​BẢN TIN CẬP NHẬT DỊCH BỆNH COVID-19 (Ngày 14/12/2020)

14/12/2020 In bài viết

BẢN TIN CẬP NHẬT DỊCH BỆNH COVID-19 (Ngày 14/12/2020)

 

       Tính đến 16h30 ngày 14/12/2020, thế giới hiện ghi nhận 72.698.898 ca mắc và 1.620.005 trường hợp tử vong do COVID-19 tại 220 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổng số bệnh nhân COVID-19 hồi phục là 50.914.147 và còn 20.164.746 bệnh nhân đang điều trị, trong đó 106.156 trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch. Mỹ là quốc gia có số mắc cao nhất thế giới với 16.737.267 trường hợp mắc và 306.459 trường hợp tử vong. Ấn Độ là quốc gia đứng thứ hai thế giới về số trường hợp mắc với 9.884.716 ca nhiễm (143.393 trường hợp tử vong). Tiếp theo là Brazil với 181.419 trường hợp tử vong trong số 6.901.990 ca nhiễm.
Tại Châu Âu, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến vô cùng phức tạp. Chính phủ Hà Lan đang xem xét áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn bao gồm việc đóng cửa tất cả các cửa hàng không thiết yếu trong vài tuần và kéo dài thời gian nghỉ Giáng sinh cho các trường học. Chính phủ liên bang và chính quyền các bang ở Đức đã nhất trí áp đặt phong tỏa toàn phần từ ngày 16/12 tới nhằm kiềm chế tình trạng lây lan vi rút SARS-CoV-2. Trước đó, chính phủ Bỉ đã quy định từ ngày 18/12, tất cả những người nhập cảnh phải khai báo y tế bắt buộc. Đặc biệt, những người đã ở “vùng đỏ” trên 48 giờ khi vào Bỉ phải tự cách ly trong 10 ngày và phải xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 vào ngày cách ly thứ 7.
Khu vực Châu Á, đứng sau Ấn Độ về số trường hợp mắc lần lượt là Thổ Nhĩ Kỳ với 1.836.728 trường hợp mắc (16.417 trường hợp tử vong) và Iran với 52.196 ca trong số 1.108.269 trường hợp mắc. Ngày 14/12, Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (KCDC) Hàn Quốc cho biết nước này ghi nhận 718 ca mắc mới, giảm hơn so với kỷ lục 1.030 ca một ngày trước đó. Tuy nhiên đáng lo ngại khi trong số các ca mắc mới có 682 ca lây nhiễm trong cộng đồng, chính quyền Hàn Quốc đã lệnh cho các trường học ở thủ đô Seoul và khu vực lân cận tạm đóng cửa từ ngày 15/12.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 623.309 trường hợp mắc (18.956 trường hợp tử vong) đang đặt mục tiêu tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 cho khoảng 75 triệu người dân trong vòng 8-9 tháng tới. Tiếp theo là Philippines với tổng số 450.733 ca nhiễm (8.757 trường hợp tử vong). Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 29 ca tử vong và 58.325 ca mắc.
- Ngày 14/12/2020 là ngày thứ 13 liên tiếp không ghi nhận ca cộng đồng mới. Trong ngày, Việt Nam ghi nhận 05 ca mới được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Thái Bình (02), Đồng Tháp (02), Ninh Bình (01). Cụ thể:
+ BN1398-1399: Ngày 12/12/2020 từ Angola nhập cảnh sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN009 được cách ly tại Trung đoàn 568, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình ngay sau khi nhập cảnh. Kết quả xét nghiệm ngày 13/12/2020 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
+ BN1400-1401: Ngày 29/11/20 từ Indonesia nhập cảnh sân bay Cần Thơ trên chuyến bay VJ2561 được cách ly tại huyện Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp ngay sau khi nhập cảnh. Kết quả xét nghiệm lần 2 ngày 13/12/2020 tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện đa khoa Sa Đéc.
+ BN1402: ghi nhận tại tỉnh Ninh Bình: nữ, 37 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Ngày 06/12/2020 từ Ả Rập - Xê Út nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trên chuyến bay QH9302 được cách ly tại Trung đoàn 855, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Bình ngay sau khi nhập cảnh. Kết quả xét nghiệm lần 1 ngày 06/12/2020 và lần 2 ngày 09/12/2020 âm tính; kết quả xét nghiệm lần 3 ngày 12/12/2020 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Phòng khám Đa khoa Khu vực Cầu Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Đến nay, Việt Nam ghi nhận 1.402 trường hợp mắc (trong đó có 742 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, 660 trường hợp mắc trong nước), 35 trường hợp tử vong, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19:
- Tăng cường triển khai tiêu chí bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm, bảo đảm hoạt động khám, chữa bệnh an toàn; cập nhật thường xuyên việc thực hiện bệnh viện an toàn thông qua ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tăng cường thực hiện nghiêm việc sàng lọc, phân loại, phân luồng, kiểm soát triệt để người bệnh tới khám bệnh, chữa bệnh, người đi lại giữa các khoa, phòng để phòng, chống lây nhiễm trong bệnh viện; chú trọng đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện, nhất là tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng; đảm bảo công tác quản lý chất thải, vệ sinh môi trường.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về nhập cảnh, giám sát, cách ly y tế, phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là các điều kiện trước khi nhập cảnh (Giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, giấy khai bao y tế...), việc đưa đón từ cửa khẩu, các khu vực cách ly y tế đối với người nhập cảnh (bao gồm khu cách ly trong, ngoài quân đội có thu phí) tuyệt đối không để lây lan trong khu vực cách ly, lây lan ra cộng đồng. Đảm bảo việc xét nghiệm đúng số lượng, thời gian, đối tượng.
- Tiếp tục tuyên truyền hướng dẫn cộng đồng thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong tình hình mới, thực hiện tốt thông điệp 5K gồm khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất, cung ứng sinh phẩm xét nghiệm, chẩn đoán nhanh, vắc xin trong nước để tiến tới tự chủ về công nghệ sản xuất, có thể xuất khẩu. Trước mắt, chủ động tiếp cận các nguồn vắc xin phòng COVID-19 trên thế giới để sớm mua được vắc xin sử dụng phòng bệnh cho cộng đồng.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, sản xuất, cung ứng sinh phẩm xét nghiệm, chẩn đoán nhanh, vắc xin trong nước để tiến tới tự chủ về công nghệ sản xuất, có thể xuất khẩu. Trước mắt, chủ động tiếp cận các nguồn vắc xin phòng COVID-19 trên thế giới để sớm mua được vắc xin sử dụng phòng bệnh cho cộng đồng.
 

Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam

Tin tức liên quan

Đối phó đại dịch COVID-19: Học tập từ Việt Nam và Thái Lan

Đối phó đại dịch COVID-19: Học tập từ Việt Nam và Thái Lan

Xem chi tiết Next

Thứ trưởng Bộ Y tế tham dự Kỳ họp trực tuyến lần thứ 71 Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO

Thứ trưởng Bộ Y tế tham dự Kỳ họp trực tuyến lần thứ 71 Khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO

Xem chi tiết Next

Biến đổi khí hậu không dừng lại bất chấp đại dịch COVID-19

Biến đổi khí hậu không dừng lại bất chấp đại dịch COVID-19

Xem chi tiết Next

Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 do chủ quan, lơ là phòng dịch

Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 do người dân chủ quan, lơ là phòng dịch

Xem chi tiết Next
Thong ke