​Khuyến cáo bảo vệ sức khỏe trong kỳ nghỉ lễ.

01/09/2017 In bài viết

Nghỉ lễ Độc lập 2/9 là dịp để sum vầy và nghỉ ngơi, tuy vậy giữ gìn sức khỏe là vấn đề không thể lơ là. Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân những điều cần lưu ý sau đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Nghỉ lễ Độc lập 2/9 là dịp để sum vầy và nghỉ ngơi, tuy vậy giữ gìn sức khỏe là vấn đề không thể lơ là. Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo người dân những điều cần lưu ý sau đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

1. Cẩn trọng với uống rượu, bia 

- Không lạm dụng rượu, bia và các đồ uống có cồn khác. Nếu uống rượu bia chỉ nên uống dưới 02 đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 01 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày trong một tuần.

- Không điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc sau khi đã uống rượu, bia.

- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn, có các tình trạng bệnh lý mà rượu bia làm cho bệnh nặng lên thì tuyệt đối không sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác. 

(Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén  rượu mạnh 30 ml (40%).

2. Chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm 

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi bế ẵm hoặc cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ…

- Ăn chín, uống chín. Sử dụng nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt.

- Chỉ sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng; Không ăn thịt và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm mắc bệnh, ốm chết. 

- Không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi chưa được khử trùng.

- Không dùng chung các vật dụng cá nhân như: bàn chải, khăn ăn, khăn tay,...

- Giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ, thoáng khí. Ngủ màn, phòng chống muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Thường xuyên loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... 

- Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, đến ngay cơ sở y tế để được khám bệnh và hướng dẫn.

- Đối với những người về quê hoặc đi du lịch,  cần chủ động tìm hiểu thông tin về tình hình dịch bệnh ở nơi đến để chủ động phòng chống dịch, bệnh.

Để biết thêm thông tin chi tiết các khuyến cáo, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh, hãy truy cập website của Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương hoặc Fanpage của Cục Y tế dự phòng tại địa chỉ:

www.moh.gov.vn

www.vncdc.gov.vn

www.t5g.org.vn

www.facebook.com/phongchongdichbenh/

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế




 

Admin

Tin tức liên quan

Khuyến cáo phòng bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Xem chi tiết Next

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiểm tra công tác phòng chống dịch tại tỉnh Nam Định

Sáng ngày 01 tháng 9 năm 2017, Đoàn Bộ Y tế do GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã tới kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) tại tỉnh Nam Định.

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về tăng cường phối hợp phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Trong năm 2017, mặc dù công tác phòng chống sốt xuất huyết được triển khai đồng bộ, quyết liệt với nhiều giải pháp, song bệnh sốt xuất huyết vẫn có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Một trong những nguyên nhân quan trọng là còn tồn tại nhiều ổ lăng quăng (bọ gậy) trong các loại vật dụng chứa nước và phế thải đọng nước do người dân vứt bỏ nơi công cộng, khu đất trống xen kẹt giữa các khu dân cư, qua điều tra thấy 20 - 50% vật dụng phế thải có lăng quăng (bọ gậy), trong khi đó việc xử lý các loại vật dụng và phế thải vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Xem chi tiết Next

“Cuộc chiến giữa nhân loại và muỗi vằn được xếp hàng đầu trên toàn cầu hiện nay”

Chững lại trong 3 tuần qua, dịch sốt xuất huyết (SXH) hiện lại đang đứng trước nguy cơ gia tăng trở lại, khi mùa mưa đang bước vào giai đoạn đỉnh điểm. PGS.TS Phan Trọng Lân - Viện trưởng Viện Pasteur TP. Hồ CHí Minh cùng “Buffet cuối tuần” nhìn lại chặng đường “quyết đấu” với SXH vừa qua và những mối lo thường trực về dịch bệnh gây phiền toái này.

Xem chi tiết Next
Thong ke