Tin tức

Tin tức

​Đề xuất định hướng mới về chính sách cho lĩnh vực y tế dự phòng

20/07/2016 In bài viết

Một trong những thành tựu được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao là kết quả thanh toán bệnh đậu mùa, bại liệt; Giảm mắc hàng trăm đến hàng nghìn lần các bệnh truyền nhiễm có vắc xin; Duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt >90%; Tự sản xuất được 10/12 vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Trong năm 2014, Việt Nam đã đạt được năng lực cơ bản thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, có đủ khả năng xét nghiệm xác định các bệnh dịch nguy hiểm mới nổi. Công tác truyền thông thông tin đạt nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ người dân tiếp cận nước sạch, lối sống vệ sinh hơn, chủ động phòng chống dịch bệnh, ý thức bảo vệ sức khỏe đã được nâng cao.

Sáng 27/6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Chính sách, pháp luật về y tế và dân số” của Ủy ban các vấn đề xã hội với mục tiêu tiếp nhận những thông tin thiết yếu để góp phần kiện toàn hơn nữa hệ thống chính sách, pháp luật về y tế và dân số hiện nay.

        

Ảnh: PGS.TS. Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế báo cáo tại Hội thảo.

Tham dự tại Hội thảo, PGS.TS. Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, chia sẻ mối quan tâm đặc biệt và những thành tựu quan trọng của lĩnh vực y tế dự phòng trong thời gian vừa qua. Tiêu biểu như trong những năm qua nhiều dịch bệnh nguy hiểm đã được khống chế thành công (SARS, H5N1), ngăn chặn không để dịch lớn xảy ra (sốt xuất huyết, tay chân miệng), hạn chế hình thành ổ dịch như tả, dịch hạch, sốt rét,…. Đặc biệt, các bệnh truyền nhiễm mới nổi đã được ngăn chặn, không để xâm nhập vào Việt Nam như Ebola, MERS-CoV, H7N9,… Cục Y tế dự phòng cũng đã có những nỗ lực lớn góp phần giảm số người mắc mới HIV/AIDS.

Một trong những thành tựu được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao là kết quả thanh toán bệnh đậu mùa, bại liệt; Giảm mắc hàng trăm đến hàng nghìn lần các bệnh truyền nhiễm có vắc xin; Duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt >90%; Tự sản xuất được 10/12 vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Trong năm 2014, Việt Nam đã đạt được năng lực cơ bản thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế, có đủ khả năng xét nghiệm xác định các bệnh dịch nguy hiểm mới nổi. Công tác truyền thông thông tin đạt nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ người dân tiếp cận nước sạch, lối sống vệ sinh hơn, chủ động phòng chống dịch bệnh, ý thức bảo vệ sức khỏe đã được nâng cao.

Bên cạnh những thành tựu tích cực trên, lĩnh vực y tế dự phòng còn đối mặt với những khó khăn nhất định, cần được tháo gỡ thông qua việc kiện toàn các chính sách và pháp luật trong thời gian tới. Cụ thể như kiện toàn, bổ sung thêm cho những quy định, điều luật chưa chú trọng tổng thể tới các hoạt động y tế dự phòng, chưa đề cập cụ thể tới việc ứng phó các yếu tố nguy cơ; đề xuất thêm cơ chế đầu tư, chi trả cho y tế dự phòng nhằm khắc phục việc khó khăn và thiếu thốn về nguồn lực trong lĩnh vực này nên chưa đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ được giao, đặc biệt tại các tuyến huyện. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh, bao gồm cả những dịch bệnh nguy hiểm mới nổi liên tục xuất hiện trên thế giới, ngày càng có nguy cơ lây lan rộng do thương mại hóa và xu thế kết nối toàn cầu.

          

Ảnh: Mô hình Y học dự phòng theo cách tiếp cận quản lý cung ứng dịch vụ.

Tại Hội thảo, Cục trưởng Trần Đắc Phu đề xuất định hướng xây dựng văn bản pháp luật về Y tế dự phòng (YTDP) với những quan điểm mới sau:

1.Xây dựng Luật Phòng bệnh theo quan điểm mới về YTDP trên cơ sở Luật Phòng chống Bệnh Truyền nhiễm bao gồm các nội dung: phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, phòng chống yếu tố nguy cơ và nâng cao sức khoẻ.

2.Phòng bệnh 3 cấp. Theo dõi người bệnh liên tục, quản lý được sức khỏe mỗi người dân. Thực hiện rõ trách nhiệm, cơ chế tăng cường phối hợp trong lĩnh vực điều trị và YTDP.

3.Đổi mới hệ thống tổ chức, thu gọn đầu mối YTDP, mở rộng khả năng cung ứng dịch vụ để phục vụ người dân: thành lập mô hình kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh, Trung tâm y tế huyện 2 chức năng, các Trung tâm xét nghiệm vùng. Đổi mới hệ thống sản xuất vắc xin. Có sự tham gia của Tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ. Mở rộng mạng lưới dịch vụ phục vụ người dân.

4.Chính sách đối với cán bộ YTDP: có chính sách đặc thù, đảm bảo thu nhập, lương phù hợp, trang phục, chính sách rủi ro…nhằm thu hút được cán bộ và ổn định đội ngũ...

5.Tăng đầu tư công cho YTDP. Mở rộng nguồn chi từ bảo hiểm y tế, quỹ nâng cao sức khỏe. Tìm kiếm nguồn lực xã hội hóa. Cải tiến cơ chế chi…

6.Tăng trách nhiệm của các cấp chính quyền và người dân trong phòng chống dịch, bệnh. Thực hiện xử phạt nghiêm với những hành vi cản trở hoặc gây ảnh hưởng tới hoạt động bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng chống dịch bệnh.

7.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý, triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Đề xuất mới của Cục trưởng Trần Đắc Phu đối với lĩnh vực Y tế dự phòng có những điểm sáng về ý tưởng, phù hợp với sự phát triển và xu thế quốc tế, đồng thời thể hiện rõ sự quan tâm sâu sắc về vấn đề con người trong chuyên ngành đặc thù này, nhằm tháo gỡ những ràng buộc nhất định còn tồn tại về mặt quy định pháp luật, tạo thuận lợi cho sự phát triển nguồn nhân lực trẻ trong tương lai. Đây được coi là một trong những đóng góp quan trọng để chúng ta cùng kỳ vọng vào những chính sách mới, hệ thống quy định pháp luật mới trong lĩnh vực dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu trong thời gian tới. 

 
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế


 

Admin

Tin tức liên quan

Công văn Bộ Y tế gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay, nước ta đang vào thời điểm mùa mưa kèm theo các diễn biến bất thường của thời tiết tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Mặc dù số ca mắc bệnh sốt xuất huyết đã giảm nhiều thời gian qua, song bệnh vẫn còn có diễn biến phức tạp ở một số tỉnh, thành phố, đặc biệt một số tỉnh khu vực Tây Nguyên như: Đắk Lawsk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.

Xem chi tiết Next

​Việt Nam – Thái Lan sẽ tăng cường hữu nghị hợp tác trong lĩnh vực y tế dự phòng

Chiều ngày 5/7, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế đã có cuộc gặp mặt thân mật với Cục Kiểm soát bệnh dịch – Bộ Y tế Thái Lan để bàn về những cơ hội hợp tác trong lĩnh vực y tế dự phòng của hai quốc gia.

Xem chi tiết Next

Dấu ấn của ngành y tế trong hội nhập quốc tế

Trong công tác phòng chống dịch, Việt Nam đã góp phần quan trọng vào lĩnh vực an ninh y tế toàn cầu. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới khống chế thành công dịch SARS năm 2003, cũng như là quốc gia đầu tiên của Khu vực Tây Thái Bình Dương thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2010. Năm 2013, Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận đạt các năng lực cốt lõi của Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR). Các dịch bệnh khác như cúm H5N1, H7N9, H1N1, H2N3, Ebola…

Xem chi tiết Next

Kết quả 8 Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra tình hình phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết tại các địa phương

Các Đoàn công tác gồm Lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ chuyên môn các Cục/Vụ/Viện/Bệnh viện thuộc Bộ Y tế đã có các buổi làm việc, thăm kiểm tra thực địa, họp với Đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện sản nhi, Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện huyện, Trạm Y tế xã, phường, chính quyền địa phương và các cơ quan đơn vị liên quan… để xem xét, đánh giá việc triển khai công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết và Zika của các địa phương. Đoàn công tác cũng đã cùng các địa phương thảo luận về các khó khăn, vướng mắc và định hướng các hoạt động cần triển khai trong thời gian tới.

Xem chi tiết Next
Thong ke