Tin tức

Tin tức

​Dịch Sốt xuất huyết tại Căm-pu-chia tăng 350%

06/10/2015 In bài viết

_
 

Theo một báo cáo đăng trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Phòng chống sốt rét, Bộ Y tế Căm-pu-chia vào tuần trước, 10 tháng đầu năm 2015, nước này đã ghi nhận 7.799 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 350 % so với cùng kỳ năm ngoái. Giải thích cho sự gia tăng đột biến này, một quan chức Bộ Y tế Căm-pu-chia cho biết là do chu kỳ của vi rút sốt xuất huyết. 

Mặc dù số trường hợp mắc sốt xuất huyết tăng, nhưng tỷ lệ tử vong do bệnh này lại giảm từ 0.7 % xuống còn 0.3%. Nguyên nhân là do người dân Căm-pu-chia có nhận thức tốt về phòng chống bệnh sốt xuất huyết sau khi được truyền thông tại cộng đồng và nhà trường, quản lý và điều trị ca bệnh tại các bệnh viện công đã được cải thiện làm cho người dân yên tâm tới khám và điều trị. 

Theo nhận định của ông Ly Sovann, Cục trưởng Cục Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế Căm-pu-chia, sự gia tăng mạnh số trường hợp mắc sốt xuất huyết tại nước này là do chu kỳ của vi rút sốt xuất huyết. Sự biến đổi này xuất hiện cứ hai hoặc ba năm một lần. Ông cũng cho biết mặc dù số trường hợp mắc sốt xuất huyết tăng nhưng chưa đến mức phải cảnh bảo tình trạng khẩn cấp.

Cũng theo báo cáo, 80% trường hợp mắc là người dân sống tại thủ đô Phnom Penh và một số tỉnh, thành phố khác (Banteay Meanchey, Kandal, Kompong Cham, Kompong Speu, Kompong Thom, Prey Veng và Siem Reap).

Bộ Y tế Căm-pu-chia đang nỗ lực triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết trong đó đặc biệt chú trọng đến hoạt động truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng.

 

Ban biên tập Trang thông tin điện tử - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phòng chống sốt xuất huyết - Trách nhiệm không của riêng ai”.

Ông Trần Đắc Phu: Hiện nay dịch SXH xảy ra ở 53/63 tỉnh, thành phố nhưng chủ yếu xảy ra ở các tỉnh phía Nam, với số bệnh nhân lớn. SXH là bệnh lưu hành, có ở Việt Nam từ năm 1959, thường ở miền Bắc phát triển từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm, ở miền Nam lại có quanh năm và mắc nhiều nhất là từ tháng 4 đến tháng 11.
Vì SXH là bệnh do muỗi truyền, liên quan đến nhiệt độ và nước trong các dụng cụ chứa nước, liên quan đến tập quán trữ nước của người dân. Từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ dao động từ 25-30 độ C, thuận lợi cho muỗi phát triển cao nhất và cũng là thời điểm thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Ở miền Bắc, khi thời tiết lạnh sẽ hết dịch, còn ở miền Nam qua mùa mưa thì cũng sẽ giảm sau 1, 2 tháng.

Còn tại Hà Nội, khu vực nào đang là trọng điểm của dịch bệnh SXH, thưa ông Nguyễn Nhật Cảm? Vì sao chỉ riêng tháng 9, toàn Thành phố ghi nhận tới 1.400 ca bệnh, trong khi từ đầu năm đến đầu tháng 9 chỉ ghi nhận 1.300 ca?
Ông Nguyễn Nhật Cảm: Bệnh SXH tại Hà Nội là bệnh lưu hành địa phương và mắc rải rác quanh năm. Tuy nhiên, dịch gia tăng từ tháng 5, tháng 6 và kéo dài đến tháng 11. Đỉnh dịch, chúng tôi theo dõi 20 năm nay thường rơi vào tháng 9, 10, 11.

Xem chi tiết Next
Thong ke