​Phát động cuộc thi “Tìm hiểu phòng, chống bệnh tật lứa tuổi học đường”

16/05/2017 In bài viết

Sáng ngày 8-5, tại trường THCS NguyễnTrườngTộ (quận Đống Đa, Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động cuộc thi “Tìm hiểu phòng, chống bệnh tật lứa tuổi học đường” với chủ đề “Mắt sáng học hay” do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế với báo Nhi Đồng phối hợp tổ chức.

Sáng ngày  8-5,  tại trường THCS NguyễnTrườngTộ (quận Đống Đa, Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động cuộc thi “Tìm hiểu phòng, chống bệnh tật lứa tuổi học đường”  với chủ đề “Mắt sáng học hay” do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế với báo Nhi Đồng phối hợp tổ chức.

 

Đây là cuộc thi dành cho học sinh đang theo học tại các trường tiểu học và THCS trên cản ước, thời gian dự thi từ  nay đến ngày 20-5. Học sinh có thể tham gia thi với tư cách cá nhân hoặc tập thể. Các cá nhân tham gia 2 phần thi là trắc nghiệm và tự luận; tập thể (mỗi đội có từ 5-7 em học sinh) tham gia sáng tác tiểu phẩm hài, kịch bản gửi về Báo Nhi đồng (12 Hồ Xuân Hương, Hà Nội). Lễ tổng kết và trao giải được tổ chức vào ngày 1-6, tại Hà Nội.

Theo nhà báo Nguyễn Phan Khuê, Tổng Biên tập Báo Nhi Đồng, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, Ban tổ chức mong muốn mang đến các em nhỏ một sân chơi tích cực, hữu ích, giúp thu nhận thêm nhiều kiến thức cơ bản và cách phòng tránh về các bệnh phổ biến trong trường học như: Cong  vẹo cột sống, béo phì, suy dinh dưỡng..., nhất là bệnh cận thị.

Thống kê cho thấy hiện nay có khoảng 15 - 35% học sinh mắc phải bệnh cận thị ở các vùng khác nhau trên cả nước. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh cận thị là học sinh học tập trong điều kiện thiếu ánh sáng hoặc để mắt phải làm việc liên tục trong thời gian dài ở khoảng cách quá gần, hoạt động mắt quá nhiều với các thiết bị điện tử và do môi trường sống hạn chế tầm nhìn. Vì vậy, cách phòng tránh bệnh cận thị học đường hiệu quả chính là bảo đảm nguồn sáng cho lớp học và để trẻ ngồi học đúng tư thế. Không nên để trẻ đọc sách, truyện chữ quá nhỏ, chơi trò chơi điện tử, xem ti vi hoặc sử dụng máy tính quá lâu, khuyến khích trẻ tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời. Ngoài ra, các bậc phụ huynh chú ý bổ sung thêm vitamin A cho con bằng cách tăng cường những nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng hoặc uống thuốc hỗ trợ bổ sung vitamin A. Khi thấy trẻ có biểu hiện mở mắt khi đọc sách, nhìn mờ khi đọc chữ và nhìn vật ở xa, nên đưa trẻ đi khám mắt để điều trị kịp thời.

(Đăng  kèm  theo  thể  lệ)

Một số hình ảnh trong chương trình:

 

 

 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế





 

Admin

Tin tức liên quan

Dịch bệnh Ebola bùng phát trở lại tại Cộng hoà dân chủ Công gô

Theo thông tin ngày 13/5/2017 từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Ngày 9/5/2017, một chùm ca bệnh mắc và tử vong không rõ nguyên nhân bao gồm các hội chứng xuất huyết xảy đã ra tại khu vực Likati Health Zone, tỉnh Bas Uele - phía bắc nước Cộng hoà Dân chủ Côngo, giáp Cộng hòa Trung Phi. Tích lũy từ ngày 2/4/2017 đến nay tại Công gô đã ghi nhận 9 trường hợp mắc bao gồm 3 trường hợp tử vong, 06 trường hợp hiện đang theo dõi bệnh viện.

Xem chi tiết Next

Rối loạn chuyển hóa lipid máu

Rối loạn lipid máu (RLLPM) là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid bị rối loạn (tăng cholesterol hoặc tăng triglicerid, hoặc tăng LDL-c, hoặc giảm HDL-c…). RLLPM thường được phát hiện cùng lúc với mội số bệnh lý tim mạch-nội tiết-chuyển hóa. Đồng thời RLLPM cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh lý này. Nguyên nhân của RLLPM có thể do nguyên phát như di truyền hoặc thứ phát do phong cách sống không hợp lý. Điều trị RLLPM thay đổi lối sống (tăng cường vận động thể lực, thay đổi chế độ ăn: hạn chế bia rượu, mỡ động vật…) hoặc dùng thuốc giảm lipid máu

Xem chi tiết Next

Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp

Sáng ngày 13/5, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế đã tham dự và chủ trì Chương trình Mít tinh Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5/2017 tại UBND xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Xem chi tiết Next

Báo cáo thực hiện và đánh giá hiệu quả dự án phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông mê kông giai đoạn 2 năm 2011-2012

Theo số liệu thống kê hàng năm của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế tổng hợp từ nguồn thông tin của hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên cả nước, 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ mắc, chết cao nhất/100,000 dân toàn quốc tại năm 2011 và năm 2012

Xem chi tiết Next
Thong ke