​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 23/4/2022

23/04/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 508,7 triệu ca, trên 6,2 triệu ca tử vong.

Nguy cơ viêm gan cấp tính nặng ở trẻ mắc COVID-19:  Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo về sự gia tăng các trường hợp viêm gan cấp tính nặng ở trẻ nhỏ, được cho là có liên quan tới bệnh COVID-19 khi tại nước Anh đang chứng kiến "sự gia tăng đáng kể và đột ngột" các trường hợp viêm gan cấp tính nặng ở trẻ nhỏ. Những phân tích trong phòng thí nghiệm đã loại trừ khả năng các bệnh nhi nêu trên nhiễm các loại virus viêm gan A, B, C và E, thậm chí virus viêm gan D ở một số trường hợp. Tuy nhiên, phát hiện các em nhiễm một trong hai loại virus SARS-CoV-2 và adenovirus, trong đó có nhiều em nhiễm đồng thời cả hai loại virus này. Theo WHO, cần phải thực hiện các phân tích về di truyền của virus để xác định bất kỳ mối liên hệ nào có thể xảy ra giữa các trường hợp nêu trên.

Hong Kong lần đầu tiên mở cửa cho du khách quốc tế sau hơn 2 năm: Từ ngày 1/5, những người không phải là người Hong Kong sẽ được phép đến hòn đảo này sau hơn 2 năm gián đoạn. Ngoài ra, "cơ chế ngắt mạch" đối với các tuyến bay riêng lẻ sẽ được điều chỉnh thích hợp hơn. Thời gian qua, một số chuyến bay đã bị kích hoạt cơ chế "ngắt mạch" do chở ít nhất 3 hành khách mắc COVID-19 và phải tạm dừng bay trong 7 ngày, thì đến hiện tại được điều chỉnh lên thành 5 hành khách và giảm xuống 5 ngày. Hành khách đến Hong Kong sẽ được xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại sân bay. Chính quyền Hong Kong đưa ra quyết định trên trong bối cảnh dịch bệnh có xu hướng giảm dần, từ đỉnh dịch trên 58.000 ca vào ngày 9/3 xuống 3 con số trong 1 tuần trở lại đây cũng như có tính đến những yếu tố như lượng khách đến Hong Kong gần đây, số ca "ngoại nhập" tương ứng, năng lực đối phó cũng như nhu cầu kinh tế xã hội nói chung.

Singapore sắp dỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế: Bộ Y tế Singapore ngày 22/4 cho biết nước này sẽ loại bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế do COVID-19 còn lại kể từ ngày 26/4. Quyết định sẽ được đưa ra sau khi Singapore ghi nhận sự giảm mạnh các ca mắc mới COVID-19 hằng ngày. Các biện pháp này bao gồm loại bỏ các giới hạn về quy mô nhóm, cho phép nhân viên trở lại nơi làm việc đầy đủ và hủy bỏ yêu cầu xét nghiệm COVID-19 đối với những khách du lịch đã tiêm phòng.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tính đến 16h00 ngày 23/4/2022, cả nước ghi nhận 10.554.689 ca mắc, trong đó 10.548.511 ca trong nước. Đến nay đã có 9.081.494 người khỏi bệnh, 42.998 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.551.837 ca, trong đó có 10.546.941 ca trong nước, 9.078.677 người đã khỏi bệnh (86,1%), 42.963 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố.  

Số ca mắc mới trong ngày    

- Trong ngày có 10.365 ca ghi nhận trong nước tại 59 tỉnh thành phố: Hà Nội (978), Phú Thọ (753), Bắc Giang (556), Quảng Ninh (538), Nghệ An (456), Yên Bái (440), Vĩnh Phúc (397), Tuyên Quang (338), Lào Cai (334), Gia Lai (318), Đắk Lắk (318), Thái Nguyên (314), Thái Bình (276), Quảng Bình (271), Bắc Kạn (266), Hải Dương (257), Bà Rịa - Vũng Tàu (210), Nam Định (208), Hưng Yên (199), Bắc Ninh (198), Lâm Đồng (195), Hòa Bình (183), Cao Bằng (178), Lạng Sơn (174), Hà Giang (153), Ninh Bình (144), Điện Biên (129), Hà Nam (125), Sơn La (123), Đà Nẵng (108), Vĩnh Long (97), Quảng Trị (87), Lai Châu (82), Bình Phước (80), Thanh Hóa (79), Hải Phòng (78), Hồ Chí Minh (76), Tây Ninh (75), Đắk Nông (74), Bình Định (71), Quảng Nam (63), Cà Mau (42), Phú Yên (42), Bến Tre (40), Quảng Ngãi (31), Bình Dương (29), Thừa Thiên Huế (27), Kiên Giang (26), Bạc Liêu (25), Khánh Hòa (20), Bình Thuận (19), An Giang (15), Long An (14), Trà Vinh (12), Đồng Nai (11), Hậu Giang (4), Kon Tum (4), Đồng Tháp (3), Cần Thơ (2).

Kết quả giám sát điều trị

- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.078.677 người đã khỏi bệnh (86,1%), tăng 2.229 người so với ngày trước đó. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.430.197 trường hợp, trong đó có 685 trường hợp nặng đang điều trị.

Công tác xét nghiệm:

Tính đến ngày 22/4/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 45.232.353 mẫu cho 89.534.747 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.488.620 mẫu tương đương 85.786.808 lượt người, tăng 10.108 mẫu so với ngày trước đó. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 7.059.720 mẫu gộp cho 4.9887.864 lượt người.

Công tác tiêm chủng:

Từ tháng 3/2021 đến ngày 23/4/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 239.245.014 liều vắc xin phòng COVID-19, cụ thể:

Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 22/4/2022: Cả nước đã tiêm 211.992.855 liều (trong ngày tiêm được 725.028 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 99,2% số vắc xin phân bổ 143 đợt.

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 194.288.633 liều:

+ Mũi 1: 71.429.855 liều

+ Mũi 2: 70.082.714 liều ; Mũi bổ sung: 15.189.164 liều.

+ Mũi 3: 37.586.900 liều

- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.329.967 liều:

+ Mũi 1: 8.871.019 liều

+ Mũi 2: 8.458.948 liều.

- Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 374.255 liều (tất cả đều là mũi 1):

Có 41/63 tỉnh, thành phố triển khai tiêm và có báo cáo kết quả hàng ngày về Bộ Y tế là Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Thanh Hóa, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Nghệ An, Lai Châu, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, TP.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, Lâm Đồng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau và Bạc Liêu.

Một số hoạt động trọng tâm trong thời gian tới

 (1) Tiếp tục coi vắc xin là “vũ khí chiến lược”, là yếu tố quyết định, nền tảng trong phòng, chống dịch COVID-19; đẩy mạnh tiêm vắc xin mũi 3 cho đối tượng được chỉ định tiêm trong quý II/2022; hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho trẻ em từ 12-18 tuổi trong tháng 4/2022; đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận, nhập khẩu và phân bổ vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, hoàn thành việc tiêm chủng trong quý II/2022 để bảo đảm an toàn cho trẻ trong kỳ nghỉ hè và chuẩn bị cho năm học mới;

(2) Từng bước tự chủ về thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, vật tư y tế để chuẩn bị cho tình huống mọi tình huống dịch bệnh;

(3) Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro nhất là đối với các đối tượng nguy cơ cao (người cao tuổi, bệnh nền, trẻ em…);

(4) Tiếp tục rà soát, khắc phục các tồn tại, hạn chế và nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở;

(5) Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin, thuốc, sinh phẩm xét nghiệm trong nước; rút gọn tối đa các thủ tục hành chính nhưng vẫn phải bảo đảm về chuyên môn, khoa học;

(6) Rà soát, xây dựng các chính sách đãi ngộ, thu hút đối với cán bộ y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke