Tin tức

Tin tức

​Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phòng chống sốt xuất huyết - Trách nhiệm không của riêng ai”.

04/10/2015 In bài viết

Ông Trần Đắc Phu: Hiện nay dịch SXH xảy ra ở 53/63 tỉnh, thành phố nhưng chủ yếu xảy ra ở các tỉnh phía Nam, với số bệnh nhân lớn. SXH là bệnh lưu hành, có ở Việt Nam từ năm 1959, thường ở miền Bắc phát triển từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm, ở miền Nam lại có quanh năm và mắc nhiều nhất là từ tháng 4 đến tháng 11.
Vì SXH là bệnh do muỗi truyền, liên quan đến nhiệt độ và nước trong các dụng cụ chứa nước, liên quan đến tập quán trữ nước của người dân. Từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 25-30 độ C, thuận lợi cho muỗi phát triển cao nhất và cũng là thời điểm thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Ở miền Bắc, khi thời tiết lạnh sẽ hết dịch, còn ở miền Nam qua mùa mưa thì cũng sẽ giảm sau 1, 2 tháng.

Còn tại Hà Nội, khu vực nào đang là trọng điểm của dịch bệnh SXH, thưa ông Nguyễn Nhật Cảm? Vì sao chỉ riêng tháng 9, toàn Thành phố ghi nhận tới 1.400 ca bệnh, trong khi từ đầu năm đến đầu tháng 9 chỉ ghi nhận 1.300 ca?
Ông Nguyễn Nhật Cảm: Bệnh SXH tại Hà Nội là bệnh lưu hành địa phương và mắc rải rác quanh năm. Tuy nhiên, dịch gia tăng từ tháng 5, tháng 6 và kéo dài đến tháng 11. Đỉnh dịch, chúng tôi theo dõi 20 năm nay thường rơi vào tháng 9, 10, 11.
(Chinhphu.vn) – Ngày 3/10, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phòng chống sốt xuất huyết - Trách nhiệm không của riêng ai”.
Các khách mời tham gia Tọa đàm:
- Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế;
- Bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội;
- Ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hà Nội.


Các vị khách mời đã trả lời những vấn đề như: Người dân cần biết những gì trong phòng, tránh, điều trị nếu mắc sốt xuất huyết (SXH); các cấp chính quyền địa phương và ngành y tế phải làm gì trong công tác phòng chống bệnh SXH đang diễn biến phức tạp hiện nay…

 
Ảnh: Các khách mời tại buổi tọa đàm.

Dưới đây là nội dung buổi tọa đàm

Câu hỏi đầu tiên xin được gửi tới ông Trần Đắc Phu. Thưa ông, tuần vừa rồi, Bộ Y tế cử 10 đoàn kiểm tra 20 tỉnh có số ca mắc SXH cao trên cả nước. Vậy đến thời điểm hiện nay, con số cập nhật mắc SXH ở nước ta là bao nhiêu? Dịch bệnh đang diễn biến như thế nào? Vì sao năm nay  dịch SXH lại bùng phát tại nhiều địa phương?

Ông Trần Đắc Phu: Hiện nay dịch SXH xảy ra ở 53/63 tỉnh, thành phố nhưng chủ yếu xảy ra ở các tỉnh phía Nam, với số bệnh nhân lớn. SXH là bệnh lưu hành, có ở Việt Nam từ năm 1959, thường ở miền Bắc phát triển từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm, ở miền Nam lại có quanh năm và mắc nhiều nhất là từ tháng 4 đến tháng 11.
Vì SXH là bệnh do muỗi truyền, liên quan đến nhiệt độ và nước trong các dụng cụ chứa nước, liên quan đến tập quán trữ nước của người dân. Từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 25-30 độ C, thuận lợi cho muỗi phát triển cao nhất và cũng là thời điểm thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Ở miền Bắc, khi thời tiết lạnh sẽ hết dịch, còn ở miền Nam qua mùa mưa thì cũng sẽ giảm sau 1, 2 tháng.

Còn tại Hà Nội, khu vực nào đang là trọng điểm của dịch bệnh SXH, thưa ông Nguyễn Nhật Cảm? Vì sao chỉ riêng tháng 9, toàn Thành phố ghi nhận tới 1.400 ca bệnh, trong khi từ đầu năm đến đầu tháng 9 chỉ ghi nhận 1.300 ca?
Ông Nguyễn Nhật Cảm: Bệnh SXH tại Hà Nội là bệnh lưu hành địa phương và mắc rải rác quanh năm. Tuy nhiên, dịch gia tăng từ tháng 5, tháng 6 và kéo dài đến tháng 11. Đỉnh dịch, chúng tôi theo dõi 20 năm nay thường rơi vào tháng 9, 10, 11.

Thời tiết của những tháng này lại rất thuận lợi cho muỗi phát triển và cũng là thời điểm học sinh tựu trường. Vì vậy số mắc trong tháng 9, tháng 10 là phù hợp với tình hình dịch tễ nói chung của Hà Nội, chứ chưa có gì bất thường. Tình hình dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát.

Thưa bà Nguyễn Thị Khá, đượbiếbà vừcó chuyến công tác tiếp xúc cử tri tạmộsố tỉnh phía Nam. Theo ghi nhận của bà, tình hình dịch sốtxuấhuyết tại các tỉnh đó đang diễn biến như nào? Có nóng” như ông Trần Đắc Phu và đạdiện ngành y tế Hà Nội vừa chia sẻ không?

Bà Nguyễn Thị Khá: SXH là bệnh có diễn biến phức tạp, có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi, nếu mọi người không có ý thức phòng bệnh tốt thì có thể diễn biến thành dịch. Hiện nay không chỉ ở riêng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc mà các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM dịch SXH cũng diễn ra hết sức phức tạp. Nếu không được tập trung phòng chống tốt để ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân cũng như ảnh hưởng lớn đến kinh tế gia đình và ngân sách Nhà nước.

Thưa ông Trần Đắc Phu, tại sao năm nay lại ghi nhận nhiều ca mắc SXH  nhiều địa phương như vậy? Bộ Y tế đã làm gì để triển khai phòng chống dịch?

Ông TrầĐắc Phu: Trước tiên tôi muốn nói rằng SXH không chỉ bệnh lưu hành ở Việt Nam mà lưu hành ở khoảng 100 quốc gia trên thế giới. Thống kê những năm gần đây thì SXH càng mở rộng, bởi vì khi đô thị hóa nhiều thì vùng lưu hành của SXH càng tăng lên.
Ở Việt Nam năm nay số người mắc SXH có cao hơn năm 2014, nhưng số mắc và tử vong lại thấp hơn rất nhiều so với từ năm 2013 trở về trước.

Năm 2014, là năm chu kỳ xuống thấp nhất, trước kia chu kỳ dịch 2-3 năm, nhưng do chúng ta làm công tác phòng chống tốt hơn thì chu kỳ dịch kéo dài hơn, khoảng 4-5 năm một lần.

Số ca SXH ở Việt Nam lưu hành 50.000-100.000 trường hợp/năm. Còn hiện nay, chúng ta đang ghi nhận 43.000 trường hợp. Chúng ta thấy rằng việc này đã có dự báo từ trước. Năm 2010 là đỉnh dịch, năm 203, 2014 xuống thấp, chúng tôi đã có cảnh báo, Bộ Y tế đã có kế hoạch trong việc này, đó là ngay từ tháng 5, Bộ Y tế đã có chiến dịch phát động mạnh mẽ, có các văn bản chỉ đạo phòng chống SXH.

Đặc biệt gần đây nhất Thủ tướng Chính phủ đã có công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố. Tôi cho rằng việc tập trung cho công tác chỉ đạo tuyên truyền năm 2015 so với các năm trước cũng mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, việc phát hiện và xử lý ổ dịch rất quan trọng. Vì khi phát hiện ổ dịch, chúng ta xử lý, phun hóa chất ngay thì diệt được toàn bộ đàn muỗi gây bệnh, khiến dịch không lan rộng ra khu vực khác.

Việc xử lý ổ dịch đã tiến hành được 98% ở tất cả các địa phương. Bộ Y tế không để thiếu hóa chất, không để thiếu các phương tiện cho công tác phòng chống dịch.

Riêng Hà Nội, tình hình dịch hiện nay ở các quận, huyện đều có, nhưng Hà Nội là địa phương xử lý rất mạnh mẽ, quyết liệt nên dịch không bùng phát lớn như trước. Diện rộng thì có nhưng bùng phát theo tính chất mạnh như năm 2010, khi ở đỉnh dịch thì không xảy ra. Tôi cho rằng đó là sự cố gắng.

Hiện nay không thể nói SHX có thể thanh toán và loại trừ vì SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đặc biệt là chưa có vaccine. Bên cạnh đó, người dân chưa có thói quen trong việc loại bỏ phế thải và những dụng cụ mà muỗi có thể đẻ trứng vào đó. Rồi vấn đề một số nơi trữ nước trong mùa khô, biến đổi khí hậu… là nguyên nhân tăng diện rộng và tăng số bệnh nhân mắc SXH. Chúng ta cần phải có biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc này, đặc biệt là cần nghiên cứu sâu trong thời gian tới như nghiên cứu vaccine hoặc dùng chính các loại muỗi để ngăn dịch.
Ông Trần Đắc Phu

Ông nói tỉ lệ gia tăng SXH một phần do đô thị hóa, có phải mật độ người đông lên thì việc lây lan rộng hơn, thưa ông Trần Đắc Phu?

Ông Trần Đắc Phu: Có mấy yếu tố, thứ nhất khi đô thị hóa, mật độ người đông lên, sống gần nhau hơn. Đặc biệt, tập quán ăn ở, sinh hoạt rất quan trọng. Chúng tôi đi vào Đồng Nai, Bình Dương thấy nhà cửa thì sạch nhưng toàn bộ phế thải đưa ra vườn, như can nhựa, chậu nhựa, vỏ gáo dừa nên chỗ nào cũng có bọ gậy.
Đặc biệt là các chậu hoa, lúc đầu có đất, lâu ngày tắc, tạo thành lớp nước cách mặt đất 2 cm nên muỗi rất nhiều. Ở Nam Bộ, người dân chứa nước trong các lu nên đều có bọ gậy.

Xin hỏi ông Nguyễn Nhật Cảm, đến thời điểm hiện tại, Hà Nội ghi nhận tới gần 3.000 ca mắc SXH. Vậy Hà Nội đã làm gì để phòng chống dịch, thưa ông?

Ông Nguyễn Nhật Cảm: Bệnh SXH là bệnh lưu hành hằng năm, do vậy để phòng dịch, hằng năm chúng tôi đều chủ động tham mưu cho UBND Thành phố kế hoạch phòng dịch sớm. Cứ tháng 12 hằng năm, UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch phòng dịch của năm sau.

Bắt đầu từ khi có dịch SXH, Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để tiến hành chống dịch. Cán bộ của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội thường xuyên phối hợp với UBND xã, phường họp tổ dân phố, triển khai biện pháp tuyên truyền tới từng ngõ ngách, từng hộ dân không kể ngày đêm để người dân có ý thức chống dịch.

Thưa ông Nguyễn Nhật Cảm, bệnh SXH có thể điều trị tốt tại các BV tuyến tỉnh được không? Tại sao lại có tình trạng vượt tuyến gây quá tải như hiện nay, trong đó có Hà Nội?

Ông Nguyễn Nhật Cảm: Hà Nội hiện có hơn 3.000 trường hợp mắc SXH song điều đáng mừng là đến thời điểm này chưa có trường hợp bệnh nhân SXH tử vong.
Để làm được điều này, Hà Nội có kế hoạch chỉ đạo bệnh viện, cơ sở y tế các cấp phân loại bệnh nhân từ cơ sở, theo đúng hướng dẫn chẩn đoán điều trị của Bộ Y tế. Bên cạnh đó Hà Nội cũng tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế chẩn đoán, điều trị bệnh nhân SXH.

Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo bệnh viện và cơ sở y tế sẵn sàng phương tiện vật tư, thuốc men dịch truyền, để điều trị cho bệnh nhân khi dịch bệnh bùng phát. Tổ chức tốt hệ thống giám sát, cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh, chủ động phòng chống dịch khi dịch bùng phát.

 
Bà Nguyễn Thị Khá

Là đại diện của cơ quan dân cử, trách nhiệm của Ủy ban các vấn đề xã hội còn có thể làm đến đâu trong việc chung tay với ngành y tế phòng chống dịch bệnh, thưa bà Nguyễn Thị Khá?

Bà Nguyễn Thị Khá: Như tôi đã nói, ngành y tế cũng đã vào cuộc một cách mạnh mẽ, tuy nhiên các địa phương cần phải nhận thức đầy đủ hơn.
Cụ thể, trong Nghị quyết 18 khóa XII của Quốc hội có quy định trong phân bổ ngân sách cho ngành y tế phải dành ít nhất 30% cho y tế dự phòng. Nhưng hiện nay, qua giám sát của Ủy ban các vấn đề xã hội thì chỉ có một vài địa phương đạt, còn lại đa số các địa phương chỉ phân bổ từ trên 20% đến dưới 30%, thậm chí có một số địa phương phân bổ dưới 20%.

Tôi nghĩ đây là cách nhận thức của chính quyền các cấp về phân bổ chính sách chưa tập trung cho công tác phòng chống dịch bệnh, mà chủ yếu đầu tư cho chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu không phòng bệnh tốt, không tập trung nguồn lực thì công tác phòng chống dịch sẽ không hiệu quả, thậm chí sẽ không ngăn chặn kịp thời.
Nhiều ý kiến còn cho rằng, ở nước ta cứ có dịch thì ngành y tế mới phòng chống. Ông có suy nghĩ như thế nào về ý kiến này, thưa ông Trần Đắc Phu?

Ông Trần Đắc Phu: Tôi cho rằng không phải như vậy. Tôi cho rằng ngành y tế không thụ động. Bộ Y tế đã dự báo trước tình hình dịch năm nay.
Năm nay, số mắc trên 40.000 và tử vong 20 trường hợp. Như vậy, số mắc SXH giảm nhiều.

So sánh đỉnh dịch năm 1987 có hơn 300.000 trường hợp mắc, trên 1.000 trường hợp tử vong. Năm 2013, năm thấp nhất tính từ 1980 đến nay thì có 62.000 trường mắc và 42 trường hợp tử vong. Trong khi đó, giai đoạn từ 2010-2014 có số mắc thấp nhất, chỉ trên 30.000 trường hợp mắc và trên 20 trường hợp tử vong.

Nhưng tôi muốn nói rằng con số đó nói lên sự cố gắng rất nhiều, vì ở nước ta một năm vẫn lưu hành từ 50.000-100.000 trường hợp SXH.

Vừa rồi chị Khá có nói đầu tư cho dự phòng, tôi cho rằng bên cạnh đầu tư tốt cho dự phòng, trong khi chưa có vaccine, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu thì việc vận động quần chúng phòng, chống SXH cũng rất quan trọng.
Bên cạnh các giải pháp của ngành y tế thì công tác phòng chống dịch ngay tại địa phương cũng rất quan trọng. Thưa ông Nguyễn Nhật Cảm,vì sao một số người dân lại chưa chủ động hợp tác phòng chống dịch?Điều khó khăn nhất trong công tác phòng chống dịch của địa phương là gì?

Ông Nguyễn Nhật Cảm: Khó khăn trong phòng dịch hiện nay là người dân còn chủ quan, lơ là, thấy mình chưa mắc dịch nên nghĩ dịch còn ở đâu đó. Để khắc phục tình trạng này Trung tâm Y tế dự phòng đã tham mưu cho UBND các quận, huyện, 564 xã phường trên địa bàn biện pháp phòng dịch.

Các cán bộ của Trung tâm Y tế dự phòng thường xuyên họp với tổ dân phố và từ đội ngũ này thông báo tới người dân trong phường về các biện pháp phòng dịch cũng như việc phun thuốc trừ muỗi.

Tuy nhiên hiện nhiều hộ dân còn đi vắng thường xuyên dẫn tới việc cán bộ y tế khó tiếp cận để phổ biến biện pháp chống dịch và phun thuốc phòng dịch gặp khó khăn. Vì vậy, sự vào cuộc của chính quyền địa phương ở cơ sở cũng như các đoàn thể là rất quan trọng.

Thưa ông Nguyễn Nhật Cảm, hiện số ca SXH đang gia tăng và cũng như ông đã phân tích SXH hoàn toàn có thể điều trị tại các cơ sở y tế tuyến dưới. Vậy ngành y tế Hà Nội đã chủ động phân luồng tuyến bệnh viện và bố trí số giường bệnh cho bệnh SXH như thế nào?

Ông Nguyễn Nhật Cảm: Hiện số ca mắc sốt xuất huyết của Hà Nội là 3.500 ca. Theo thống kê chưa đầy đủ của các cơ sở y tế, hiện có 330 trường hợp bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.

Hiện nay thành phố Hà Nội có nhiều cơ sở y tế có thể tiếp nhận, thu dung, điều trị bệnh nhân SXH. Bên cạnh đó, phần lớn bệnh nhân không phải trường hợp nặng mà có thể điều trị tại tuyến dưới (khoảng 50% bệnh nhân SXH có thể điều trị tại tuyến dưới với sự giám sát của nhân viên y tế).

Tôi cho rằng người dân khi mắc SXH không nên đến ngay các cơ sở tuyến Trung ương mà hoàn toàn có thể điều trị tại các bệnh viện của Hà Nội như Thanh Nhàn, Xanh Pôn…

Bên cạnh các giải pháp của ngành y tế thì đúng là chính quyền địa phương, nơi gần dân nhất, trực tiếp chăm lo đời sống và sức khỏe cho người dân cần phải quan tâm và chủ động hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác phòng chống dịch SXH nói riêng cũng như phòng chống dịch nói chung trên địa bàn. Ông có chia sẻ gì về điều này, thưa ông Trần Đắc Phu?

Ông Trần Đắc Phu: Tôi cho rằng trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm thì trách nhiệm chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và phòng chống dịch bệnh là một nhiệm vụ quan trọng; đó là trách nhiệm của UBND địa phương. Nhưng ngành y tế phải  tham mưu cho đúng và tham mưu một cách hiệu quả.
Rõ ràng vấn đề là ở chỗ phải đưa tất cả các ngành vào cuộc.

Thưa bà Nguyễn Thị Khá, cần có những biện pháp gì để  địa phương có nhận thức đúng đắn về công tác phòng bệnh hơn chữa bệnh?

Bà Nguyễn Thị Khá: Trong kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trong đó có ghi nhận rất rõ trách nhiệm của địa phương các cấp. Chính quyền ở đây không phải chỉ là UBND mà cả HĐND. Các cơ quan này phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Trong phòng chống dịch bệnh, ngành y tế chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn, nhưng huy động nguồn lực thì phải là chính quyền địa phương, bởi chỉ có chính quyền địa phương mới có thể huy động được các đoàn thể tham gia cùng ngành y tế tuyên truyền tới người dân. Nếu chỉ mình ngành y tế cũng không đủ nguồn lực để thực hiện phòng chống dịch.

Vì vậy, theo tôi, chính quyền địa phương nên trích một phần kinh phí cần thiết để hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch. Chẳng hạn như hỗ trợ bồi dưỡng cho cán bộ đi phun thuốc, đi dập dịch. Việc trích kinh phí địa phương còn thể hiện nhận thức của chính quyền các cấp trong công tác phòng chống dịch.
Ông Nguyễn Nhật Cảm

Ông Nguyễn Nhật Cảm: Đồng tình với quan điểm của bà Khá và ông Phu. Chúng tôi có 30 tỉ đồng cho phòng chống dịch. Chống dịch cũng là phòng, đó là điều mà Hà Nội rất chủ động. Khi dịch diễn biến phức tạp thì Hà Nội bổ sung 14 tỉ đồng cho phòng chống dịch. Việc đáp ứng nguồn lực tương đối kịp thời. Hiện nay chúng tôi vẫn kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn.

Thưa bà Nguyễn Thị Khá, các cơ quan dân cử có trách nhiệm như thế  nào trong công tác phòng chống dịch SXH nói riêng và dịch bệnh nói chung?

Bà Nguyễn Thị Khá: Theo tôi, trong công tác phòng chống dịch, nếu chúng ta phân bổ ngay từ đầu năm như Hà Nội và theo Nghị quyết 18 đã quy định, thấp nhất là phân bổ 30% ngân sách thì chúng ta mới chủ động được phòng chống dịch từ đầu.

Tuy nhiên, khi cần thiết, các địa phương vẫn phải bố trí thêm nguồn ngân sách của địa phương để huy động nguồn lực góp sức phòng chống dịch (ngoài số 30% nói trên).

Các cơ quan dân cử tại các địa phương cũng phải vào cuộc mạnh mẽ hơn, như phải xem xét việc chỉ đạo, thực hiện của chính quyền địa phương có đạt yêu cầu không, đáp ứng theo quy định của pháp luật chưa… Chúng ta phải thấy rằng phòng chống dịch bệnh là trách nhiệm của cả cộng đồng và xã hội.

Thưa ông Trần Đắc Phu, chúng tôi vừa nhận được câu hỏi của một độc giả gửi chương trình như sau: “Bệnh SXH khác với sốt thông thường như thế nào và làm sao để nhận biết được điều này”?

Ông TrầĐắc Phu: Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi muốn bổ sung câu trả lời của chị Khá, vì nó liên quan đến dự phòng. Hiện nay, cán bộ y tế dự phòng cũng đang gặp khó khăn, đặc biệt là đời sống. Tôi cho rằng địa phương cũng cần quan tâm tới chế độ chính sách cho cán bộ khi đi làm dự phòng. Một số nước coi cán bộ y tế dự phòng như quân đội.

Các nước có điều kiện riêng, toàn bộ hệ thống khám chữa bệnh là tư nhân hết nên toàn bộ kinh phí của nhà nước ưu tiên cho dự phòng, đặc biệt càng ưu tiên cho chống dịch. Hiện nay ở Việt Nam thì vừa phải ưu tiên cho dự phòng vừa phải ưu tiên cho cả điều trị, chúng tôi thông cảm nhưng chính quyền địa phương phải quan tâm đến vấn đề này.

Còn về bệnh, chúng tôi đang muốn cảnh báo những triệu chứng, nguy hiểm của SXH để người dân nắm bắt được, để khi có dấu hiệu thì đến ngay các cơ sở y tế để tránh rủi ro.

Sốt xuất huyết bao hàm 2 ý là “sốt” và “xuất huyết”.  Sốt ở đây chỉ truyền qua muỗi, khi muỗi mang mầm bệnh đốt người thì người đó bị lây bệnh. Sau khi bị muỗi đốt từ 2-7 ngày, người bệnh mới có triệu chứng (mới phát bệnh), mới sốt, người đau ê ẩm...

Sốt là do bị giảm tiểu cầu, gây ra xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu mũi; với phụ nữ thì kinh nguyệt kéo dài, thậm chí bị xuất huyết dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não. Nhưng cũng có những trường hợp không xuất huyết mà chỉ bị sốt.
Nhưng nguy hiểm nhất là sốc, sốc do SXH. Nếu không điều trị kịp thời, không phát hiện kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.

Việt Nam có kinh nghiệm nhiều năm nay trong phòng chống SXH, điều trị SXH nhưng nếu chúng ta không có ý thức đầy đủ thì dịch bệnh sẽ diễn biến nguy hiểm.

Xin được hỏi ông Nguyễn Nhật Cảm, trong số những ca mắc SXH ghi nhận trên địa bàn Thủ đô, có ca nào người lớn mắc không?

Ông Nguyễn Nhật Cảm: Ở miền Bắc, trong những năm gần đây, số ca mắc chủ yếu là người lớn (từ 15 tuổi trở lên) khoảng 80%. Trẻ em ít hơn, chỉ chiếm khoảng 11-13%.
Thưa ông Trần Đắc Phu, chúng tôi vừa tiếp tục nhận được câu hỏi từ độc giả. Câu hỏi là: Bệnh SXH đã tồn tại nhiều năm, sao ngành y không đầu tư nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh?

Ông Trần Đắc Phu: Trước tiên, xin trả lời không phải là không nghiên cứu vaccine. Hãng Sunofi, hãng sản xuất vaccine hàng đầu thế giới đầu tư rất lớn trong việc nghiên cứu sản xuất vaccine phòng SXH. Họ đã nghiên cứu ở Thái Lan và thử nghiệm tại miền Nam nước ta nhưng vẫn chưa thành công.

Sản xuất vaccine chống SXH là vấn đề nóng của thế giới, nhưng chưa thành công. Việt Nam cũng đã tham gia vào nghiên cứu sản xuất vaccine.

SXH là bệnh lưu hành và đang mở rộng giữa các nước. Trước đây chu kỳ là 2-3 năm, còn bây giờ chu kỳ kéo dài từ 4-5 năm, cho thấy chúng ta đã làm tốt rồi. Tuy nhiên, việc phòng bệnh phải liên tục và phòng bệnh suốt trong năm. Chúng ta càng phòng bệnh tốt thì mới giải quyết được số mắc vì chưa có vaccine. Vì vậy, tôi cho rằng ý thức của mỗi người dân trong phòng chống bệnh rất quan trọng.

Một gia đình phòng chống tốt, nhưng gia đình bên cạnh không làm tốt vẫn có thể mắc SXH. Vì vậy ý thức cộng đồng rất quan trọng.

Ta vẫn thường nói, phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy, để chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, mỗi người chúng ta hãy luôn ý thức trong công tác phòng chống dịch bệnh. Dịch bệnh không trừ một ai và có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Vì vậy, rất cần các giải pháp đồng bộ và sự chung tay, chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp, các ngành và chính sự đồng thuận to lớn từ phía người dân.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có công điện yêu cầu ngành y tế và UBND các tỉnh, thành phố cần tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp phòng chống SXH trên cả nước, đồng thời yêu cầu người dân khi có dấu hiệu sốt của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời.
Chỉ có như vậy, SXH mới được kiềm chế, đẩy lùi.
 
Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 03/10/2015

Admin

Thong ke