​Công văn Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố về tăng cường công tác phòng chống cúm gia cầm

06/09/2017 In bài viết

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, trong những tuần gần đây Trung Quốc tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc cúm A(H7N9) trên người. Ghi nhận mắc cúm A(H5N1) trên gia cầm tại Lào, cúm A(H5N6) trên gia cầm tại Philippine. Tại Việt Nam ghi nhận ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm tại tỉnh Bạc Liêu. Các chủng vi rút cúm gia cầm như cúm A(H7N9), cúm A(H5N2), cúm A(H5N8) chưa có ở Việt Nam nhưng luôn có nguy cơ xâm nhập vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Mặc dù, hiện nay không ghi nhận các trường hợp mắc cúm gia cầm ở người, nhưng luôn có nguy cơ cao lây lan từ gia cầm sang người nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời và hiệu quả. Để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm, ngày 06/9/2017 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 1062/DP-DT gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nội dung sau:

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, trong những tuần gần đây Trung Quốc tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc cúm A(H7N9) trên người. Ghi nhận mắc cúm A(H5N1) trên gia cầm tại Lào, cúm A(H5N6) trên gia cầm tại Philippine. Tại Việt Nam ghi nhận ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm tại tỉnh Bạc Liêu. Các chủng vi rút cúm gia cầm như cúm A(H7N9), cúm A(H5N2), cúm A(H5N8) chưa có ở Việt Nam nhưng luôn có nguy cơ xâm nhập vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Mặc dù, hiện nay không ghi nhận các trường hợp mắc cúm gia cầm ở người, nhưng luôn có nguy cơ cao lây lan từ gia cầm sang người nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời và hiệu quả.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm, ngày 06/9/2017 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 1062/DP-DT gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nội dung sau:

1. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. Phối hợp với cơ quan thú y và chính quyền địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời ổ dịch cúm trên gia cầm.

3. Phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh kiểm tra việc nhập khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu qua biên giới nhằm ngăn chặn kịp thời gia cầm không được kiểm dịch xâm nhập vào Việt Nam; tăng cường các hoạt động quản lý buôn bán gia cầm, nhằm hạn chế việc lưu thông gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường.

4. Tăng cường giám sát các trường hợp mắc bệnh viêm phổi nặng nghi do vi rút tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng, kịp thời lấy mẫu để xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Thực hiện tốt việc giám sát chặt chẽ các trường hợp có tiếp xúc với bệnh nhân, xử lý triệt để khi có dịch xảy ra.  

5. Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, khu vực cách ly; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế thấp nhất tử vong.

6. Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống khi có dịch xảy ra.

7. Tăng cường tổ chức kiểm tra, chỉ đạo giám sát việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm tại địa phương.

8. Thực hiện việc phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định của Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và việc khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về Cục Y tế dự phòng, số điện thoại: 024.38456255, fax: 024.37366241, email: baocaobtn@gmail.com


Chi tiết tại file đính kèm dưới đây:

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

“Cuộc chiến giữa nhân loại và muỗi vằn được xếp hàng đầu trên toàn cầu hiện nay”

Chững lại trong 3 tuần qua, dịch sốt xuất huyết (SXH) hiện lại đang đứng trước nguy cơ gia tăng trở lại, khi mùa mưa đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm. PGS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ CHí Minh cùng “Buffet cuối tuần” nhìn lại chặng đường “quyết đấu” với SXH vừa qua và những mối lo thường trực về dịch bệnh gây phiền toái này.

Xem chi tiết Next

Sử dụng muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia trong phòng chống Sốt xuất huyết – một hướng đi mới nhiều triển vọng

Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXH) hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng mang tính toàn cầu và được Tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất. Bệnh lưu hành ở hơn 100 quốc gia với hàng trăm triệu ca mắc hàng năm. Tại Việt Nam, bệnh SXH cũng đang là vấn đề y tế công cộng rất lớn. Bệnh gây dịch ở cả 4 khu vực Bắc, Trung, Nam, Tây Nguyên với số mắc hàng năm lên tới vài chục nghìn trường hợp. Đặc biệt năm 2017, dịch SXH đã bùng phát ở nhiều tỉnh, thành và kéo dài trong nhiều tháng với tổng số ca mắc cao hơn nhiều so với năm trước.

Xem chi tiết Next

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác phòng chống dịch tại tỉnh Nam Định

Sáng ngày 01 tháng 9 năm 2017, Đoàn Bộ Y tế do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã tới kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) tại tỉnh Nam Định.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố về đảm bảo kinh phí tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết, chế độ phụ cấp phòng chống dịch

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1106/CĐ-TTg ngày 27/7/2017 về tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết, ngày 25/8/2017 Bộ Y tế có Công văn số 4825/BYT-KH-TC gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố về đảm bảo kinh phí tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết, chế độ phụ cấp phòng chống dịch. Cục Y tế dự phòng xin đăng tải toàn bộ nội dung Công văn dưới đây:

Xem chi tiết Next
Thong ke