt động của dự án; (ii) Ban quản lý dự án của 04 Viện VSDT/Pasteur: 19 người; (iii) Ban quản lý dự án của 20 tỉnh, thành phố: 258 người.
Hoàn chỉnh việc thuê, lắp đặt trang thiết bị cho Văn phòng làm việc của PMU.
Xây dựng và phê duyệt Kế hoạch, Dự toán chi tiết và ký Hợp đồng trách nhiệm từng năm đối với các đơn vị triển khai dự án.
  1. Các hoạt động quản lý và hướng dẫn chuyên môn:
  •  Ngày 29/7/2011, ban hành Quyết định số 01/QĐ-VIE2699 về việc ban hành quy trình, thủ tục các hoạt động của Văn phòng BQLDA Trung ương.
  • Tổ chức thường niên Hội nghị sơ kết, tổng kết và hướng dẫn triển khai kế hoạch hoạt động năm của Dự án với sự tham gia của Lãnh đạo, thành viên và cán bộ BQLDA Trung ương, 20 BQLDA tỉnh, thành phố, 4 BQLDA Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur và đại diện 3 Viện Sốt rét- Ký sinh trùng – Côn trùng.
  • Công văn số của BQLDA Trung ương hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch, giám sát, đánh giá và quản lý tài chính.
  • Ngày 20/6/2012, có Công văn số 194/VIE2699 về việc hướng dẫn các đơn vị triển khai các hoạt động 2012 có liên quan đến BQLDA TW.
  • Công văn của BQLDA Trung ương gửi các đơn vị hướng dẫn các đơn vị thực hiện các hoạt động mua sắm của dự án.
  • Ngày 28/6/2012, Bộ Y tế đã có Quyết định số 2252/QĐ-BYT, về việc hướng dẫn triển khai các hoạt động chống dịch khẩn cấp của dự án.
  • Hoàn chỉnh Khung đánh giá dự án và tổ chức đánh giá hiệu quả dự án hàng năm.
  • Xây dựng, hoàn chỉnh và phổ biến sử dụng bộ công cụ theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện dự án.
  • Phân công cán bộ dự án theo dõi tỉnh, báo cáo giao ban hàng tuần về tiến độ thực hiện dự án tại các PPMU. Tổ chức giao ban trực tuyến, giám sát trực tiếp với các tỉnh gặp khó khăn trong triển khai hoạt động.
  • Xây dựng, duy trì hoạt động trang web quản lý dự án: http://cdc2.org.vn
  • Tiến hành tổng hợp và phê duyệt Kế hoạch chuyển thực hiện, quyết toán hoạt động dự án năm 2012 sang 2013 và Kế hoạch sử dụng kinh phí kết dư các hoạt động dự án năm 2011- 2012 trong năm 2013.
  1. Các hoạt động chuyên môn:
  • Tổ chức thường niên Hội nghị hướng dẫn triển khai kế hoạch năm của Dự án trong quý I mỗi nămtại Hà Nội với sự tham gia của 20 tỉnh, thành phố, 04 Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur và đại diện 03 Viện Sốt rét- Ký sinh trùng - Côn trùng.
  • Ngày 27-28/7/2012, tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Kế hoạch năm 2012 và hướng dẫn triển khai hoạt động chuyên môn của dự án tổ chức tại tỉnh Sơn La với sự tham dự 130 đại biểu của 20 Ban quản lý dự án tỉnh, thành phố, 04 Ban quản lý dự án Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur và đại diện 03 Viện SR- KST- CT. Tại Hội nghị, Ban quản lý dự án Trung ương đã hướng dẫn và giới thiệu các nội dung liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án, cụ thể: Thống nhất nội dung đánh giá ban đầu dự án; Hướng dẫn hoạt động “Cộng đồng vì sức khỏe”; Hướng dẫn các hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm qua biên giới; Giới thiệu Khung phát triển nguồn nhân lực; Giới thiệu kế hoạch đào tạo, tiêu chuẩn giảng viên, hướng dẫn quy trình tập huấn; Giới thiệu Kế hoạch phát triển giới và dân tộc thiểu số; Hướng dẫn quản lý, triển khai đánh giá hiệu quả dự án (các biểu mẫu báo cáo mới); Bộ công cụ quản lý, đánh giá hiệu quả dự án.
  • Tổ chức 53/54 cuộc họp về điều phối và kế hoạch tuyến tỉnh, huyện  tại 20 tỉnh, thành phố dự án. Với sự tham dự của 261 lượt đại biểu, là Lãnh đạo và thành viên BQDLA tỉnh, trong đó tuyến tỉnh chiếm 84,7%, tuyến huyện chiếm 15,4%, nam chiếm 62,8%, nữ chiếm 37,2%; có 14 cán bộ là người dân tộc thiểu số.Đã tổ chức 15/21 Hội thảo về triển khai thực hiện đánh giá ban đầu thực mục tiêu dự án tại 14/20 tỉnh, thành phố dự án (Cần Thơ, Điện Biên, Sơn La, Đồng Tháp, Thanh Hóa, Lào Cai không thực hiện), đạt 71,4% kế hoạch giao.
  • Đã tổ chức 13/20 Hội thảo về triển khai thực hiện đánh giá ban đầu thực mục tiêu dự án tại 13/20 tỉnh, thành phố dự án (Cần Thơ, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Kiên Giang, Lào Cai, Trà Vinh), đạt 65% kế hoạch giao.
  • Tổ chức 38/40 Hội thảo triển khai kế hoạch đánh giá tại tuyến tỉnh, huyện tại các tỉnh, thành phố dự án (Đồng Tháp không thực hiện tại tuyến tỉnh, Thanh Hóa không thực hiện tại tuyến huyện), đạt 95% kế hoạch giao.
  • Đã tổ chức 16/20 Hội thảo khảo sát đánh giá hiệu quả hoạt động tập huấn tại các Ban quản lý dự án tỉnh tại 16/20 tỉnh thành phố dự án (Cần Thơ, Sơn La, Thanh Hóa, Điện Biên không thực hiện), đạt 80% kế hoạch giao.
  • Đã tổ chức 18/20 Cuộc họp đánh giá nhu cầu trang thiết bị và vật tư của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tại 18/20 tỉnh,thành phố dự án (Cần Thơ, Bình Phước không thực hiện), đạt 90% kế hoạch giao.
  • Đã tổ chức 30/32 cuộc họp hàng Quý để đánh giá, giám sát các hoạt động của cộng đồng tuyến huyện tại 15/16 tỉnh, thành phố dự án  (Sơn La không thực hiện), đạt 93,8% kế hoạch giao.Tổ chức Hội thảo quốc gia để xây dựng khung giám sát và đánh giá ngày 6/10-8/10/2011, TP. Hòa Bình với sự tham dự của 71 đại biểu, tuyến trung ương chiếm 42,2%, tuyến tỉnh chiếm 57,8%, nam chiếm 49%, nữ chiếm 31%; không có cán bộ là người dân tộc thiểu số.
  • Tổ chức các cuộc họp đánh giá thường kỳ giữa Nhà tài trợ ADB và BQLDA Trung ương nhằm rà soát, thảo luận và đưa ra các giải pháp thúc đẩy triển khai hoạt động dự án đúng kế hoạch.
  • Tiến hành hoạt động giám sát việc triển khai hoạt động  tại các tỉnh, huyện dự án nhằm kiểm tra, giám sát đôn đốc tiến độ triển khai các hoạt động dự án của địa phương để đạt được hiệu quả cao nhất.
  1.  Đánh giá hiệu quả dự án theo khung giám sát, đánh giá dự án (Phụ lục 1)
  2.  Đánh giá kết quả triển khai các hoạt động đấu thầu, mua sắm
Cung cp trang thiết b
  1. Tiến hành phân bổ lại thiết bị phục vụ công tác giám sát, đáp ứng chống dịch cho các đơn vị, ban hành kèm theo Quyết định số 96/QĐ-DP ngày 24/8/2012 của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Quyết định 252/QD-DP ngày 24/12/2012 về việc điều chỉnh phân bổ máy ly tâm máu của Dự án.
STT Trang thiết bị Số lượng
1 Trang thiết bị giảng dạy, truyền thông 55 bộ trang thiết bị truyền thông
16 bộ trang thiết bị giảng dạy.
2 Máy cất nước một lần 126 cái
3 Máy phân tích sinh hóa tự động 16 cái
4 Máy phân tích huyết học 18 máy phân tích huyết học
5 Máy phân tích nước tiểu 14 máy phân tích nước tiểu.
6 Giàn Elisa 07 giàn Elisa
7 Tủ an toàn sinh học cấp II 14 tủ an toàn sinh học cấp II
8 Thiết bị XN nhanh hóa chất bảo vệ thực vật 14 bộ
9 Thiết bị XN nhanh vi sinh nước và thực phẩm 117 bộ
10 Máy ly tâm 10 máy ly tâm lạnh.
  1. máy ly ly tâm máu
  • n chn tư vn cá nhân
  1. Tuyển chọn tư vấn cá nhân trong nước: theo dõi việc thực hiện và gia hạn hợp đồng với 11 chuyên gia tư vấn trong nước thuộc 8 vị trí tư vấn cá nhân (vị trí tư vấn về giám sát đáp ứng và phát triển hệ thống tuyển 04 chuyên gia, các vị trí khác tuyển được 1 chuyên gia)
STT Vị trí tư vấn cá nhân Tên Tư vấn được tuyển chọn Thời gian thực hiện HĐ
1 Tư vấn về giới và dân tộc thiểu số Phạm Quỳnh Hương 18 tháng
2 Tư vấn về đào tạo Bùi Vũ Bình 48 tháng
3 Tư vấn về giám sát và đánh giá Lê Thị Xuân Mai 48 tháng
4 Tư vấn về giám sát đáp ứng và phát triển hệ thống Nguyễn Thế Hùng 48 tháng
Phùng Xuân Tý 48 tháng
Hoàng Anh Vường 48 tháng
Nguyễn Lâm 48 tháng
5 Tư vấn về truyền thông và thay đổi hành vi Đặng Xuân Kết 48 tháng
6 Tư vấn về cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý (GIS) Nguyễn Quốc Trinh 48 tháng
7 Tư vấn về SXH và BTN ít được quan tâm Nguyễn Văn Biền 36 tháng
8 Tư vấn về phòng thí nghiệm Nguyễn Hoàng Tùng
  1. tháng
  1. Tuyển chọn tư vấn cá nhân quốc tế: (i) Vị trí tư vấn quốc tế: Trưởng nhóm tư vấn kỹ thuật (CTA): Ngày 15/3/2012, Cục Y tế dự phòng đã có Quyết định số 20/QĐ-DP phê duyệt tuyển ông Tarek M. Hussain vào vị trí tư vấn quốc tế: Trưởng nhóm tư vấn kỹ thuật của Dự án, thời gian: 24 tháng, bắt đầu từ ngày 07/5/2012. BQLDA Trung ương theo dõi việc thực hiện theo hợp đồng đã ký và tiến hành các thủ tục gia hạn hợp đồng với vị trí này; (ii) Vị trí tư vấn quốc tế về giới và dân tộc thiểu số: Ngày17/4/2012 Cục Y tế dự phòng đã có Quyết định số 25/QĐ-DP phê duyệt tuyển Bà So Rothavy vào vị trí tư vấn quốc tế về giới và dân tộc thiểu số, thời gian: 03 tháng, bắt đầu từ ngày 01/6/2012; (iii) Vị trí tư vấn quốc tế về quản lý phòng thí nghiệm: Đang tuyển.
  2. Tuyển tư vấn cá nhân năm 2012-2013 của Dự án: Ngày 04/7/2012 Bộ trưởng Bộ Y tế có Quyết định số 2317/QĐ-BYT về việc phê duyệt kế khoạch đấu thầu tư vấn cá nhân 2012-2013 của Dự án. Hoàn chỉnh thủ tục phê duyệt Điều khoản tham chiếu các vị trí tư vấn cá nhân năm 2012-2013 của Dự án. Ngày 14/12/2012 đã gửi biên bản xét chọn các vị trí tư vấn cá nhân 2012-2013 sang ADB.
Kế hoạch đấu thầu đấu thầu 18 tháng bổ sung
116. Tổng giá kế hoạch các gói thầu là 272,000 USD, tổng giá trị Hợp đồng đã ký: 263,326 USD (chiếm 96,8% kinh phí kế hoạch), gồm 03 gói là: (i) Gói thầu số 11 (dịch vụ hậu cần cho các gói thầu trang thiết bị); (ii) Gói thầu số 12 (kiểm toán dự án năm tài chính 2011-2012); (iii) Gói thầu 13 (tư vấn đánh giá ban đầu Dự án).
Kế hoạch đấu thầu năm 2012:
  1. Kế hoạch đấu thầu năm 2012 của Dự án đã được phê duyệt tại Quyết định số 2964/QĐ-BYT, ngày 22/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  2. Tổng giá kế hoạch các gói thầu là 3,973,000USD. Tổng giá trị Hợp đồng đã ký là 1,110,212.55 USD (chiếm 27,9% kinh phí kế hoạch), gồm 07 gói: (i) Gói thầu số 14: Xe ô tô bán tải chuyên dụng phục vụ phòng chống dịch, gửi ADB xin hủy kết quả đấu thầu và hoàn chỉnh các thủ tục trình Cục Y tế dự phòng xin hủy kết quả đấu thầu; (ii) Gói thầu số 15: Dịch vụ hậu cần ô tô chưa phát hành hồ sơ mời thầu; (iii) Gói thầu số 16: Thiết bị nâng cấp giao ban trược tuyến; (iv) Gói thầu số 17: Hóa chất diệt côn trùng; (v) Gói thầu số 18: In và phân phối tài liệu truyền thông phòng chống bệnh truyền nhiễm; (vi) Gói thầu số 19: Thiết bị, vật tư văn phòng đã ký hợp đồng; (vii) Gói thầu số 20: Phần mềm kế toán.
PHN V. KHÓ KHĂN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
  1. Khó khăn, tn ti
  1. Thực hiện Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính gây những vướng mắc trong việc thực hiện các hoạt động mua sắm hàng hóa dưới 100 triệu đồng và các hoạt động lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn (dưới 500 triệu) áp dụng hình thức chỉ định thầu phải được người có thẩm quyền (Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ) quyết định mua sắm tài sản. Việc áp dụng thông tư này trong việc đấu thầu mua sắm tài sản dự án khá trễ trong khi một số hoạt động mua sắm tại tỉnh đã được triển khai trước đó.
  2. Việc giao nhận trang thiết bị vật tư do Ban quản lý dự án Trung ương cấp cho các đơn vị còn nhiều bất cập (chậm bàn giao lắp đặt và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng, chưa tổ chức tập huấn cho các cán bộ sử dụng trang thiết bị mới cấp,…).
  3. Định mức chi thấp (theo mức chi trong nước) nên gặp nhiều khó khăn trong triển khai hoạt động (đặc biệt tập huấn, hội thảo), tỷ lệ kinh phí kết dư cao.
  4. Thủ tục giải ngân kéo dài do phải qua xác nhận kho bạc tại tỉnh, thành phố.
  5. Việc cấp vốn đối ứng cho hoạt động dự án tại tỉnh: Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có công văn cam kết cấp đủ vốn đối ứng cho hoạt động dự án tuy nhiên thực tế việc thực hiện cấp vốn còn nhiều vướng mắc.
  6. Chưa thành lập được Ban chỉ đạo dự án của Bộ Y tế.
  7. Việc triển khai hoạt động, báo cáo chậm, nội dung báo cáo chưa đáp ứng  so với yêu cầu.
  8. Các tỉnh thiếu chủ động trong việc xây dựng, lập kế hoạch triển khai và quyết toán kinh phí các hoạt động dự án.
  9. Hoạt động phòng chống dịch bệnh qua biên giới (Hỗ trợ họp thường kỳ trao đổi thông tin phòng chống bệnh truyền nhiễm cho các tỉnh có chung biên giới; các cuộc họp hàng quý/năm về chia sẻ thông tin về bệnh truyền nhiễm giữa các tỉnh có chung biên giới) ở nhiều tỉnh không thực hiện được do thủ tục mời đại biểu nước ngoài phức tạp, cơ chế quản lý kiểm soát và xử lý ổ dịch thiếu tính đồng bộ, thống nhất và có sự khác nhau về mối quan tâm, đặc thù kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia.
  10. Cộng đồng vì sức khỏe: Phần lớn cộng đồng thực hiện đều thuộc vùng nghèo, địa bàn đi lại khó khăn, dân tộc thiểu số, đa dạng văn hóa, tín ngưỡng; tiêu chí của các Chương trình nhiều, một số chương trình dự án đầu tư chưa bám sát nhu cầu người dân, chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng; thiếu tính liên kết giữa các chương trình dự án; tính bền vững, duy trì kết quả sau dự án chưa cao, trình độ cán bộ hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch, chỉ đạo Cộng đồng vì sức khỏe; tổ chức thực hiện, thiếu sự cam kết của chính quyền…
  11. Hoạt động phát triển giới và dân tộc thiểu số: Ban quản lý dự án các tỉnh, thành phố chưa nắm rõ cách tiến hành triển khai lồng ghép trong các hoạt động dự án tại địa phương, thực tế nhiều địa bàn không có nữ y tế thôn bản gây khó khăn trong việc thực hiện chỉ tiêu dự án đề ra.
  12. Thiết lập hệ thống đào tạo, tập huấn tuyến tỉnh: Ban quản lý dự án các đơn vị còn lúng túng trong quá trình triển khai dù nội dung đã được Ban quản lý dự án Trung ương hướng dẫn cụ thể tại Công văn 262/VIE2699 ngày 27/8/2012 của Trưởng ban quản lý dự án Trung ương.
  13. Hoạt động hỗ trợ phòng chống dịch khẩn cấp: Việc sử dụng kinh phí phòng chống dịch khẩn cấp của dự án tại địa phương chưa thực sự được quan tâm, chỉ đạo sát sao và hướng dẫn kịp thời để lồng ghép với hoạt động phòng chống dịch tại địa phương.
  14. Các hoạt động Hội nghị, hội thảo: Sau khi kết thúc hoạt động các đơn vị không hoặc chậm gửi báo cáo về Ban quản lý dự án Trung ương để tổng hợp, đánh giá. Số lượng các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo rất lớn trong khi kinh phí, nội dung chi, mức chi thấp gây khó khăn cho việc tổ chức, tỷ lệ kinh phí kết dư cao.
  15. Thời gian phê duyệt các kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu của ADB thường kéo dài (04-08 tuần).
  16. Thời gian xử lý đơn rút vốn của ADB kéo dài (từ 03-13 tuần). Ví dụ: Đơn A0005 gửi ngày 17/8/2012, xử lý xong ngày 15/11/2012; đơn A0006 gửi ngày 9/10/2012, xử lý xong ngày 15/11/2012)
  1. Đ xut, kiến ngh
  1. Với Nhà tài trợ: Rút ngắn thời gian xử lý các gói thầu.
  2. Với Bộ Y tế: Xem xét, tổng hợp những vướng mắc trong quá trình hiện Thông tư số 68/2012/TT-BTC, kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi
  3. Với Ban quản lý dự án Trung ương và các đơn vị triển khai dự án: Phê duyệt Kế hoạch, Dự toán chi tiết và ký Hợp đồng trách nhiệm sớm ngay từ đầu năm kế tiếp. Việc lập Kế hoạch triển khai hoạt động năm 2013 theo tuần đã được Ban quản lý dự án Trung ương chỉ đạo sát sao và xây dựng phù hợp.
  4. Các đơn vị bám sát kế hoạch đã đăng ký với Ban quản lý dự án Trung ương để triển khai hoạt động không bị trượt. Nếu trượt phải bố trí triển khai bù vào tuần tiếp theo và báo cáo Ban quản lý dự án Trung ương bằng văn bản.
  5. Công tác tổ chức, quản lý dự án:
  1. Kịp thời kiện toàn Ban quản lý dự án khi có biến động về tổ chức, nâng cao năng lực cho cán bộ trong việc triển khai hoạt động dự án đạt hiệu quả cao. Bám sát sự chỉ đạo sát sao của Ban quản lý dự án Trung ương và Lãnh đạo Ban quản lý dự án đơn vị thường xuyên liên hệ với tuyến trên để tiếp nhận sự chỉ đạo. Phối hợp các đơn vị y tế trong ngành và các ban ngành liên quan, kêu gọi hiệu quả sự đóng góp nguồn nhân lực của chính quyền địa phương các cấp; đảm bảo đủ nguồn kinh phí đối ứng;
  2. Lập kế hoạch hoạt động cụ thể theo tuần, tháng, quý. Lãnh đạo Ban quản lý dự án các đơn vị theo dõi, giám sát, đôn đốc thực hiện theo đúng kế hoạch, khẩn trương bù hoạt động nếu chậm tiến độ và có giải pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị;
  3. Phân công cụ thể việc triển khai và quyết toán hoạt động cho các cán bộ và đơn vị liên quan thực hiện dự án, hạn chế bỏ hoạt động và tỷ lệ kinh phí kết dư cao;
  4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định dự án.
  1. Công tác giám sát: Tổ chức các đoàn đi giám sát hỗ trợ sau đào tạo, giám sát định kỳ, giám sát đột xuất việc triển khai hoạt động tại địa phương.
  2. Công tác chuẩn bị (khảo sát địa bàn, lập kế hoạch kịp thời…) phải được chú trọng.
  3. Công tác tổ chức, thực hiện và quyết toán: (i) Triển khai thí điểm có sự tham khảo ở những nơi đã có kinh nghiệm triển khai, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và điều chỉnh phù hợp với thực tế địa phương; (ii) Trong vòng 2 tuần sau khi kết thúc hoạt động phải tổng hợp đầy đủ chứng từ để chuyển cho Kế toán dự án xác nhận kho bạc. Tỷ lệ kinh phí đã thực hiện chưa xác nhận kho bạc không được vượt quá 20% tổng kinh phí thực hiện; (ii) Giảm tỷ lệ kinh phí kết dư sau xác nhận kho bạc tại các đơn vị xuống dưới 10% tổng kinh phí Kế hoạch.
 
 
Ph lc 1: Đánh giá thực hiện chỉ số theo dõi dự án
Mục tiêu dự án Chỉ số đánh giá Cơ chế giám sát, đánh giá Kết quả 2011-2012
 
Ghi chú
Đầu kỳ Cuối kỳ Hàng năm
Tác động            
Nâng cao sức khỏe cho người dân trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông.
 
1, Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi năm 2015 giảm 2/3 so với năm 1990: 19,3/1,000 trẻ đẻ sống 17.6/1,000 trẻ đẻ sống x   Tỉ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi  giảm 10,2% so với đầu kỳ từ 17.6/1.000 trẻ đẻ sống xuống 15.8/1.000 trẻ đẻ sống Báo cáo tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi năm 2012
2, Tỷ lệ mắc viêm não Nhật Bản hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 giảm 10% so với năm 2006 - 2010 2,08/100.000 dân x x Tỷ lệ mắc viêm não Nhật Bản giảm 3,5% so với giai đoạn 2006-2010 từ 2,08/100.000 dân
 xuống 2,01/100.000 dân
Báo cáo hình hình mắc, tử vong một số bệnh truyền nhiễm: Tả, sốt xuất huyết, Viêm não Nhật Bản, Thương Hàn, Cúm A (H1N1)
 
3, Tỷ lệ tử vong/mắc viêm não Nhật Bản hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 giảm 10% so với năm 2006 - 2010 2,9% x x Tỷ lệ tử vong/mắc viêm não Nhật Bản tăng 31% so với giai đoạn 2006-2010 từ 2,9%  lên 3,8% 
4, Tỷ lệ mắc Tả trung bình giai đoạn 2011 - 2015 giảm 10% so với trung bình giai đoạn 2006 - 2009 0.55/100.000 dân x x Tỷ lệ mắc Tả giảm 98,4% so với giai đoạn 2006-2010 từ 0,55/100.000 dân
 xuống 0,09/100.000 dân
5, Tỷ lệ mắc cúm A (H5N1) trung bình giai đoạn 2011 -2015  giảm 10% so với trung bình giai đoạn 2006 - 2010 0.006/100.000 dân x x Tỷ lệ mắc cúm A (H5N1) không thay đổi so với giai đoạn 2006-2010 là 0,006/100.000 dân
6, Tỷ lệ mắc thương hàn trung bình giai đoạn 2011 – 2015  giảm 10% so với trung bình giai đoạn 2006 - 2009 5,9/100.000 dân x x Tỷ lệ mắc thương hàn giảm 69,7% so với giai đoạn 2006-2010 từ 5,9/100.000 dân xuống 1,79/100.000 dân
7, Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100,000 dân trung bình giai đoạn 2011 - 2015 giảm 15% so với tỷ lệ trung bình giai đoạn 2006 - 2010 126,8/100.000 dân x x Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết giảm 27% so với giai đoạn 2006-2010 từ 126,8/100.000 dân xuống 92,8/100.000 dân
8, Tỷ lệ tử vong/mắc do sốt xuất huyết trung bình giai đoạn 2011 - 2015 giảm 10% so với tỷ lệ trung bình giai đoạn 2006 - 2010 0,5% x x Tỷ lệ tử vong/mắc sốt xuất huyết giảm 84% so với giai đoạn 2006-2010 từ 0.5% xuống 0,008%
9, Tỷ lệ mắc giun truyền qua đất 2015 giảm 15% so với tỷ lệ mắc năm 2012 14-65.3% tùy khu vực
(cao nhất ở miền núi và trung du phía bắc)
x   8,8%  (giun đũa và giun tóc)
(điều tra tại Sơn La và Thanh Hóa)
Báo cáo tình hình nhiễm giun truyền qua đất năm 2012
Đầu ra            
Kiểm soát kịp thời và đầy đủ các bệnh truyền nhiễm có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng và kinh tế trong khu vực 10, Tỷ lệ nhân dân tại cộng đồng đích áp dụng đúng công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm tăng 20% so với điều tra ban đầu x x   Vệ sinh môi trường chung: trên 70%
Vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết: khoảng 30%
Vệ sinh cá nhân (rửa tay xà phòng): trên 50%
Vệ sinh trong ăn uống: trên 80%
Áp dụng các biện pháp phòng bệnh (tiêm vắc xin, tẩy giun…) từ 30-70%
Báo cáo kết quả điều tra KAP về kiến thức, thái độ thực hành phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2012
11, Tỷ lệ các vụ dịch bệnh truyền nhiễm tại địa bàn triển khai dự án được báo cáo và can thiệp đúng quy định hiện hành tăng 30% so với điều tra ban đầu x x x Có tổng số 7.285 ổ dịch ghi nhận trong năm 2012 theo báo cáo của 20 tỉnh, thành phố thuộc dự án, trong đó 7.233 ổ dịch được xử lý (chiếm 99%) và 100% ổ dịch được xử lý đúng quy định. Báo cáo tình trạng giám sát và can thiệp các vụ dịch bệnh truyền nhiễm
Đầu ra 1            
Tăng cường hệ thống phòng chống bệnh truyền nhiễm trong khu vực 12, Vị trí đầu mối phòng chống bệnh truyền nhiễm tại đơn vị chức năng của Bộ Y tế được thiết lập. x x x * Thành lập 07/9/2012
* Địa điểm đầu mối tại Phòng Kiếm soát bệnh truyền nhiễm, Cục YTDP, Bộ Y tế, 138A Giảng Võ-Ba đình, HN
 
Báo cáo tình trạng hợp tác, chia sẻ thông tin trong phòng chống bệnh truyền nhiễm
13, Danh sách các vị trí đầu mối phòng chống bệnh truyền nhiễm của các nước trong khu vực (tối thiểu là Lào và Cam pu chia) được xác định và cập nhật. x x x Danh sách các vị trí đầu mối được xác định và chia sẻ giữa các nước Việt Nam, Lào, Cam pu chia
1. Việt nam: ThS. Vũ Ngọc Long, phòng KS BTN, cục YTDP-BYT
2. Lào:Dr.Bounlay, GĐ cục KS BTN Lào
3.Cambodia:Dr Sok Touch, Giám đốc cục KS BTN
14, Chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm với Tổ chức Y tế thế giới theo quy định hiện hành. x x x - Chia sẻ hàng tuần,có những thời điểm hàng ngày
- Tư vấn về mặt kĩ thuật với văn phòng WHO tại Việt Nam về tất cả các bệnh mới nổi: Cúm A H7N9,Tay chân miệng, Corona virus, viêm da dầy sừng bàn tay bàn chân,sốt xuất huyết
- Tổ chức những buổi làm việc nhóm
- Tổ chức các hội thảo quốc tế
15, Chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm trên website chính thức của Cục Y tế dự phòng và của Dự án theo quy định hiện hành. x x x Cục y tế dự phòng:  http://vncdc.gov.vn
gồm 3 bài viết trong đó có 2 bài về tình hình dịch bệnh trong nước và 1 bài về tình hình dịch bệnh quốc tế
Dự án CDC2:   http://cdc2.org.vn
gồm 15 bài viết về các thông tin bệnh truyền nhiễm của dự án
16, Kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi và ít được quan tâm tại các đơn vị triển khai dự án được xây dựng hàng năm và lồng ghép với kế hoạch phát triển giới và dân tộc thiểu số x x X * Cán bộ theo dõi và chuyên gia đang hoàn thiện theo góp ý của ADB Báo cáo tình trạng lập kế hoạch và lồng ghép giới, dân tộc thiểu số trong lập kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm
17, Công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm được tiến hành hàng quý và báo cáo Bộ Y tế x x x 20 tỉnh dự án thực hiện báo cáo tuần, tháng theo đúng quy định tại thông tư số 48 ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế Báo cáo tình trạng quản lý thông tin bệnh truyền nhiễm
18, Chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm được thực hiện theo đúng quy định của Điều lệ Y tế quốc tế (có thông tin về giới) x x x Chia sẻ hàng ngày những thông tin về bệnh nhóm A (cúm A H5N1 trong đó có thông tin về giới)
Hàng tháng về một số bệnh nhóm B (sốt xuất huyết, tay chân miệng)
Báo cáo tình trạng chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm
19, Các đơn vị triển khai dự án đáp ứng yêu cầu IHR/APSED về phòng chống bệnh truyền nhiễm tăng trên 30% so với điều tra ban đầu x x x Chưa có số liệu Báo cáo tình trạng đáp ứng yêu cầu IHR/APSED
20, Chia sẻ, phản hồi thông tin bệnh truyền nhiễm được thực hiện đúng quy định hiện hành x x x 97,8% Báo cáo tình trạng chia sẻ, phản hồi thông tin bệnh truyền nhiễm giữa các tỉnh
Đầu ra 2            
Tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm dọc khu vực biên giới và hành lang kinh tế 21, Số lượng "Cộng đồng vì sức khỏe" của mỗi huyện triển khai dự án tăng 1-2% mỗi năm. x x x 104 xã trong năm 2012- 2013
208 xã trong năm 2014
Báo cáo thực hiện mô hình “Cộng đồng vì sức khỏe”
22, Hoạt động phối hợp qua biên giới của huyện truyển khai dự án tăng 0,5-1% mỗi năm x x x Năm 2011 có 22/25 hoạt động được tổ chức.
Năm 2012 có 63/67 hoạt động được tổ chức
Tăng 1,8% sau 1 năm
Báo cáo tình trạng hoạt động phối hợp qua biên giới
23, Số nhân viên y tế thôn bản của các huyện dự án được tập huấn năm 2015 tăng 50 - 80% so với năm 2012 x x x 236*
Báo cáo chưa đầy đủ
Báo cáo tình trạng nhân lực và năng lực y tế thôn bản
24, Số nữ nhân viên y tế thôn bản của các huyện dự án được tập huấn 100% và đạt 80% yêu cầu công việc trong phòng chống bệnh truyền nhiễm x x x 106*
Báo cáo chưa đầy đủ
Báo cáo tình trạng nhân lực và năng lực của nữ nhân viên y tế thôn bản
25, Tỷ lệ nữ nhân viên y tế thôn bản mới hàng năm của các huyện dự án đạt ít nhất 50% x x x 59,8%
26, Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trong các huyện triển khai dự án được tẩy giun đạt 80% x x x Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được tẩy giun rất thấp (18,5%). Chỉ có 4/20 tỉnh thực hiện tẩy giun cho phụ nữ tuổi sinh sản, và chỉ thực hiện tẩy giun 1 lần 1 năm.
90,98% (bao gồm các tỉnh : Sơn La, Lào Cai, Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang, Đắc Nông)
Báo cáo kết quả tẩy giun cho đối tượng đích
27, Tỷ lệ trẻ trước tuổi đến trường trong các huyện triển khai dự án được tẩy giun đạt 90% x x x 94,83% (bao gồm các tỉnh : Sơn La, Lào Cai, Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang, Đắc Nông)
28, Tỷ lệ cán bộ y tế dự phòng (trong đó ít nhất 60% là cán bộ nữ) tại các huyện dự án đạt yêu cầu công việc ít nhất là 70% x x x 52.6% (bao gồm: Quảng Bình, An Giang) Báo cáo tình trạng nhân lực, năng lực của nữ cán bộ y tế dự phòng
Đầu ra 3            
Phối hợp quản lý dự án 29, Kế hoạch hàng năm của tỉnh triển khai dự án có đề cập các nội dung: Phòng chống bệnh truyền nhiễm tại vùng giáp biên; Phòng chống bệnh truyền nhiễm với giới và dân tộc thiểu số; đào tạo cán bộ y tế dự phòng x x x Có xây dựng kế hoạch năm
Có các nội dung: phòng chống bệnh truyền nhiễm (biên giới, giới), đào tạo cán bộ
Báo cáo tình trạng xây dựng kế hoạch và lồng ghép trong phòng chống bệnh truyền nhiễm
30, Kế hoạch hành động về giới và dân tộc thiểu số được xây dựng và thực hiện x x x - Có xây dựng kế hoạch về giới và dân tộc thiểu số
 - Phổ biến, hướng dẫn cho các tỉnh DA trong việc triển khai KH
 - Tổ chức 1 lớp tập huấn cho BQLDATW về KH hành động Giới và DTTS.
 - Cử 1 cán bộ DA chuyên theo dõi việc tổng hợp kết quả thực hiện KH tại TW và các đơn vị triển khai DA
Báo cáo tình trạng xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động giới và dân tộc thiểu số

 





 
Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Rối loạn chuyển hóa lipid máu

Rối loạn lipid máu (RLLPM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglicerid, hoặc tăng LDL-c, hoặc giảm HDL-c…). RLLPM thường được phát hiện cùng lúc với mội số bệnh lý tim mạch-nội tiết-chuyển hóa. Đồng thời RLLPM cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh lý này. Nguyên nhân của RLLPM có thể do nguyên phát như di truyền hoặc thứ phát do phong cách sống không hợp lý. Điều trị RLLPM thay đổi lối sống (tăng cường vận động thể lực, thay đổi chế độ ăn: hạn chế bia rượu, mỡ động vật…) hoặc dùng thuốc giảm lipid máu

Xem chi tiết Next

Sổ tay Giải ngân Khoản vay

Sổ tay Giải ngân Khoản vay là tài liệu biên soạn các chính sách, hướng dẫn, thông lệ và thủ tục giải ngân của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Cuốn Sổ tay sẽ là hướng dẫn tham khảo hữu ích cho các cán bộ ADB, bên vay là quốc gia thành viên đang phát triển, công chức và các cán bộ dự án của các cơ quan thực hiện và các ban quản lý dự án trong việc thiết kế và điều hành có hiệu quả công tác giải ngân, tạo điều kiện cho việc triển khai dự án.

Xem chi tiết Next

Phát động cuộc thi “Tìm hiểu phòng, chống bệnh tật lứa tuổi học đường”

Sáng ngày 8-5, tại trường THCS NguyễnTrườngTộ (quận Đống Đa, Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động cuộc thi “Tìm hiểu phòng, chống bệnh tật lứa tuổi học đường” với chủ đề “Mắt sáng học hay” do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế với báo Nhi Đồng phối hợp tổ chức.

Xem chi tiết Next

Đánh giá ban đầu dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông mê kông, giai đoạn 2

Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa, việc hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, du lịch giữa các nước trên thế giới và trong khu vực được tăng cường, đặc biệt ở các nước có chung đường biên giới làm nảy sinh nhiều vấn đề cần có sự quan tâm chung. Việc hội nhập kinh tế khu vực mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng làm gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS và bệnh truyền nhiễm gây dịch.

Xem chi tiết Next
Thong ke