Tin tức

Tin tức

​PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG VẮC XIN DẠI ABHAYRAB

02/10/2015 In bài viết

_
 
Abhayrab là vắc xin dại tế bào vero tinh chế do công ty Human Biologicals Ltd - Ấn Độ sản xuất được cấp phép lưu hành tại Việt Nam theo số đăng ký QLVX-0805-14. Các phản ứng sau tiêm chủng vắc xin Abhayrab có thể gặp ở tại chỗ và toàn thân như sốt, chóng mặt, đau đầu, đau tại chỗ tiêm, ngứa… Tuy nhiên, theo thông tin của nhà sản xuất thì các phản ứng nêu trên rất ít gặp [1, 2]. Hiếm hơn nữa là các phản ứng sốc phản vệ, mày đay.

Một nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2010 về đánh giá tác dụng phụ sau điều trị dự phòng dại so sánh phản ứng sau tiêm chủng vắc xin phòng bệnh dại theo 2 phác đồ Essen (4 liều 2-1-1) và Zagreb (5 liều). 1.685 người được theo dõi, trong đó 265 (15,7%) tiêm theo phác đồ Essen và 1.420 người tiêm theo phác đồ Zagreg. 761 (45,2%) người được tiêm vắc xin Verorab và 924 (54,8%) người tiêm vắc xin Abhayrab. Kết quả cho thấy tác dụng phụ gặp ở nữ nhiều hơn và sau mũi 1 ghi nhận phản ứng nhiều hơn ở các mũi tiêm sau đó. Vắc xin Abhayrab và phác đồ tiêm 2-1-1 ghi nhân phản ứng cao hơn cao hơn. Tỷ lệ phản ứng sau tiêm Abhayrab là: sốt chiếm 23,8%; đau tại chỗ tiêm là 8,9%, mệt mỏi là 13,6%, nhức đầu là 9,7%, đau khớp (6,8%) [3, 4].

Một nghiên cứu khác ở Ấn Độ năm 2008, khi tiêm huyết thanh dại (Equirab) và vắc xin Abhayrab cho 1.494 trẻ dưới 15 tuổi bị chó cắn vết thương độ 3 kết quả cho thấy không ghi nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm, chỉ ghi nhận phản ứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, ngoài ra ghi nhận các phản ứng tại chỗ như sưng, đau hay ngứa tại chỗ tiêm. Có 3% bệnh nhân có hội chứng mệt mỏi do tiêm huyết thanh [5].

Từ đầu năm đến nay, theo báo cáo của 26 tỉnh, thành phố về phản ứng thông thường trong tiêm chủng dịch vụ ghi nhận 28 trường hợp sốt, 94 trường hợp sưng đau tại chỗ tiêm sau tiêm chủng vắc xin vắc xin Abhayrab. Các trường hợp nêu trên bao gồm 16 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng văc xin Abhayrab tại tỉnh Tây Ninh theo báo cáo của Trung tâm DI & ADR quốc gia ngày 11/8/2015. Số liều vắc xin Abhayrab sử dụng khoảng 49.685 liều (tỷ lệ phản ứng sau tiêm do sốt là 0,05%; sưng đau tại chỗ tiêm là 0,18%) thấp hơn so với thống kê của nhà sản xuất và các nghiên cứu trước đó.
 
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

 

Admin

Tin tức liên quan

Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phòng chống sốt xuất huyết - Trách nhiệm không của riêng ai”.

Ông Trần Đắc Phu: Hiện nay dịch SXH xảy ra ở 53/63 tỉnh, thành phố nhưng chủ yếu xảy ra ở các tỉnh phía Nam, với số bệnh nhân lớn. SXH là bệnh lưu hành, có ở Việt Nam từ năm 1959, thường ở miền Bắc phát triển từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm, ở miền Nam lại có quanh năm và mắc nhiều nhất là từ tháng 4 đến tháng 11.
Vì SXH là bệnh do muỗi truyền, liên quan đến nhiệt độ và nước trong các dụng cụ chứa nước, liên quan đến tập quán trữ nước của người dân. Từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 25-30 độ C, thuận lợi cho muỗi phát triển cao nhất và cũng là thời điểm thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Ở miền Bắc, khi thời tiết lạnh sẽ hết dịch, còn ở miền Nam qua mùa mưa thì cũng sẽ giảm sau 1, 2 tháng.

Còn tại Hà Nội, khu vực nào đang là trọng điểm của dịch bệnh SXH, thưa ông Nguyễn Nhật Cảm? Vì sao chỉ riêng tháng 9, toàn Thành phố ghi nhận tới 1.400 ca bệnh, trong khi từ đầu năm đến đầu tháng 9 chỉ ghi nhận 1.300 ca?
Ông Nguyễn Nhật Cảm: Bệnh SXH tại Hà Nội là bệnh lưu hành địa phương và mắc rải rác quanh năm. Tuy nhiên, dịch gia tăng từ tháng 5, tháng 6 và kéo dài đến tháng 11. Đỉnh dịch, chúng tôi theo dõi 20 năm nay thường rơi vào tháng 9, 10, 11.

Xem chi tiết Next
Thong ke