​Bản tin cập nhật Covid-19 ngày 24/4/2022

24/04/2022 In bài viết

Tình hình dịch bệnh trên thế giới

Tổng số ca mắc trên thế giới vượt 509,2 triệu ca, trên 6,2 triệu ca tử vong.

COVID-19 là nguyên nhân gây tử vong thứ ba tại Mỹ: Năm 2021 là năm thứ hai liên tiếp COVID-19 được coi là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 tại Mỹ, với tỷ lệ tử vong tăng ở hầu hết các nhóm tuổi. Theo báo cáo do Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố ngày 22/4, COVID-19 trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra 460.513 ca tử vong tại Mỹ trong năm ngoái, tăng gần 20% so với năm 2020.

Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới dừng sản xuất vaccine AstraZeneca: Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII) - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới đã ngừng sản xuất vaccine Covishield - phiên bản vaccine của AstraZeneca sản xuất ở Ấn Độ, do nhu cầu giảm. Tính đến nay, SII đã sản xuất hơn 1 tỷ liều vaccine Covishield và đây là nhà cung cấp vaccine chính cho chương trình COVAX, cung cấp vaccine cho các nước nghèo hơn. Hiện SII có 200 triệu liều vaccine dự trữ. Viện này đã ngừng sản xuất hồi tháng 12/2021. SII đề nghị tặng số vaccine trên cho bất kỳ nước nào hoặc chương trình nào có nhu cầu.

Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam

Tính đến 16h00 ngày 24/4/2022, cả nước ghi nhận 10.563.502 ca mắc, trong đó 10.557.323 ca trong nước. Đến nay đã có 9.086.075 người khỏi bệnh, 43.004 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 10.560.650 ca, trong đó có 10.555.753 ca trong nước, 9.083.258 người đã khỏi bệnh (86%), 42.969 tử vong tại 60 tỉnh, thành phố.  

Số ca mắc mới trong ngày    

- Ghi nhận 8.813 ca dương tính, trong đó có 8.812 ca ghi nhận trong nước tại 60 tỉnh thành phố: Hà Nội (970), Bắc Giang (540), Phú Thọ (511), Quảng Ninh (495), Nghệ An (442), Yên Bái (424), Lào Cai (325), Tuyên Quang (311), Vĩnh Phúc (302), Thái Nguyên (297), Bắc Kạn (278), Thái Bình (249), Quảng Bình (236), Nam Định (216), Hải Dương (207), Đắk Lắk (189), Hưng Yên (177), Gia Lai (165), Cao Bằng (163), Lạng Sơn (162), Lâm Đồng (162), Hà Tĩnh (137), Bắc Ninh (126), Ninh Bình (126), Lai Châu (120), Đà Nẵng (116), Bến Tre (107), Hòa Bình (94), Hà Nam (87), Hà Giang (87), Vĩnh Long (87), Quảng Trị (72), Thanh Hóa (71), Sơn La (71), Điện Biên (70), Bình Định (67), Quảng Nam (56), Bình Phước (56), Bà Rịa - Vũng Tàu (54), Hải Phòng (49), Hồ Chí Minh (48), Tây Ninh (41), Phú Yên (40), Quảng Ngãi (31), Đắk Nông (29), Bình Dương (28), Cà Mau (27), Bình Thuận (25), Thừa Thiên Huế (13), Đồng Tháp (10), Khánh Hòa (9), Cần Thơ (6), Bạc Liêu (6), Kiên Giang (5), Đồng Nai (4), Long An (4), Trà Vinh (4), An Giang (4), Kon Tum (2), Hậu Giang (2) và 1 ca nhập cảnh ghi nhận tại Phú Thọ (1).

Kết quả giám sát điều trị

- Từ đầu giai đoạn 4 đến nay, có 9.083.258 người đã khỏi bệnh (86,1%), tăng 4.581 người so với ngày trước đó. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.434.423 trường hợp, trong đó có 612 trường hợp nặng đang điều trị.

Công tác xét nghiệm

Tính đến ngày 23/4/2022, cả nước đã thực hiện xét nghiệm được 45.234.064 mẫu cho 89.537.053 lượt người được xét nghiệm, trong đó từ 29/4/2021 – nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.490.331 mẫu tương đương 85.789.114 lượt người, tăng 1.711 mẫu so với ngày trước đó. Về việc gộp mẫu bệnh phẩm, từ ngày 16/8/2020 đến nay cả nước đã thực hiện 7.059.839 mẫu gộp cho 49.888.578 lượt người.

Công tác tiêm chủng

Từ tháng 3/2021 đến ngày 24/4/2022, Việt Nam đã tiếp nhận 239.245.014 liều vắc xin phòng COVID-19, cụ thể:

Kết quả tiêm chủng đến hết ngày 23/4/2022: Cả nước đã tiêm 212.390.774 liều (trong ngày tiêm được 395.037 liều), tỷ lệ sử dụng đạt 99,4% số vắc xin phân bổ 143 đợt.

- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên194.4721.541 liều:

+ Mũi 1: 71.435.055 liều

+ Mũi 2: 70.094.413 liều; Mũi bổ sung: 15.199.860 liều.

+ Mũi 3: 37.742.213 liều

- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.343.462 liều:

+ Mũi 1: 8.882.585 liều

+ Mũi 2: 8.460.877 liều.

- Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 575.771 liều (tất cả đều là mũi 1):

Có 45/63 tỉnh, thành phố triển khai tiêm và có báo cáo kết quả hàng ngày về Bộ Y tế là Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Thanh Hóa, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Quảng Ninh, Nghệ An, Lai Châu, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, TP.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau và Bạc Liêu.

Nhận định

Tại nước ta, dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước và có nhiều diễn biến tích cực khi có xu hướng giảm mạnh tại 4 tiêu chí (số ca cộng đồng, số ca tử vong giảm, số ca đang điều trị tại bệnh viện, số ca nặng, nguy kịch giảm). Tuy nhiên, dự báo thời gian tới dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới, không loại trừ xuất hiện các biến chủng mới lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn. Vắc xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Thong ke