​Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác phòng chống dịch tại tỉnh Nam Định

03/09/2017 In bài viết

Sáng ngày 01 tháng 9 năm 2017, Đoàn Bộ Y tế do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã tới kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) tại tỉnh Nam Định.

 Sáng ngày 01 tháng 9 năm 2017, Đoàn Bộ Y tế do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã tới kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) tại tỉnh Nam Định.

Cùng đi trong đoàn có đại diện Lãnh đạo, chuyên viên các Vụ/Cục/Văn phòng Bộ/Viện của Bộ Y tế. Về phía UBND tỉnh Nam Định có đồng chí Trần Lê Đoài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định; Bà Bùi Thị Minh Thu – Giám đốc Sở Y tế; cùng đại diện Lãnh các Sở, ngành Liên quan và Lãnh đạo quận, huyện và các đơn vị thuộc Sở Y tế.

Toàn cảnh buổi làm việc

Theo báo cáo của Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Nam Định, trong 8 tháng đầu năm 2017 được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND thành phố, Sở y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kịp thời về: Công tác truyền thông, hoạt động kiểm tra giám sát, vệ sinh môi trường diệt lăng quăng, tập huấn cho cán bộ phòng, chống dịch, chăm sóc và điều trị, hiện nay tình hình dịch bệnh được kiểm soát, không có dịch lớn xẩy ra trên địa bàn và sẵn sàng ứng phó khi có dịch lớn xảy ra. Tuy nhiên, do tình hình khí hậu, thời tiết, cùng với đó là dịch ngoại lai  tính đến thời điểm này toàn tỉnh ghi nhận 81 ổ dịch: TP Nam Định 39 ổ dịch, các huyện ghi nhận 42 ổ dịch, đến ngày 30/8/2017 số bệnh nhân mắc SXH tại Nam Định hoặc về Nam Định điều trị là 2664 bệnh nhân, số xã phường có bệnh nhân 218/229 xã phường thị trấn của 10/10 huyện thành phố. Nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới: Tiếp tục việc tầm soát để phát hiện các trường hợp mắc mới; tổ chức kiểm soát và xử lý triệt để các điểm nguy cơ, vùng nguy cơ; truyền thông vận động người dân, tổ chức, cơ quan, ban ngành đoàn thể... thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng và xử lý các dụng cụ có phát sinh lăng quăng, biến các hành động này thành việc làm thường xuyên mỗi tuần.

 GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao và ghi nhận sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thành phố, nỗ lực, phối hợp của các sở ban ngành trong việc phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, dịch SXH của tỉnh Nam Định là do ngoại lai, dẫn đến khả năng miễn dịch của cộng đồng cũng kém hơn, Thứ trưởng nhận định khả năng tình hình dịch sẽ có những thay đổi căng thẳng và đáng quan ngoại nên đề nghị tỉnh cần tập trung mọi nguồn lực cho công tác phòng chống dịch, bệnh mà trọng tâm là dịch SXH.

Để chủ động phòng chống dịch SXH đồng chí Thứ trưởng đề nghị các quận, huyện cần triển khai mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức đoàn thể, học sinh thực hiện chiến dịch “lăng quăng (bọ gậy) phòng chống dịch SXH”, đây là biện pháp cốt lõi và hiệu quả cho công cuộc phòng chống dịch SXH, còn phun thuốc chỉ là biện pháp tạm thời.

Đồng chí Thứ trưởng lo ngại: “Lưu ý trong thời gian tới năm học mới bắt đầu, thêm vào đó là nghỉ lễ cho nên số người trở về Nam Định sẽ ra tăng đột biến  nếu không kiểm soát tốt thì nguy cơ bùng phát dịch sẽ rất cao”.  Đồng thời đề nghị cần tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân phòng chống dịch SXH và cùng tham gia công tác diệt bọ gậy. Trong công tác điều trị cần chủ động kế hoạch mở rộng nơi điều trị, tránh để bệnh nhân phải nằm ghép và việc lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác tập huấn, bổ sung nguồn nhân lực, nhân rộng mô hình bệnh viện vệ tinh.

Với những kiến nghị đề xuất của tỉnh, đồng chí Thứ trưởng ghi nhận và giao các đơn vị chức năng của Bộ Y tế phối hợp kịp thời giúp cho tỉnh trong việc phòng chống dịch trên địa bàn. 

 

Đồng chí Trần Lê Đoài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định  phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc đồng chí Trần Lê Đoài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định  cảm ơn sự quan tâm của đồng chí Thứ trưởng và đoàn công tác đã giành thời gian đến thăm, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh và có nhiều ý kiến chỉ đạo sâu sát cho ngành y tế trong công phòng chống dịch SXH. Đồng chí Phó Chủ tịch tiếp thu các ý kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế đồng thời sẽ chỉ đạo và huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia các cấp chính quyền đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, người dân trong việc phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Đồng thời chỉ đạo ngành Y tế tỉnh Nam Định cần chủ động tăng cường công tác phòng chống dịch.

 

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thăm hỏi động viên bệnh nhân đang điều trị SXH tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định

 

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu thăm hỏi bệnh nhân đang điều trị SXH tại bệnh viện

Trước đó sáng cùng ngày Đoàn đã đến kiểm tra thực tế, làm việc tại phường Cửa Bắc – TP Nam định và công tác ứng phó, điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Đoàn công tác đã đi kiểm tra ngẫu nhiên tại 4 hộ gia đình, ở ngõ 5 phường Cửa Bắc, TP. Nam Định. Đây là một trong những phường trên địa bàn TP Nam Định triển khai tốt công tác phòng chống dịch, từ các đội xung kích đến tổ chức ký cam kết giữa các tổ trưởng  cam kết gia đình trong tổ không có bọ gậy. 

 

Thứ trưởng Nguyễn ​Thanh Long giải thích về muỗi lây truyền SXH cho nười dân

Tại 04 hộ gia đình đó đoàn đã phát hiện 3 ổ bọ gậy trong đó cả 4 hộ gia đình đều chứa muỗi aedes truyền bệnh sốt xuất huyết.  
Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, theo báo cáo của Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: từ tháng 6 đến nay số lượng bệnh nhân SXH Dengue tăng nhanh đặc biệt là tháng 8. Tính đến 30/8 bệnh viện đã khám và điều trị cho tổng số  1804 lượt bệnh nhân, trong đó tháng 6 điều trị ngoại trú 3, điều trị nội trú 35; tháng 7 điều trị ngoại trú 86; và trong tháng 8 số bệnh nhân điều trị ngoại trú là 713 bệnh nhân và điều trị nội trú là 1091 bệnh nhân. Bệnh viện đã chủ động triển khai đảm bảo cho công tác điều trị SXH như đảm bảo cơ số thuốc, đảm bảo xét nghiệm, cơ sở vật chất và tăng cường nguồn nhân lực.

 

Thứ trưởng đề nghị người ​dân diệt lăng quăng bằng cách cọ rửa sạch các vật dụng chứa nước  và lật úp

Sau khi đi kiểm tra thực tế tại đây. GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá cao những nỗ lực và sự vào cuộc của các cấp chính quyền trong phường với công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn. Trước diễn biến của thời tiết, thêm vào đó là đặc tính duy trì lòi giống của muỗi truyền bệnh rất cao, biện pháp phun thuốc chỉ là biện pháp tạm thời, việc duy trì lâu dài vẫn là diệt bọ gậy. Thứ trưởng đề nghị: cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền với người dân, các tổ xung kích cùng tham gia diệt lăng quăng, bọ gậy phòng chống SXH, đặc biệt lưu ý tới các công trường xây dựng cần đảm bảo không có bọ gậy. Thứ trưởng mong rằng trong thời gian tới công tác phòng chống dịch tại phường sẽ đạt kết quả đáng mong đợi./.​
 

 Bộ Y tế

Admin

Tin tức liên quan

Khuyến cáo bảo vệ sức khỏe trong kỳ nghỉ lễ.

Nghỉ lễ Độc lập 2/9 là dịp để sum vầy và nghỉ ngơi, tuy vậy giữ gìn sức khỏe là vấn đề không thể lơ là. Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân những điều cần lưu ý sau đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Xem chi tiết Next

“Cuộc chiến giữa nhân loại và muỗi vằn được xếp hàng đầu trên toàn cầu hiện nay”

Chững lại trong 3 tuần qua, dịch sốt xuất huyết (SXH) hiện lại đang đứng trước nguy cơ gia tăng trở lại, khi mùa mưa đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm. PGS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ CHí Minh cùng “Buffet cuối tuần” nhìn lại chặng đường “quyết đấu” với SXH vừa qua và những mối lo thường trực về dịch bệnh gây phiền toái này.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo phòng bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố về tăng cường công tác phòng chống cúm gia cầm

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, trong những tuần gần đây Trung Quốc tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc cúm A(H7N9) trên người. Ghi nhận mắc cúm A(H5N1) trên gia cầm tại Lào, cúm A(H5N6) trên gia cầm tại Philippine. Tại Việt Nam ghi nhận ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm tại tỉnh Bạc Liêu. Các chủng vi rút cúm gia cầm như cúm A(H7N9), cúm A(H5N2), cúm A(H5N8) chưa có ở Việt Nam nhưng luôn có nguy cơ xâm nhập vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Mặc dù, hiện nay không ghi nhận các trường hợp mắc cúm gia cầm ở người, nhưng luôn có nguy cơ cao lây lan từ gia cầm sang người nếu không có các biện pháp phòng chống kịp thời và hiệu quả. Để chủ động phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm, ngày 06/9/2017 Cục Y tế dự phòng đã có Công văn số 1062/DP-DT gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nội dung sau:

Xem chi tiết Next
Thong ke