​Công văn Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và các tỉnh Bắc Bộ về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sau bão số 10.

16/09/2017 In bài viết

Bão số 10 đã đổ bộ và ảnh hưởng đến các tỉnh khu vực miền Trung với sức gió rất mạnh, kèm theo mưa lớn trên diện rộng nên có nguy cơ rất lớn gây sạt lở, ngập lụt, ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại nhiều địa phương. Thực hiện Công điện số 999/CĐ-BYT ngày 15/9/2017 của Bộ Y tế về việc triển khai cấp công tác ứng phó với bão số 10 năm 2017, Cục Y tế dự phòng trân trọng đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nội dung công tác sau:
Bão số 10 đã đổ bộ và ảnh hưởng đến các tỉnh khu vực miền Trung với sức gió rất mạnh, kèm theo mưa lớn trên diện rộng nên có nguy cơ rất lớn gây sạt lở, ngập lụt, ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại nhiều địa phương. Thực hiện Công điện số 999/CĐ-BYT ngày 15/9/2017 của Bộ Y tế về việc triển khai cấp công tác ứng phó với bão số 10 năm 2017, Cục Y tế dự phòng trân trọng đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nội dung công tác sau:


1. Chủ động triển khai các phương án ứng phó về y tế và công tác phòng chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường trong và sau bão, lụt.

2. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng bị ngập lụt triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão lụt đã được đăng tải trên website của Cục Y tế dự phòng http://www.vncdc.gov.vn.

3. Triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau lũ và ngập lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh các dịch, bệnh truyền nhiễm. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

4. Tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau lũ và ngập lụt như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn ... Duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới. Tổ chức các đoàn đi kiểm tra, hướng dẫn người dân về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm khi cần thiết.

5. Chủ động cấp hóa chất, hướng dẫn người dân triển khai thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B, Aquatabs hoặc những hóa chất khử khuẩn khác tại các vùng có thể bị ngập lụt. Tăng cường giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung, đảm bảo nồng độ Clo dư luôn đạt 0,3-0,5 mg/lít tại vòi sử dụng, đảm bảo người dân có nước sạch an toàn để sử dụng.

6. Bố trí đầy đủ nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão và ngập lụt.

7. Thực hiện báo cáo tình hình dịch bệnh về Cục Y tế dự phòng (điện thoại: 024.38456255, fax: 024.37366241, email: baocaobtn@gmail.com) theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

 
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế


 

Admin

Tin tức liên quan

WHO: Prevention is the shared responsibility of the whole community

With the current complex dengue situation in many provinces and cities across the country, the website editorial board of the General Department of Preventive Medicine (GDPM) had a talk with a representative of the World Health Organization (WHO) in Viet Nam, Dr Masaya Kato.

Xem chi tiết Next

70% các bệnh truyền nhiễm mới nổi trên người ở Việt Nam có nguồn gốc từ động vật

Những năm gần đây, thế giới đang phải đương đầu với nguy cơ xuất hiện và lan truyền của các bệnh truyền nhiễm mới nổi (BNTMN ) hoặc tái bùng phát ở người, vật nuôi và động vật hoang dã. Những bệnh này xuất phát từ mối tương tác con người - động vật - hệ sinh thái và có khả năng gây hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người, sinh kế, sự phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác. Tổ chức Y tế thế giới đã có những minh chứng khoa học cho thấy có khoảng 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật.

Xem chi tiết Next

WHO: Phòng chống dịch là trách nhiệm chung của cả cộng đồng

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, Ban biên tập Website Cục Y tế dự phòng đã có cuộc trao đổi với đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, BS. Masaya Kato.

Xem chi tiết Next

Bộ Y tế trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho TS. Masaya Kato

Chiều ngày 18/9/2017, Bộ Y tế đã long trọng tổ chức lễ trao Kỷ niệm chương “Vì sức khoẻ nhân dân” cho TS. Masaya Kato, Điều phối trưởng nhóm bệnh lây nhiễm, Văn phòng WHO tại Việt Nam.

Xem chi tiết Next
Thong ke