​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 08/8/2021

08/08/2021 In bài viết

Tổng số ca bệnh từ đầu dịch đến nay ghi nhận hơn 203 triệu ca, trong đó hơn 4,3 triệu ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 561.000 ca nhiễm và 8.548 ca tử vong. Mỹ trở lại dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 66.961 ca, trong khi Indonesia đứng đầu về ca tử vong trong ngày với 1.588 người chết.

Trung Quốc tăng cường các biện pháp phòng dịch tại thủ đô Bắc Kinh trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng cao do biến thể siêu lây nhiễm Delta. Theo quy định mới, những người đang ở các khu vực nguy cơ cao sẽ tạm thời không được về thủ đô hoặc phải có xét nghiệm âm tính với virus. Các biện pháp phòng dịch tại trên các tuyến đường sắt, đường cao tốc và sân bay cũng được tăng cường.

Ngày 7/8, Ấn Độ phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 một liều duy nhất của hãng Johnson & Johnson. Đến nay, Ấn Độ đã phê chuẩn sử dụng vaccine của các hãng AstraZeneca, Bharat Biotech, Viện Gamaleya của Nga và hãng Moderna.

Ghi nhận 210.405 ca mắc, trong đó 208.060 ca ghi nhận trong nước, 71.497 người khỏi bệnh và 3.250 ca tử vong. Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay đã ghi nhận 207.553 ca, trong đó có 206.490 ca trong nước (99,5%), 68.680 người đã khỏi bệnh (33%), 3.215 ca tử vong. Đợt dịch thứ 4 có 62 tỉnh ghi nhận trường hợp mắc, có 01 tỉnh chưa ghi nhận ca mắc là tỉnh Cao Bằng.

Từ 17h00 ngày 07/8 đến 17h00 ngày 08/8/2021, ghi nhận 9.690 ca mắc mới trong đó có 9.684 ca trong nước, hầu hết là các trường hợp tiếp xúc gần (F1) đã được cách ly hoặc trong khu vực phong tỏa tại Hồ Chí Minh: 3.898, Bình Dương: 3.210, Đồng Nai: 724, Long An: 614, Khánh Hòa: 201, Đà Nẵng: 130, Hà Nội: 114, Sóc Trăng: 94, Đồng Tháp: 92, Ninh Thuận: 85, Cần Thơ: 71, Trà Vinh: 67, Vĩnh Long: 57, Bình Thuận: 46, Phú Yên: 42, Đắc Lắc: 41, Thừa Thiên Huế: 23, Lâm Đồng: 21, Bến Tre: 20, Kiên Giang: 18, An Giang: 15, Quảng Ngãi: 14, Bình Định: 14, Hậu Giang: 14, Hà Tĩnh: 8, Đắc Nông: 7, Quảng Nam: 6, Cà Mau: 6, Bình Phước: 5, Gia Lai: 4, Thanh Hóa: 4, Hải Dương: 3, Lào Cai: 3, Lạng Sơn: 2, Bạc Liêu: 2, Phú Thọ: 2, Sơn La: 2, Hưng Yên: 1, Vĩnh Phúc: 1, Hà Nam: 1, Quảng Bình: 1, Thái Bình: 1) và 06 ca nhập cảnh ghi nhận tại Long An (4), Hà Nam (2).

Có 62 tỉnh, thành phố ghi nhận ca mắc (chi tiết tại Phụ lục 1), trong đó:

- 2 địa phương đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong nước, gồm: Quảng Ninh, Bắc Kạn.

- 12 địa phương không có lây nhiễm thứ phát, gồm: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.

- 48 địa phương chưa qua 14 ngày với tổng số 200.226 ca mắc. Trong đó, 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Đồng Tháp. Các trường hợp mắc mới hầu hết là các trường hợp tiếp xúc gần (F1) đã được cách ly từ trước hoặc trong khu vực đã phong tỏa.

Tính đến ngày 07/8/2021, cả nước đã thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR được 9.468.226 mẫu cho 23.566.801 lượt người, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR được 7.155.030 mẫu cho 20.039.862 lượt người, tăng 106.256 mẫu so với ngày trước đó. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 2.324.362 mẫu gộp cho 15.589.596 lượt người. 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19:

- Các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg phải thực hiện nghiêm, nhất quán theo phương châm chỉ có thể thực hiện cao hơn, sớm hơn phù hợp theo tình hình thực tiễn tại địa phương.

- Tổ chức tiêm vắc xin nhanh, đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả, không để vắc xin hết hạn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng xin cho, lựa chọn vắc xin, lợi dụng chức trách để tiêm cho người không đúng đối tượng và các tiêu cực khác trong việc tiêm vaccine. Xử lý nghiêm, kịp thời theo pháp luật các trường hợp vi phạm. Người đứng đầu các cấp chính quyền chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác phòng chống dịch bệnh.

- Giải pháp chuyên môn kỹ thuật

+ Giảm mắc: Tiếp tục tăng cường xét nghiệm, kết hợp xét nghiệm kháng nguyên nhanh, gộp mẫu để đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm, nhanh chóng phát hiện, cách ly F0 ra khỏi cộng đồng; Triển khai mạnh mẽ các biện pháp nhằm bảo vệ “vùng xanh” nơi có nguy cơ thấp, hạn chế lây nhiễm; truy vết ngay khi có ca bệnh.

+ Giảm tử vong: Khẩn trương đưa vào vận hành mô hình điều trị “tháp 3 tầng” theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tổ chức tốt việc điều phối để tiếp nhận, xử lý và điều trị bệnh nhân kịp thời;  Nhanh chóng đi vào hoạt động các trung tâm hồi sức tích cực được Bộ Y tế và các địa phương thiết lập để tiếp nhận, điều trị ca bệnh nặng, nguy kịch.

 

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke