​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 17/7/2022

18/07/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới hơn 567,3 triệu ca, trên 6,38 triệu ca tử vong. Tại châu Á, số ca mắc COVID-19 có xu hướng tăng trở lại ở một số nước.

Số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 đã tăng 42,7% trong vòng 14 ngày qua, nâng tổng số người mắc COVID-19 tại Malaysia lên 42.481 người. Với 4 bệnh nhân không qua khỏi trong ngày 16/7, tổng số ca tử vong do mắc COVID-19 tại Malaysia hiện là 35.848 ca. Đáng chú ý, trong tuần qua, tỷ lệ tử vong/số người mắc bệnh cũng tăng nhẹ lên mức 5,6 người/ngày so với mức 3,9 người/ngày một tháng trước đó. Theo Bộ Y tế Malaysia, dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 chiếm chủ yếu trong số ca mắc mới COVID-19 tại nước này. Biến thể trên rất dễ lây lan và có thể “thoát miễn dịch”, làm tăng nguy cơ tái nhiễm ở những người đã từng nhiễm Omicron. Để ứng phó với nguy cơ dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trở lại, Bộ Y tế Malaysia (MOH) đang cân nhắc khả năng tái áp đặt quy định giãn cách xã hội. Ông Jamaluddin cho biết nếu số ca mắc mới tăng mạnh, MOH có thể sẽ áp đặt trở lại việc thực thi Đạo luật Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm (Đạo luật 342), trong đó có việc bắt buộc đeo khẩu trang.

Ngày 16/7, Nhật Bản ghi nhận hơn 110.000 ca mắc mới COVID-19, mức tăng theo ngày cao nhất từ trước đến nay, trong bối cảnh nước này đang phải chật vật ứng phó với làn sóng lây nhiễm thứ 7, trong đó chủ yếu là do dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron gây ra. Số ca mắc mới nói trên cao hơn con số kỷ lục trong làn sóng lây nhiễm thứ sáu, với 104.000 ca bệnh vào ngày 3/2.

Cùng ngày 16/7, Ấn Độ cũng ghi nhận 20.044 ca nhiễm mới. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, quốc gia này có số ca nhiễm mới vượt 20.000 ca/ngày. Theo Bộ Y tế Ấn Độ, nước này hiện ghi nhận tổng cộng 43.730.071 ca COVID-19. Với số ca mắc mới tăng cao, số người đang phải điều trị hiện là 140.760 trường hợp.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tính đến 16h00 ngày 17/7/2022, cả nước ghi nhận 10.760.595 ca mắc, trong đó 10.754.392 ca trong nước. Đến nay đã có 9.814.276 người khỏi bệnh, 43.091 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.757.743 ca, trong đó có 10.752.822 ca trong nước, 9.811.459 người đã khỏi bệnh (91,2%), 43.056 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố (chi tiết tại Phụ lục 1). 

Kết quả giám sát điều trị

- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.811.459 người đã khỏi bệnh (91,2%), tăng 7.948 người so với ngày trước. Hiện nay đang điều trị, giám sát 903.228 trường hợp, trong đó có 41 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: (1) Thở ô xy qua mặt nạ: 37; (2) Thở ô xy dòng cao HFNC: 3; (3) Thở xâm lấn: 1.

- Trong ngày 16/7, cả nước ghi nhận 01 trường hợp tử vong do COVID-19 tại Thái Nguyên.

Công tác tiêm chủng:

1. Tiếp nhận và phân bổ vắc xin

Từ tháng 3/2021 đến ngày 17/7/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 253.071.094 liều vắc xin phòng COVID-19.

Cả nước đã tiêm 238.653.961 liều/ 240.101.348 liều vắc xin phân bổ 155 đợt (trong ngày tiêm được 206.594 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 99,4%.

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 209.241.719 liều:

Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 14/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 80%; 29/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 60-80%; 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 60%.

- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 19.332.958 liều:

Tỷ lệ tiêm mũi 3 tại các tỉnh, thành phố: 14/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ trên 30%; 31/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ từ 10-30%; 18/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ dưới 10%.

- Số liều tiêm cho trẻ từ 5 dưới 12 tuổi là 10.079.284 liều:

Tỷ lệ tiêm mũi 1 tại các tỉnh, thành phố: 27/63 tỉnh, thành phố trên 70%; 23/63 tỉnh, thành phố từ 50-70%; 13/63 tỉnh, thành phố dưới 50%.

Tỷ lệ tiêm mũi 2 tại các tỉnh, thành phố: 11/63 tỉnh, thành phố trên 40%; 40/63 tỉnh, thành phố từ 20-40%; 12/63 tỉnh, thành phố dưới 20%.

(Chi tiết phân bổ và kết quả tiêm chủng của địa phương tại Phụ lục đính kèm)

Nhận định

Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến thể BA.5 của chủng Omicron[1], nhất là tại khu vực Châu Âu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vắc xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ bệnh trở nặng.

        Từ cuối tháng 3/2022, dịch có xu hướng giảm mạnh và hiện vẫn đang được cơ bản kiểm soát tốt trên phạm vi cả nước[2]. Hai biến thể phụ BA.4, BA.5 của biến thể Omicron đã được ghi nhận trong nước[3] tại; Bộ Y tế đã chỉ đạo tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các biến thể khác để chủ động có các biện pháp xử lý kịp thời.

        Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

Tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ động, quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh; tập trung chỉ đạo triển khai các nội dung sau:

1. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới của COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi; thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình dịch và các yếu tố nguy cơ, chủ động các giải pháp ứng phó với các dịch bệnh và chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch;

2. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch theo công thức “2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vắc xin + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác” với các trụ cột cách ly, xét nghiệm, điều trị, gắn với thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch COVID-19 để tập trung phục hồi, phát triển kinh tễ, xã hội.

 3. Đẩy mạnh triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm mũi 4 cho các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đảm bảo thần tốc, quyết liệt, an toàn, hiệu quả, khoa học. Tiếp tục tăng cường truyền thông, vận động, khuyến khích người dân tiêm chủng mũi 3, mũi 4 kịp thời và đầy đủ.

4. Đảm bảo kinh phí, nhân lực, vật lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; kịp thời xử lý các vướng mắc, tồn tại liên quan tới công tác phòng, chống dịch, nhất là việc đảm bảo chế độ, chính sách, động viên khen thưởng đối với các lực lượng phòng, chống dịch.


[1] Đức, Bỉ, Pháp, Áo, Italia, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ, Canada, Úc, Israel, Pakistan, Singapore, Indonesia, Philipines, Thái Lan, Brunei, Nam Phi...

[2] TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

[3] Trung bình ghi nhận 600-700 ca mắc và 2 ca tử vong mỗi ngày; nhiều ngày không ghi nhận tử vong. Tỷ lệ chết/mắc giảm mạnh từ 1,03% (tháng 1/2022) xuống còn 0,06% (tháng 5/2022) và 0,02% (tháng 6/2022).

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke