Tin tức

Tin tức

​Bộ Y tế trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho TS. Masaya Kato

20/09/2017 In bài viết

Chiều ngày 18/9/2017, Bộ Y tế đã long trọng tổ chức lễ trao Kỷ niệm chương “Vì sức khoẻ nhân dân” cho TS. Masaya Kato, Điều phối trưởng nhóm bệnh lây nhiễm, Văn phòng WHO tại Việt Nam.

Chiều ngày 18/9/2017, Bộ Y tế đã long trọng tổ chức lễ trao Kỷ niệm chương “Vì sức khoẻ nhân dân” cho TS. Masaya Kato, Điều phối trưởng nhóm bệnh lây nhiễm, Văn phòng WHO tại Việt Nam.

Tới tham dự lễ trao có GS.TS. Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế; cùng Lãnh đạo và chuyên viên các Vụ/Cục/ Viện/ Bệnh viện của Bộ Y tế; tổ chức y tế thế giới WHO và  các tổ chức quốc tế, văn phòng điều phối viên tại Việt Nam. 

Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” của Bộ Y tế nhằm ghi nhận những đóng góp đặc biệt quan trọng của các những người nước ngoài có đóng góp quan trọng cho hệ thống y tế Việt Nam. Trong thời gian qua ngành y tế Việt Nam luôn nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ và ủng hộ của tổ chức y tế thế giới, chuyên gia đến từ các tổ chức và từ các nước trên thế giới để giúp ngành y tế trong các lĩnh vực dịch tễ học, y tế dự phòng....

Phát biểu tại lễ trao, thay mặt Bộ Y tế Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp quan trọng của TS. Masaya Kato với các nghiên cứu trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bệnh truyền nhiễm và an ninh y tế trong suốt 11 năm qua.

TS. Masaya bắt đầu nhận nhiệm vụ tại Việt Nam từ năm 2006 với các hoạt động hợp tác và hỗ trợ cho công tác phòng chống HIV/AIDS, sau đó là phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. Ông đã góp phần tích cực trong công tác giảm thiểu số mắc mới HIV/AIDS thông qua những nỗ lực chia sẻ kiến thức kinh nghiệm của WHO từ dự phòng đến điều trị và các phương pháp giảm mắc mới. Trong lĩnh vực phòng chống bệnh truyền nhiễm, TS. Masaya đã cùng đồng hành với ngành y tế Việt Nam, khắc phục nhiều dịch bệnh, vấn đề nóng, đặc biệt là các sự kiện liên quan đến vắc xin và tiêm phòng, giúp y tế Việt Nam đạt được những bước tiến vững vàng, trở thành một điểm sáng trong công cuộc phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Tại lễ trao Kỷ niệm chương, TS. Masaya chân thành gửi lời cám ơn đến Bộ Y tế Việt Nam đã cho ông cơ hội hợp tác và cống hết không mệt mỏi suốt chặn đường 11 năm qua. Ông cũng đánh giá cao những thành tựu mà ngành y tế Việt Nam đã đạt được sau 1 thập kỷ như: tỷ lệ bao phủ vắc xin cao hàng năm, đạt được cơ bản yêu cầu Điều lệ Y tế quốc tế. TS. Masaya cũng nhấn mạnh, điều quan trọng nhất để ngành y tế phát triển vững mạnh có thể gói trọn trong 3 từ: Chính sách – Khoa học – Cộng đồng. Theo đó, chính sách tối quan trọng vì hoạch định mục tiêu, chiến lược y tế của quốc gia. Khoa học giúp phát huy phương thức và hiệu quả việc hiện thực hóa các mục tiêu. Và cộng đồng cần có sự chung tay phối hợp với ngành y tế để phòng chống dịch và chăm sóc sức khỏe nhân dân có thể đi đến đích cuối cùng.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long mong rằng dù trong cương vị nào thì TS. Masaya cũng sẽ tiếp tục cống hiến hết mình và đạt được thành công, góp phần vì sức khỏe cộng đồng. TS. Masaya cũng gửi lời cảm ơn sự tin tưởng của Bộ Y tế và các đồng nghiệp trong suốt thời gian ông công tác tại Việt Nam và cho biết, thời gian tới, ông sẽ tiếp nhận nhiệm vụ của WHO tại Manila, Philippines.
 

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

 



 

Admin

Tin tức liên quan

70% các bệnh truyền nhiễm mới nổi trên người ở Việt Nam có nguồn gốc từ động vật

Những năm gần đây, thế giới đang phải đương đầu với nguy cơ xuất hiện và lan truyền của các bệnh truyền nhiễm mới nổi (BNTMN ) hoặc tái bùng phát ở người, vật nuôi và động vật hoang dã. Những bệnh này xuất phát từ mối tương tác con người - động vật - hệ sinh thái và có khả năng gây hậu quả khôn lường đối với sức khỏe con người, sinh kế, sự phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác. Tổ chức Y tế thế giới đã có những minh chứng khoa học cho thấy có khoảng 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật.

Xem chi tiết Next

Khuyến cáo chủ động phòng chống dịch mùa mưa lũ

Sau mưa lũ, rất nhiều nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát đe dọa sức khỏe cộng đồng. Những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ như: sốt xuất huyết, sốt rét, tay chân miệng, các bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ,…

Xem chi tiết Next

Công văn Bộ Y tế gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và các tỉnh Bắc Bộ về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sau bão số 10.

Bão số 10 đã đổ bộ và ảnh hưởng đến các tỉnh khu vực miền Trung với sức gió rất mạnh, kèm theo mưa lớn trên diện rộng nên có nguy cơ rất lớn gây sạt lở, ngập lụt, ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại nhiều địa phương. Thực hiện Công điện số 999/CĐ-BYT ngày 15/9/2017 của Bộ Y tế về việc triển khai cấp công tác ứng phó với bão số 10 năm 2017, Cục Y tế dự phòng trân trọng đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nội dung công tác sau:

Xem chi tiết Next
Thong ke