​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 22/4/2022

22/04/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 508 triệu ca, trên 6,2 triệu ca tử vong.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 21/4 trong đó trong khoảng thời gian từ ngày 11 đến 17/4, cả thế giới ghi nhận 5,59 triệu ca mắc mới, giảm 24% so với tuần trước, số ca tử vong là trên 18.000 người, giảm 21% so với tuần trước. Số ca mắc mới giảm rõ rệt ở khu vực Tây Thái Bình Dương, Đông Địa Trung Hải, châu Âu và Đông Nam Á. Ở Đông Nam Á, các nước có số ca mắc mới tăng nhiều gồm Thái Lan, Indonesia nhưng nhìn chung vẫn giảm 2% - 44% so với tuần trước. WHO xác định 99,5% số ca Covid-19 trên toàn thế giới hiện nay là do biến chủng Omicron gây ra, chỉ 0,1% là do Delta và 0,4% là do các dòng chưa được định danh. WHO cho rằng vẫn cần thận trọng vì số ca mắc giảm xuống có thể do một số quốc gia - đi theo hướng "sống chung với Covid-19" - không còn xét nghiệm quá thường xuyên.

Tại Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 22/4 bắt đầu triển khai hàng loạt chiến dịch nhằm chặn đứng tất cả các chuỗi lây nhiễm dịch COVID-19 trong cộng đồng sớm nhất có thể. Theo đó, Thượng Hải tiến hành các biện pháp kiểm soát cộng đồng theo từng cấp độ nhằm hạn chế các hoạt động đi lại và tập trung đông người. Thành phố này áp dụng nhiều chính sách khác nhau để sàng lọc và xét nghiệm COVID-19 tại các khu vực khác nhau. Thượng Hải đã phân chia các khu vực của thành phố theo từng cấp độ dịch, gồm khu vực bị đóng cửa, khu vực bị hạn chế và khu vực phòng ngừa. Các chiến dịch khác mà Thượng Hải triển khai là điều tra dịch tễ học, cũng như vệ sinh và khử khuẩn.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tính đến 16h00 ngày 22/4/2022, cả nước ghi nhận 10.544.324 ca mắc, trong đó 10.538.146 ca trong nước. Đến nay đã có 9.079.265 người khỏi bệnh, 42.991 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.541.472 ca, trong đó có 10.536.576 ca trong nước, 9.076.448 người đã khỏi bệnh (86,1%), 42.956 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố.  

Số ca mắc mới trong ngày    

- Trong ngày ghi nhận 11.160 ca mắc trong nước tại 59 tỉnh thành phố: Hà Nội (980), Phú Thọ (761), Bắc Giang (539), Quảng Ninh (510), Nghệ An (489), Vĩnh Phúc (458), Yên Bái (452), Lào Cai (389), Hải Dương (373), Bắc Kạn (357), Tuyên Quang (352), Đắk Lắk (346), Thái Nguyên (309), Gia Lai (304), Sơn La (273), Thái Bình (255), Nam Định (225), Quảng Bình (222), Hưng Yên (220), Cao Bằng (210), Bà Rịa - Vũng Tàu (197), Lâm Đồng (194), Lạng Sơn (189), Bắc Ninh (176), Ninh Bình (169), Hà Giang (169), Hòa Bình (160), Hà Tĩnh (147), Hà Nam (137), Điện Biên (130), Đà Nẵng (126), Lai Châu (108), Bình Định (102), Tây Ninh (99), Bình Phước (97), Hồ Chí Minh (93), Vĩnh Long (90), Phú Yên (81), Quảng Trị (80), Bến Tre (75), Quảng Nam (70), Đắk Nông (69), Cà Mau (64), Quảng Ngãi (63), Thanh Hóa (57), Bình Dương (33), Khánh Hòa (32), Bình Thuận (29), Long An (27), Thừa Thiên Huế (23), Bạc Liêu (13), An Giang (9), Trà Vinh (6), Kiên Giang (5), Cần Thơ (5), Kon Tum (4), Đồng Nai (4), Đồng Tháp (2), Hậu Giang (2).

Kết quả giám sát điều trị

- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.076.448 người đã khỏi bệnh (86,1%), tăng 2.338 người so với ngày trước đó. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.422.068 trường hợp, trong đó có 822 trường hợp nặng đang điều trị.

Công tác xét nghiệm:

Tính đến ngày 21/4/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 45.222.245 mẫu cho 89.524.169 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.478.512 mẫu tương đương 85.776.230 lượt người, tăng 2.525 mẫu so với ngày trước đó. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 7.059.626 mẫu gộp cho 49.887.300 lượt người.

Công tác tiêm chủng:

Từ tháng 3/2021 đến ngày 22/4/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 239.245.014 liều vắc xin phòng COVID-19.

Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 21/4/2022: Cả nước đã tiêm 211.284.125 liều (trong ngày tiêm được 725.028 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 98,9% số vắc xin phân bổ 143 đợt.

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 193.731.993 liều:

+ Mũi 1: 71.428.721 liều

+ Mũi 2: 70.087.812 liều ; Mũi bổ sung: 15.127.284 liều.

+ Mũi 3: 37.088.176 liều

- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.319.565 liều:

+ Mũi 1: 8.865.850 liều

+ Mũi 2: 8.453.715 liều.

- Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 232.567 liều (tất cả đều là mũi 1):

Có 36/63 tỉnh, thành phố triển khai tiêm và có báo cáo kết quả hàng ngày về Bộ Y tế là Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lai Châu, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, TP.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, Lâm Đồng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau và Bạc Liêu.

Nhận định

Tại nước ta, dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước và có nhiều diễn biến tích cực khi có xu hướng giảm mạnh tại 4 tiêu chí trong 30 ngày qua gồm: số ca cộng đồng cả nước giảm 56,5%, số ca tử vong giảm 60,5%, số ca đang điều trị tại bệnh viện giảm 44,9%, số ca nặng, nguy kịch giảm 38,6%. Hiện nay số ca mắc chỉ còn dưới 15.000 ca mắc mới trong ngày, tương đương thời điểm tuần cuối tháng 11/2021 là lúc biến thể Omicron chưa xâm nhập và lây lan rộng ở nước ta (riêng TP. Hà Nội hiện đang ghi nhận khoảng 1.000 ca mỗi ngày, thấp nhất từ giữa tháng 12/2021 đến nay). Cả nước, số ca tử vong chỉ còn trên dưới 10 ca tử vong ghi nhận mỗi ngày, thấp nhất từ tháng 7/2021 đến nay. 

Tuy nhiên, dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới, không loại trừ xuất hiện các biến chủng mới lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn. Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

- Trên cơ sở Kế hoạch đáp ứng và phòng chống nhằm kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 được Tổ chức Y tế Thế giới ban hành ngày 31/3/2022, tham khảo kế hoạch đáp ứng của một số quốc gia và thực tiễn tình hình dịch bệnh tại Việt Nam; Bộ Y tế tiến hành xây dựng dự phòng dự thảo Phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 năm 2022 – 2023.

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-191 và tạo điều kiện cho người nhập cảnh Việt Nam, Bộ Y tế tiến hành đề nghị các đơn vị, địa phương cho ý kiến về phương án điều chỉnh việc khai báo y tế tại cửa khẩu.

- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12-18 tuổi trong tháng 4; hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong quý 2 và xây dựng kế hoạch tiêm mũi 4 cho đối tượng cần.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke