​Bệnh đái tháo đường có di truyền?

12/02/2020 In bài viết

Đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa, trước hết, cần hiểu rõ về chuyển hóa chất glucose trong máu ở người bình thường như thế nào. Glucose có trong thức ăn khi đến dạ dày sẽ ngấm qua thành ruột vào máu làm tăng glucose trong máu. Khi đó, tuyến tụy sẽ tiết ra một chất tên là insulin, gọi nôm na là chìa khóa, có tác dụng giúp đưa glucose vào trong các tế bào (chủ yếu tế bào gan, tế bào cơ và tế bào mỡ) tạm gọi là các kho để sử dụng hoặc dự trữ.
Đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa, trước hết, cần hiểu rõ về chuyển hóa chất glucose trong máu ở người bình thường như thế nào. Glucose có trong thức ăn khi đến dạ dày sẽ ngấm qua thành ruột vào máu làm tăng glucose trong máu. Khi đó, tuyến tụy sẽ tiết ra một chất tên là insulin, gọi nôm na là chìa khóa, có tác dụng giúp đưa glucose vào trong các tế bào (chủ yếu tế bào gan, tế bào cơ và tế bào mỡ) tạm gọi là các kho để sử dụng hoặc dự trữ.

Như vậy, đái tháo đường phát sinh từ 1 trong 2 tình huống sau: Không có chất insulin tức là không có chìa khóa để mở kho nên glucose sẽ tăng cao trong máu. Đây là trường hợp đái tháo đường type 1 (chiếm 5%). Và các tế bào không sử dụng hết glucose tức là ổ khóa bị hư khó mở có thể kèm theo giảm tiết insulin một phần. Đây là trường hợp đái tháo đường type 2 (chiếm đa số 95%). Ảnh hưởng di truyền đối với đái tháo đường nói chung không hoàn toàn tuyệt đối vì còn tương tác với yếu tố môi trường và cơ địa di truyền.

Đối với đái tháo đường type 1, xu hướng người thân dễ bị đái tháo đường type 1. Nghiên cứu cho thấy, 2 cá thể sinh đôi cùng trứng, tỷ lệ 2 người cùng bị đái tháo đường type 1 là 30-40%. Còn đái tháo đường type 2, tác động này có thể thấy rõ hơn như: Tỷ lệ 2 người sinh đôi cùng trứng bị đái tháo đường type 2 là 90-100%. Cha hoặc mẹ bị đái tháo đường thì khả năng con bị là 15%, còn cả cha và mẹ bị thì con số lên đến 75%. Đây chỉ là con số ước tính một số nguyên nhân, ngoài ra, việc phát sinh đái tháo đường còn phụ thuộc một số yếu tố khác nữa.
 
Bệnh đái tháo đường type 1 thường xảy ra ở trẻ em hoặc thanh niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào.
 
 
Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng
 

Admin

Tin tức liên quan

​Thay đổi thói quen để ngừa cảm lạnh

Cảm lạnh thông thường (còn được gọi là viêm mũi họng, sổ mũi cấp hoặc cảm lạnh). Nguyên nhân gây nên cảm lạnh thông thường phần lớn là do virus.
Người ta cũng hay bị cảm lạnh hơn trong những ngày lạnh và mưa do một số virus gây cảm lạnh xuất hiện theo mùa và xảy ra thường xuyên hơn trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt. Chính vì vậy, việc phòng bệnh là rất quan trọng.

Xem chi tiết Next

QUẢNG NINH - ​THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG COVID -19 NGÀY 15/3/2020

​THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG COVID -19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH NGÀY 15/3/2020

Xem chi tiết Next

Chế độ dinh dưỡng - nâng cao miễn dịch phòng dịch virus corona

Dinh dưỡng đóng một vai trò không nhỏ trong phòng và điều trị virus corona, đó là giải pháp nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể giúp công tác điều trị bệnh hiệu quả hơn.Đồng thời hệ miễn dịch - sức đề kháng và thể trạng cơ thể tốt thì có thể chống được căn bệnh này.

Xem chi tiết Next

​ĐÀ NẴNG HƯỞNG ỨNG HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TẬP HUẤN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

Sáng ngày 15/03/2020, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Xem chi tiết Next
Thong ke